CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của thị xã Hương Thủy
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình
Thị xã Hương Thủy nằm ở phía nam tỉnh Thừa Thiên Huế, liền kề với thành phố Huế, trung tâm thị xã cách thành phố Huế 10km. Lãnh thổ thị xã trãi dài từ 16008 đến 16030 vĩ Bắc và từ 107030 đến 107045 kinh Đông.
- Phía Đông giáp huyện Phú Lộc
- Phía Tây giáp thành phố Huế và huyện Hương Trà - Phía Bắc giáp huyện Phú Vang
- Phía Nam giáp huyện Nam Đông và A Lưới
Vị trí đó đã tạo cho thị xã nhiều thuận lợi do nằm giữa hai trung tâm kinh tế, du lịch, văn hóa lớn của miền Trung là thành phố Huế và Đà Nẵng. Có thể đánh giá vị trí địa lý kinh tế của Hương Thủy như một yếu tố quan trọng tạo nên tiềm năng phát triển sản xuất nông nghiệp - nông thôn nói riêng và kinh tế thị xã nói chung.
Thị xã Hương Thủy có bề rộng dọc theo quốc lộ 1A từ thành phố Huế đến huyện Phú Lộc và trãi dọc theo hướng Bắc - Nam từ huyện A Lưới, Nam Đông xuống huyện Phú Vang. Địa hình thị xã Hương Thủy thấp dần từ tây sang đông. Có thể chia thị xã thành hai phần: gò đồi và đồng bằng.
- Vùng gò đồi:
Hầu hết phần đất phía tây quốc lộ 1A là vùng gò đồi, bao gồm 3 xã Dương Hòa, Phú Sơn, Thủy Bằng và một phần của xã Thủy Phù và các phường Thủy Dương, Thủy Phương, Thủy Châu. Diện tích vùng này chiếm đến 76% diện tích toàn thị xã. Phần thuộc xã Dương Hòa, đặc biệt là phía tây sông Tà Trạch, có nhiều núi cao (có nơi cao tới 800m). Từ phía đông sông Tà Trạch đến quốc lộ 1A là vùng đồi thấp, bán bình
Trường Đại học Kinh tế Huế
nguyên. Địa hình này thuận lợi cho việc trồng cây ăn quả, cây công nghiệp và có nhiều thắng cảnh đẹp, tạo thêm điều kiện phát triển du lịch nghỉ dưỡng.
- Vùng đồng bằng
Phần đồng bằng của thị xã là một dải đất hẹp từ phía Bắc quốc lộ 1A đến sông Như Ý, Đại Giang, được bồi tụ bởi phù sa sông Hương và các nhánh của nó. Bao gồm các xã Thủy Vân, Thủy Thanh, Thủy Tân, phường Thủy Lương, một phần của xã Thủy Phù và các phường Thủy Dương, Thủy Phương, Thủy Châu. Địa hình thấp dần về phía Bắc theo hướng chảy của các dòng sông. Độ cao trung bình 2-5m, do đó thường bị ngập lụt khi mùa mưa lũ. Nhiều nơi nước đọng thành hồ như Thủy Lương, Thủy Tân.
2.1.1.2. Khí hậu, thủy văn
Hương Thủy là nơi tiếp giáp giữa hai vùng khí hậu Nam và Bắc nên chịu ảnh hưởng của khí hậu hai miền, hàng năm được chia làm hai mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 + Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8 - Chế độ nhiệt
Nhiệt độ quanh năm ở mức cao, trung bình hàng năm từ 250C đến 270 C, nhiệt độ cao nhất (tháng 7) khoảng 29,60C có khi lên tới 400C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 trung bình 19,90C, có khi xuống 8,80C.
- Chế độ ẩm
Độ ẩm không khí BQ 85-90%, tháng cao nhất (tháng 12) là 90% và tháng thấp nhất là 72% (tháng 7).
Lượng bốc hơi BQ hàng năm khá lớn, khoảng 1.000-1.100mm/năm. Những tháng mùa đông lượng bốc hơi nhỏ, mùa hè bay hơi lớn hơn, chiếm 70-75% lượng bay hơi cả năm.
- Chế độ mưa
Mùa mưa kéo dài từ tháng 10 đến tháng 2 của năm kế tiếp, chiếm trên 60% lượng mưa cả năm, thường gây ra lũ lụt. Lượng mưa trung bình đạt 2.844 mm/ năm (thấp nhất là 1.820mm, cao nhất là 4.319 mm). Mưa thường kéo theo mưa lạnh và gió mùa Đông Bắc. Số ngày mưa trong năm khoảng 200 ngày.
- Chế độ gió
Trường Đại học Kinh tế Huế
Thường có hai hướng gió chính đó là gió mùa Đông Bắc xuất hiện vào mùa mưa, gây lạnh kéo dài, giá rét và gió mùa Tây Nam xuất hiện vào mùa khô kèm theo khí nóng. Ngoài ra, trong năm còn xuất hiện hướng gió phụ là gió Đông Nam mang theo hơi nước thổi từ biển vào.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 2.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế
Nền kinh tế của thị xã đã có bước tăng trưởng khá cao, trong đó khu vực dịch vụ tăng trưởng khá mạnh; công nghiệp - xây dựng luôn được duy trì ở tốc độ tăng trưởng cao; khu vực nông nghiệp cũng tăng hơn so với thời kỳ trước. Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn là 1.393 tỉ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 17,57%.
Cơ cấu kinh tế trên địa bàn chuyển dịch đúng hướng, nhất là dịch vụ từng bước đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế, tăng từ 10,70% năm 2005 lên 17,31% năm 2011; CN, TTCN và xây dựng năm 2011 đạt 75,82 % (năm 2005 đạt 77,68%); nông nghiệp giảm từ 11,62% năm 2005 xuống còn 6,87% năm 2011.
Sản xuất CN, TTCN và xây dựng được duy trì và có bước phát triển khá cao. Tốc độ tăng trưởng BQ hàng năm là 19%; đã hình thành được một số cụm tiểu thủ CN và làng nghề của thị xã như Cụm TTCN và làng nghề Thủy Phương. Đã thu hút được 50 dự án đăng ký với tổng số vốn gần 4.000 tỉ đồng.
Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng hơn, phong phú hơn. Tốc độ tăng trưởng BQ hàng năm của dịch vụ là 18,25%/năm (kế hoạch tăng hàng năm là 16-17%) góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nhất là dịch vụ thương mại, bưu chính, viễn thông, ngân hàng, vận tải…
Nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng toàn diện và bền vững. Giá trị tổng sản phẩm nông-lâm-ngư nghiệp là 104 tỉ đồng, tổng diện tích gieo trồng cả năm là 6.563,4 ha, trong đó: tổng diện tích lúa 6.468 ha, năng suất BQ là 61 tạ/ha/vụ, tỉ lệ sử dụng giống lúa xác nhận đạt trên 98%. Tổng sản lượng lương thực có hạt là 39.459 tấn, trong đó: sản lượng lúa đạt 39.364 tấn (tăng 3% so với cùng kỳ).
Chăn nuôi gia súc, gia cầm được quan tâm chỉ đạo, tuy nhiên do ảnh hưởng của đợt rét từ đầu năm, diện tích đồng cỏ ngày càng bị thu hẹp và người chăn nuôi đại gia súc có xu hướng chuyển sang các ngành nghề khác nên đã làm cho tổng đàn gia súc có giảm so với năm trước.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Lâm nghiệp: kinh tế trồng rừng được phát triển mạnh, hiệu quả kinh tế cao đã góp phần nâng cao đời sống nhân dân vùng gò đồi, diện tích rừng trồng đã khai thác là 500 ha, đạt giá trị khoảng 30 tỉ đồng. Đồng thời, đã trồng được 450 ha rừng tập trung (tăng 5 ha so với năm trước) và 140 nghìn cây phân tán. Công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng được chú trọng.
Tài chính ngân hàng có sự chuyển biến đáng kể và tiến bộ hơn trong quản lý thu, chi ngân sách, huy động và giải ngân nguồn vốn. Tổng thu ngân sách luôn đạt và vượt kế hoạch đề ra. Đã huy động tốt các nguồn thu tại chỗ, đặc biệt là nguồn thu từ quỹ đất.
Trong 5 năm, đã huy động được hơn 100 tỉ đồng từ nguồn thu tiền sử dụng đất để đầu tư xây dựng các công trình trên địa bàn.
Quản lý chi ngân sách ngày càng đi vào nề nếp, thực hiện tốt các quy định hiện hành của Luật Ngân sách Nhà nước và nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn ngân sách [8].
2.1.2.2. Đặc điểm dân số và lao động
Lao động đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu được trong mọi hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay chúng ta đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cộng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật thì đòi hỏi có đội ngũ lao động có chất lượng để ứng dụng vào trong quá trình sản xuất nhằm tăng năng suất, sản lượng. Vì vậy, việc nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, phát triển các ngành nghề trong khu vực nông thôn để tạo thêm việc làm cho người dân là điều rất cần thiết.
Qua bảng 3 ta thấy, năm 2011, toàn thị xã có 22.049 hộ với 97.014 người, trong đó nam giới chiếm 49,8% với 48.311 người, nữ giới chiếm 50.2% với 47.703 người. Mật độ dân số BQ 212 người/km2, tuy nhiên có sự phân bố không đều.
Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên của thị xã là 1,1% cho thấy tỉ lệ gia tăng dân số qua các năm đang có xu hướng giảm xuống nhưng hàng năm vẫn bổ sung 700 người, đó là chưa kể lượng người di cư từ nơi khác đến. Đây là một lợi thế của thị xã về tiềm năng lao động. Tuy nhiên, cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết như việc làm, nhà ở, tệ nạn xã hội, môi trường.
Về lao động, trên địa bàn toàn thị xã có 46.896 người tham gia vào quá trình lao động, trong đó lao động trong nông nghiệp là 18.430 người chiếm 39,3% tổng lao động, lao động phi nông nghiệp là 28.356 người chiếm 60,7%. Điều này cho thấy thị xã Hương Thủy vẫn là một địa phương khá thuần nông. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại
Trường Đại học Kinh tế Huế
đây thì cơ cấu lao động của thị xã đang có xu hướng chuyển dịch theo hướng giảm dần tỉ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp từ 58,46% năm 2005 xuống còn 39,3 % năm 2011, đồng thời tăng tỉ lệ lao động trong khu vực phi nông nghiệp. Đặc biệt là sự tăng mạnh của lao động CN và tiểu thủ CN. Đây là kết quả của quá trình đô thị hóa ngày càng cao, nhiều khu CN, tiểu thủ CN được hình thành như khu CN Phú Bài, nhà máy dệt Thủy Dương…đã thu hút được một lực lượng lao động lớn.
Bảng 3:Tình hình dân số,lao động trên địa bàn thị xã Hương Thủynăm 2011
Chỉtiêu Đơn vị Số lượng Cơ cấu (%)
1. Tổng số hộ Hộ 22.049 -
2. Tổng nhân khẩu Người 97.014 100,00
- Nam Người 48.311 49,80
- Nữ Người 48.703 50,20
3. Tổng lao động Người 46.896 100,00
- Nông nghiệp Người 18.430 39,30
- Phi nông nghiêp Người 28.356 60,70
4. Các chỉ tiêu BQ
- BQ nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 4,4 -
- BQ lao động/hộ LĐ/hộ 2,12 -
5. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên % 1,126 -
6. Mật độ dân số BQ Người/km2 212 -
Nguồn: phòng thống kê, UBND thị xã Hương Thủy Tình hình nhân khẩu BQ của hộ và lao động BQ của hộ cũng là vấn đề đáng quan tâm. Nhân khẩu BQ hộ năm 2011 là 4,4 người, trong khi đó BQ lao động của chỉ 2,12 lao động. Đây cũng là một khó khăn bởi trung bình một người lao động phải nuôi thêm hai người phụ thuộc. Qua đây cho thấy tuy công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trong những năm qua đạt được những thành quả nhất định nhưng một số cặp vợ chồng do trình độ, nhận thức còn hạn chế, còn bị ảnh hưởng bởi phong tục tập quán nên tỉ lệ sinh
Trường Đại học Kinh tế Huế
con thứ 3, thứ 4 vẫn còn cao. Do vậy, trong thời gian tới, các cấp các ngành cần phải quan tâm hơn về vấn đề này.
Nhìn chung cơ cấu lao động đang chuyển dịch phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay. Tuy nhiên lực lượng lao động của thị xã Hương Thủy dồi dào mà chưa được sử dụng một cách triệt để, đòi hỏi phải có những mục tiêu, những định hướng, giải pháp cụ thể nhằm giải quyết việc làm cho người lao động. Phát triển chăn nuôi gà thịt quy mô hộ gia đình cũng là một trong những biện pháp tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho một bộ phận lao động ở thị xã Hương Thủy.
2.1.2.3. Tình hình sử dụng đất đai
Trong sản xuất nông nghiệp có thể nói đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, chủ yếu và không thể thay thế được. Song việc sử dụng đất đai như thế nào để khai thác có hiệu quả tài nguyên đất lại là vấn đề đang đặt ra hiện nay cho toàn xã hội.
Qua bảng 6 cho thấy, đến năm 2011 diện tích tự nhiên toàn thị xã là 45.602,07 ha.
Trong đó cơ cấu từng loại đất như sau: Đất nông nghiệp là 35.771,47 ha chiếm 78,44%, đất phi nông nghiệp là 9.304,04 ha chiếm 20,40%, đất chưa sử dụng là 526,56 ha chiếm 1,15 % tổng diện tích tự nhiên của toàn thị xã.
Bảng 4: Tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn thị xã Hương Thủy
TT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích tự nhiên 45.602,07 100.00
1 Đất nông nghiệp 35.771,47 78,44
2 Đất phi nông nghiệp 9.304,04 20,41
3 Đất chưa sử dụng 526,56 1,15
Nguồn: phòng tài nguyên môi trường, UBND thị xã Hương Thủy Đất phi nông nghiệp của toàn thị xã là 9.304,04 ha, chiếm 20,40% so với tổng diện tích tự nhiên. Điều này cho thấy quá trình định canh, định cư và xây dựng cơ sở hạ tầng đang phát triển mạnh. Đặc biệt là hệ thống giao thông tại các xã, phường được bê tông hóa tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân.
Số liệu cho thấy, diện tích chưa sử dụng trên toàn thị xã rất ít chỉ 526,56 ha chiếm 1,15% tổng diện tích tự nhiên. Qua đây ta thấy rằng tiềm năng đất đai đã được khai thác, sử dụng có hiệu quả để phục vụ cho sự phát triển của thị xã.
Trường Đại học Kinh tế Huế
2.1.2.4. Đặc điểm cơ sở hạ tầng
Kết cấu cơ sở hạ tầng là những yếu tố quan trọng tạo nên chỉnh thể thống nhất của nông thôn thị xã Hương Thủy. Phát triển cơ sở hạ tầng là điều kiện vật chất quan trọng phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế và phúc lợi của cư dân nông thôn. Trên địa bàn thị xã có nhiều tuyến giao thông quan trọng chạy qua. Dọc theo thị xã có quốc lộ 1A và đường tránh Huế chạy theo hướng Bắc Nam và nối hai thành phố lớn Huế-Đà Nẵng. Theo hướng Đông Tây thị xã có nhiều tuyến đường nối quốc lộ 1A với các xã, phường và các huyện bạn như tỉnh lộ 7, 13, 15 … Có nhiều huyện lộ, đường liên xã, liên thôn đảm bảo đi lại thuận lợi. Chất lượng các tuyến đường chạy qua thị xã khá tốt.
Một số tuyến đường giao thông liên xã, liên thôn đã được bê tông hóa bằng nhiều nguồn vốn, trong đó có vốn kiên cố hóa giao thông nông thôn là chính, tuy nhiên vẫn còn nhiều tuyến đường liên xã, phường, liên thôn chưa được bê tông hóa, gây khó khăn cho đi lại nhất là về mùa mưa.