Đánh giá về tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đối với việc chăn nuôi gà thịt

Một phần của tài liệu So sánh hiệu quả kinh tế nuôi gà thịt theo hình thức nuôi công nghiệp và bán công nghiệp trên địa bàn thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 49 - 52)

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của thị xã Hương Thủy

2.1.3. Đánh giá về tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đối với việc chăn nuôi gà thịt

- Thuận lợi

Thị xã Hương Thủy là một địa phương thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm liền kề Thành phố Huế trung tâm kinh tế - chính trị, văn hoá của cả tỉnh, là một khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao. Là một thị xã nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Thừa Thiên Huế, tạo nhiều cơ hội phát triển cho toàn thị xã, góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Một trong những thuận lợi nữa của Hương Thủy đó là địa hình được chia làm vùng rõ rệt vùng gò đồi và vùng đồng bằng, cả hai địa hình này đều thuận lợi cho việc chăn nuôi gà thịt, tuy nhiên vùng gò đồi vẫn chiếm ưu thế hơn cho việc nuôi gà, vì vùng gò đồi dân cư sinh sống thưa thớt, môi trường và khí hậu trong lành và chiếm tới 76% diện tích của thị xã. Do vậy, đây là một điều kiện vô cùng thuận lợi để người nuôi phát triển chăn nuôi gà thịt với quy mô lớn, đặc biệt là với hình thức nuôi BCN. Đồng thời, khi nuôi gà ở vùng gò đồi người nuôi sẽ dể kiểm soát dịch bệnh cho đàn gà, gà sẽ không bị lây bệnh từ các hộ nuôi khác, môi trường trong sạch cũng là một điều kiện cho đàn gà nhanh lớn, thịt ngon hơn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Về mặt khí hậu, thời tiết thì khí hậu của Hương Thủy với một nền nhiệt tương đối cao quanh năm, nhiệt độ cao là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới kết quả nuôi gà, đặc biệt trong giai đoạn úm gà nếu với nhiệt độ cao sẽ giảm bớt chi phí điện sưởi ấm cho gà, giảm bớt tỉ lệ hao hụt gà con do thời tiết lạnh.

Trong những năm trở lại đây Hương Thủy đang phát triển một cách nhanh chóng về mặt kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Mặc dù nền kinh tế phát triển theo hướng tăng dịch vụ và công nghiệp -xây dựng nhưng nông nghiệp cũng đang từng bước phát triển. Tuy nông nghiệp có xu hướng giảm trong cơ cấu kinh tế của Hương Thủy nhưng lại có xu hướng phát triển những mô hình mới, có hiệu quả cao như các trang trại chăn nuôi tổng hợp. Đây là một tín hiệu tốt để phát triển chăn nuôi gà thịt ở quy mô lớn. Bên cạnh đó kinh tế phát triển đã làm cho nguồn vốn từ các ngân hàng hỗ trợ cho người dân ngày càng lớn, với mức lãi suất ưu đãi tạo điều kiện cho họ mở rộng quy mô sản xuất, góp phần ổn định cuộc sống. Dịch vụ phát triển cũng đã làm cho việc cung cấp đầu vào như thức ăn, giống gà trở nên dễ dàng hơn, các đại lý thức ăn ngày càng mọc lên nhiều hơn, có sự cạnh tranh về giá đầu vào do vậy giá một số đầu vào giảm tạo cơ hội cho người nuôi gà tối thiểu hóa chi phí để tăng lợi nhuận.

Một lợi thế của thị xã đó là về tiềm năng lao động.Về lao động, trên địa bàn toàn thị xã có 46.896 người tham gia vào quá trình lao động, trong đó lao động trong nông nghiệp là 18.430 người chiếm 39,3% tổng lao động, lao động phi nông nghiệp là 28.356 người chiếm 60,7%. Điều này cho thấy thị xã Hương Thủy vẫn là một địa phương khá thuần nông. Lao động nông nghiệp của thị xã vẫn tương đối lớn, do vậy, đây cũng là một điều kiện để phát triển chăn nuôi gà, nhất là thời điểm nông nhàn khi mùa vụ kết thúc thì người lao động có thể tranh thủ thời gian để nuôi gà. Ngoài ra, trong những năm trở lại đây, một đội ngũ lao động trẻ có tri thức, họ là những người đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung cấp… về lĩnh vực nông nghiệp, thú y, họ đang lập nghiệp tại địa phương và giúp đỡ bà con nông dân trong các khâu kỹ thuật chăn nuôi, phòng và chữa bệnh cho đàn gà.

Hương Thủy có mạng lưới giao thông thuận lợi, có tuyến giao thông quan trọng đi qua như Quốc lộ 1A, và đường tránh Huế; có sân bay Phú Bài, cùng với hệ thống đường sắt Bắc-Nam với một số nhà ga địa phương cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và buôn bán vận chuyển nói chung và việc buôn bán vận chuyển gà thịt nói

Trường Đại học Kinh tế Huế

riêng. Các huyện lộ với chất lượng khá tốt cùng với hệ thống đường liên xã, liên thôn cơ bản đã được bê tông hoá tạo thành mạng lưới giao thông của thị xã khá hoàn chỉnh, thuận lợi cho việc lưu thông giữa thị xã với các vùng lân cận.

- Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi thì điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của địa phương cũng đặt ra không ít khó khăn cho người chăn nuôi gà thịt. Có thể nói khó khăn đầu tiên của việc nuôi gà thịt là sự khắc nghiệt về khí hậu, theo ông Lê Nguyên Ngà, chủ trang trại quân đội tại Phú Bài thì Thừa Thiên Huế nói riêng và khu vực miền trung nói chung là nơi có thời tiết khắc nghiệt hơn so với các vùng lãnh thổ của nước ta, ông cho rằng việc chăn nuôi gà thịt ở vùng này là là đặc biệt khó khăn. Khí hậu của địa phương có 2 mùa rõ rệt, mùa khô nhiệt độ thường tăng cao, tuy là thuận lợi cho việc úm gà nhưng gà lại dễ bị mắc các bệnh truyền nhiễm và rất dễ lây lan, gà thường bị ngột, ngất xỉu do nóng. Còn về mùa mưa, tuy có thể nuôi gà với mật độ cao hơn, nhưng úm gà rất khó vì thời tiết lạnh, gà con kém chịu lạnh nên dễ chết. Vì thế, người nuôi cần phải tốn công chăm sóc, thường xuyên theo dõi nhiệt độ trong lồng úm để gà con không bị lạnh, ngoài ra vào mùa này lượng mưa tương đối lớn, nên gà nuôi theo hình thức BCN thường kém chống chịu trong giai đoạn thả vườn.

Về địa hình của vùng thì 76% là vùng gò đồi và đa số gà thịt được nuôi ở vùng này, mặc dù nuôi gà ở đây môi trường trong lành, gà nhanh lớn ít bệnh nhưng quá trình vận chuyển các đầu vào như giống, thức ăn... vào vùng chăn nuôi và các sản phẩm gà thịt ra thị trường là rất khó khăn do địa hình hiểm trở, đường xá một số nơi chưa hoàn thiện, chưa được bê tông hóa, nhất là về mùa mưa một số con đường qua lầy lội, làm cản trở quá trình đi lại, lưu thông sản phẩm.

Mức độ phát triển kinh tế của thị xã Hương Thủy hiện nay đang gây ra một trở ngại cho chăn nuôi gà, cùng với sự phát triển của dịch vụ và công nghiệp - xây dựng thì nông nghiệp đang có xu hướng giảm dần trong cơ cấu, người dân ngày càng muốn xa rời nông nghiệp, cố gắng tìm một việc làm thuộc lĩnh vực dịch vụ hay CN, bởi vì theo như người dân suy nghĩ thì làm nghề nông hay chăn nuôi rất vất vã, trong khi đó làm việc trong ngành CN, dịch vụ lại dễ kiếm tiền. Điều này đã dẫn đến tình trạng lao động phi nông nghiệp ngày càng tăng. Trong khi đó, lao động nông nghiệp giảm, hiện nay, lao động nông nghiệp của thị xã chỉ vào khoảng 39,30%, đa phần thanh niên

Trường Đại học Kinh tế Huế

trong độ tuổi lao động ở thị xã đều đang theo học hoặc đi làm công nhân cho các khu CN, các nhà máy ở trong địa bàn hoặc ở các vùng miền khác, rất ít thanh niên tiếp tục theo con đường làm nông, chỉ có một số thanh niên tâm huyết và có kiến thức mở các trang trại tổng hợp để phát triển theo quy mô lớn. Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa cũng đã làm cho đất nông nghiệp đang bị giảm dần diện tích, vì vậy, diện tích cho chăn nuôi cũng bị hạn chế. Ở các một số hộ chăn nuôi ở Thủy Dương và Thủy Phương do diện tích đất ít, lại xây dựng chuồng gà gần với nhà ở nên gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh, những hộ này cũng không có khả năng mở rộng quy mô chăn nuôi vì không có đất.

Một phần của tài liệu So sánh hiệu quả kinh tế nuôi gà thịt theo hình thức nuôi công nghiệp và bán công nghiệp trên địa bàn thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)