CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.4. Tình hình đầu tư chăn nuôi gà thịt theo hai hình thức CN và BCN của các hộ điều tra
2.6.1. Ảnh hưởng của quy mô chăn nuôi đến kết quả và hiệu quả nuôi gà thịt
Để phân tích ảnh hưởng của quy mô nuôi tới kết quả và hiệu quả của hoạt động nuôi gà thịt, chúng ta phân tích bảng số liệu 16. Trong bảng số liệu này tôi tiến hành phân thành 3 tổ cho mỗi hình thức nuôi. Do quy mô nuôi trong hai vụ đối với
Trường Đại học Kinh tế Huế
mỗi hộ không thay đổi nhiều đều nằm trong phạm vi của tổ nên số hộ trong mỗi tổ được tính cho cả hai vụ nuôi.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy giá trị sản xuất của các hộ nuôi giảm dần từ tổ I đến tổ III trong cả hai hình thức nuôi tức là giá trị sản xuất có xu hướng giảm theo quy mô, quy mô càng lớn giá trị sản xuất càng thấp và ngược lại.
Tuy nhiên lợi nhuận kinh tế ròng thì lại có khác biệt, nó không tuân theo quy luật tăng giảm về quy mô. Ở tổ I, quy mô nuôi thấp hơn hoặc bằng 500 con trong một vụ đối với một hộ, tuy số lượng nuôi ít nhưng đây là nhóm có giá trị sản xuất cao nhất. Với hộ nuôi CN thì NB là 1.478,38 nghìn đồng/100 con còn hộ nuôi BCN thì NB lên tới 2.544,36 nghìn đồng/100 con. Như vậy, mặc dù giá trị sản xuất cao nhất nhưng đây là nhóm có lợi nhuận kinh tế ròng thấp nhất.
Ở tổ II với quy mô nuôi từ 500 đến 1.000 con trong một vụ, các hộ nuôi CN có giá trị NB là 1.479,39 nghìn đồng/100 con cao nhất trong các tổ nuôi theo hình thức CN. Các hộ nuôi BCN thì có NB là 2.594,78 nghìn đồng/100 con, đứng thứ hai trong các tổ nuôi theo hình thức BCN.
Đối với tổ III, đây là các hộ có quy mô nuôi lớn nhất, tất cả đều trên 1.000 con trong một vụ. Với hộ nuôi CN thì đây là nhóm hộ nuôi có NB thấp nhất, chỉ là 1.237,48 nghìn đồng/100 con. Ngược lại, nhóm hộ nuôi BCN thì đây là nhóm hộ có NB cao nhất, NB lên tới 2.806,78 nghìn đồng/100 con.
Để đánh giá toàn diện hơn về sự ảnh hưởng của quy mô nuôi, chúng ta xem xét hai chỉ tiêu hiệu quả.
Với hình thức nuôi CN, cứ một đồng tổng chi phí bỏ ra thì nhóm nuôi với quy mô 500 đến 1.000 con trong một vụ thu được 1,23 đồng giá trị sản xuất và 0,23 đồng lợi nhuận kinh tế ròng, cao nhất trong các nhóm thuộc hình thức này. Tiếp theo là đến nhóm hộ nuôi với quy mô thấp hơn hoặc bằng 500 con trong một vụ, nếu họ bỏ ra 1 đồng tổng chi phí thì thu được 1,22 đồng giá trị sản xuất và 0,22 đồng lợi nhuận, đứng thứ hai trong các nhóm thuộc hình thức này. Với các hộ thuộc tổ III, tức nhóm có quy mô lớn nhất nhưng khi bỏ ra một đồng chi phí họ chỉ thu được 1,20 đồng giá trị sản xuất và 0,20 đồng lợi nhuận kinh tế ròng, thấp nhất trong các nhóm thuộc hình thức nuôi CN.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 16:Ảnh hưởng của quy mô nuôi đến kết quả và hiệu quả nuôi gà thịt (Tính bình quân cho 100 con)
ĐVT: 1000đ Hình
thức nuôi
Tổ Quy mô (con)
BQ Quy mô/hộ
Số
hộ GO NB GO/
(C+TC)
NB/
(C+TC)
CN
I <500 457,89 19 8.209,31 1.478,38 1,22 0,22
II 500-1.000 895,00 20 8.001,15 1.479,39 1,23 0,23
III >1.000 2.600,00 11 7.537,92 1.237,48 1,20 0,20
BCN
I <500 211,18 34 10.649,57 2.544,36 1,31 0,31
II 500-1.000 862,50 8 9.489,13 2.594,78 1,38 0,38
III >1.000 1.962,50 8 9.380,11 2.806,78 1,43 0,43 Nguồn: số liệu điều tra hộ nuôi gà thịt, năm 2012 Với các hộ nuôi theo hình thức BCN, ta thấy nhóm hộ nuôi với quy mô trên 1.000 con lại có các chỉ tiêu hiệu quả cao nhất. Khi các hộ này bỏ ra một đồng tổng chi phí thì họ thu được đến 1,43 đồng giá trị sản xuất và 0,43 đồng lợi nhuận kinh tế ròng, đứng thứ hai là nhóm hộ nuôi với quy mô từ trên 500 đến 1.000 con và cuối cùng là nhóm hộ nuôi quy mô nhỏ tức là thấp hơn hoặc bằng 500 con.
Như vậy, sau khi phân tích ta rút ra kết luận: đối với các hộ nuôi CN quy mô thích hợp các hộ nên lựa chọn là từ 500 đến 1.000 con trong một vụ, vì nuôi với quy mô này các hộ sẽ thu được mức lợi nhuận cao nhất. Các hộ không nên nuôi với quy mô quá lớn vì lợi nhuận mang lại không cao. Điều này cũng có thể giải thích qua thực tế, hiện nay thị trường sản phẩm gà CN đã bước vào thời kỳ khó tiêu thụ, do sự xuất hiện của gà nuôi theo hình thức BCN nên người mua với mức sống ngày càng cao thích lựa chọn sản phẩm gà BCN để sử dụng, thêm vào đó gà CN được nhập từ miền Nam với giá thấp gây ra một sự cạnh tranh không cân sức với người nuôi gà CN trên địa bàn. Do vậy, nếu nuôi với quy mô lớn thì việc bán sản phẩm gặp khó khăn, hộ nuôi thường bị thương lái ép giá, bán với giá rẻ mạt nên hiệu quả kinh tế mang lại thấp.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Nhưng với hộ nuôi BCN, quy mô họ nên lựa chọn là trên 1.000 con. Các hộ nên đầu tư mở rộng quy mô nuôi để tăng lợi nhuận. Thực tế hiện nay gà BCN, thả vườn đang được ưa chuộng, sản phẩm dể tiêu thụ, nhất là vào mùa lễ hội, nếu người nuôi không bán cho thương lái thì vẫn có thể bán cho hộ gia đình, cho các mối lái nấu ăn và bán ở chợ… Bên cạnh đó, người nuôi sẽ tận dụng được các sản phẩm phụ của nông nghiệp trong gia đình, tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả kinh tế cao.Tuy nhiên, tùy vào điều kiện của mỗi hộ mà các hộ lựa chọn cho mình mỗi quy mô nuôi phù hợp.