Năng lực của các hộ nuôi gà thịt

Một phần của tài liệu So sánh hiệu quả kinh tế nuôi gà thịt theo hình thức nuôi công nghiệp và bán công nghiệp trên địa bàn thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 55 - 59)

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.3. Đặc điểm cơ bản của các hộ điều tra

2.3.1. Năng lực của các hộ nuôi gà thịt

Con người là một nguồn lực quan trọng nhất trong mọi hoạt động kinh tế, mục đích lao động của con người cuối cùng là phục vụ cho nhu cầu của chính bản thân họ và hướng đến cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì vậy, lao động là nguồn lực quan trọng của các hộ, sẽ là nhân tố làm ra của cải vật chất trong quá trình sản xuất kinh doanh của hộ gia đình. Hoạt động nuôi gà thịt ở thị xã đều do các hộ gia đình đảm nhận. Quyết định của người chăn nuôi trong gia đình ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động sản xuất của từng hộ. Chúng ta xem xét năng lực của người chăn nuôi trên các khía cạnh về tuổi, trình độ học vấn và số năm kinh nghiệm. Trong đó tập trung xem xét số năm kinh nghiệm chăn nuôi gà, bởi vì trong chăn nuôi thì kinh nghiệm là một nhân tố không thể thiếu và quan trọng hơn cả.

Qua điều tra 50 hộ nuôi cho thấy người chăn nuôi gà CN có tuổi đời trung bình khoảng 48,32 tuổi và trình độ học vấn tương đối thấp, trung bình là 7,08. Trong khi đó người nuôi gà BCN thì có tuổi đời trung bình là 45,6 tuổi và trình độ học vấn là 8,8.

Như vậy cả hai nhóm người chăn nuôi này đều có tuổi đời tương đối cao và trình độ học vấn thấp. Điều này đã gây ảnh huởng đến khả năng tiếp cận thông tin kỹ thuật trong chăn nuôi. Tuy nhiên nhóm người chăn nuôi theo hướng BCN có tuổi đời trẻ hơn và trình độ học vấn cao hơn, bởi vì chăn nuôi theo hình thức BCN là một hình thức

Trường Đại học Kinh tế Huế

chăn nuôi khá mới mẽ đòi hỏi phải học hỏi và tham khảo nhiều, thường xuyên tiếp cận thông tin khoa học và thị trường. Đối với người chăn nuôi gà CN thì số năm kinh nghiệm của họ khá cao, trung bình là 8 năm trong khi số năm kinh nghiệm của người nuôi gà BCN trung bình chỉ 6 năm. Nghề nuôi gà CN được bắt đầu ở thị xã Hương Thủy cách đây đã lâu, do vậy người nuôi gà CN đã có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi và tuổi đời người nuôi gà CN hiện nay cũng đã cao. Tuy vậy, nuôi gà CN hiện nay đối với họ không mấy khó khăn vì họ đã có kinh nghiệm dày dặn và kỹ thuật nuôi gà CN cũng tương đối dễ hơn so với nuôi gà BCN.

Số lao động gia đình trung bình là 2,4 lao động đối với hộ nuôi CN và 3,4 lao động đối với hộ nuôi BCN. Mặc dù vậy nhưng hầu hết lao động ở thị xã Hương Thủy đều tham gia vào lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, do vậy số lao động tham gia vào việc chăn nuôi gà của mỗi hộ chỉ khoảng 1 người.

Tuy lao động tham gia chăn nuôi gà của hộ ít nhưng 100% người nuôi gà CN và BCN đều được tiếp cận kỹ thuật thông qua các buổi tập huấn kỹ thuật do cán bộ khuyến nông, thú y của huyện và của các hãng thức ăn, hãng thuốc thú y tổ chức đã thu hút sự tham gia đông đảo các hộ nuôi. Ngoài ra các người nuôi còn tự tìm hiểu kỹ thuật nuôi qua bà con, bạn bè, hàng xóm, qua sách báo và các phương tiện thông tin khác…

Bảng 7: Một số đặc điểm của hộ nuôi gà thịt Đặc điểm của hộ Đơn vịtính

Trung bình

CN BCN

- Tổng số hộ điều tra Hộ 25 25

- Tuổi của người nuôi Tuổi 48,32 45,60

- Trình độ học vấn Lớp 7,08 8,8

- Số năm kinh nghiệm Năm 8 6

- Số lao động gia đình Người/hộ 2,4 3,4

- Tỷ lệ tập huấn kỹ thuật % 100 100

- Tỷ lệ nông hộ vay vốn % 72 80

Nguồn: Số liệu điều tra hộ nuôi gà thịt, năm 2012

Ða số các hộ chăn nuôi gà thịt đều theo qui mô vừa và nhỏ nên nguồn vốn phải đầu tư ban đầu không quá lớn, các hộ gia đình đều sử dụng một phần nguồn vốn sẵn

Trường Đại học Kinh tế Huế

có. Hiện nay, các tổ chức tín dụng, quỹ tiết kiệm của phụ nữ đang mở rộng cho vay để chăn nuôi, số tiền vay không lớn nhưng số hộ vay vốn là khá nhiều, đối với hộ nuôi CN là 72%, đối với hộ nuôi BCN là 80%.

Dựa vào kết quả điều tra ở bảng 8 cho thấy: trong một năm, hộ nuôi gà thịt theo hình thức CN có thể nuôi cao nhất là 10 vụ, ít nhất là 4 vụ và trung bình là 7 vụ. Các vụ nuôi trong năm của hai nhóm hộ có sự khác biệt giữa hai mùa, mùa khô và mùa mưa. Điều này là do khí hậu của địa phương có sự thay đổi. Mùa khô thường kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8, thời điểm này thường ít mưa và thời tiết ấm áp. Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12, thời điểm này thời tiết thường mưa nhiều và lạnh. Hai loại hình thời tiết này ảnh hưởng rất nhiều tới kết quả nuôi gà, do vậy các hộ thường có mức đầu tư cũng như kết quả và hiệu quả nuôi gà thịt khác nhau trong các vụ nuôi của hai mùa. Để so sánh được điều này tôi đã tiến hành điều tra tình hình chăn nuôi gà của hai nhóm hộ trong hai vụ. Vụ 1 đại diện cho mùa khô và vụ 2 đại diện cho mùa mưa.

Thời gian nuôi gà CN BQ mỗi vụ là 68,8 ngày vào vụ 1 và 73,8 ngày vào vụ 2.

Sở dĩ có sự khác nhau này là do vụ 2 thời tiết lạnh nên gà CN thường chậm lớn hơn và dễ bị bệnh hơn so với vụ 1 dẫn đến thời gian nuôi kéo dài, các hộ nuôi cũng phải bỏ ra nhiều chi phí hơn, nên hiệu quả mang lại phụ thuộc nhiều vào giá cả thị trường.

Đối với hình thức nuôi BCN thì mỗi hộ có thể nuôi cao nhất là 3 vụ và ít nhất là 1 vụ, trung bình là 2,5 vụ. Bởi vì nuôi gà thịt theo hình thức này rất chậm lớn do quá trình vận động, đi lại của gà để làm chắc thịt sẽ làm tiếu tốn nhiều năng lượng. Điều đó cũng chính là lý do làm cho thời gian nuôi gà BCN thường dài, trung bình là 124 ngày vào vụ 1 và 132 ngày vào vụ 2. Theo ý kiến của nhiều hộ nuôi có kinh nghiệm, thời điểm thích hợp để xuất chuồng là khoảng 120 ngày tuổi.

Trong vụ 1, hộ nuôi gà CN nuôi BQ 976 con, hộ nuôi nhiều nhất là 5.000 con và ít nhất là 300 con. Còn với vụ 2 các hộ nuôi với số lượng nhiều hơn, trung bình là 1.232 con. Có hai lý do chính cho hiện tượng này. Thứ nhất, vào vụ 1 không thể nuôi với mật độ cao vì thời tiết nóng sẽ gây ngột cho gà, gà dễ mắc bệnh, dễ ngất xỉu hàng loạt. Thứ hai, vào vụ 2 người nuôi muốn nuôi nhiều hơn để giảm khấu hao chuồng trại và có thể nuôi ở mật độ cao, gà nuôi ở mật độ cao cũng được bảo vệ khỏi thời tiết lạnh, đồng thời mùa lạnh cũng là thời điểm gần dịp lễ, tết do vậy người nuôi sẽ bán được giá hơn, cũng như bán được với số lượng lớn hơn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 8: Một số chỉ tiêu về tình hình nuôi gà thịt của hộ điều tra

Chỉ tiêu Vụ

nuôi

Đơn vị tính

CN BCN

Nhỏ nhất

Lớn nhất

Trung bình

Nhỏ nhất

Lớn nhất

Trung bình

- Số vụ nuôi trong năm Vụ/năm 4 10 7 1 3 2,5

- Thời gian nuôi BQ Vụ 1

Ngày/vụ 65 70 68,8 105 125 124

Vụ 2 70 75 73,8 120 135 132

- Số lượng nuôi trung bình mỗi vụ

Vụ 1

Con/vụ

300 5.000 976 100 3.000 557,6

Vụ 2 500 5.000 1.232 40 3.000 625,6

- Tỷ lệ hao hụt khi nuôi Vụ 1

%/vụ

5 10 5,48 10 15 11,04

Vụ 2 2 12 9,88 10 15 11,24

- Trọng lượng BQ Vụ 1

Kg/con

1,4 1,6 1,52 1,1 1,4 1,32

Vụ 2 1,4 1,5 1,47 1,0 1,3 1,19

Nguồn: số liệu điều tra hộ nuôi gà thịt, năm 2012 Với hộ nuôi gà BCN, do hình thức nuôi này khá mới nên người nuôi thường nuôi với số lượng ít hơn, trung bình là 557,6 con vào vụ 1 và 625,6 con vào vụ 2. Từ đó cho thấy, phần lớn hộ chăn nuôi theo hình thức này chỉ dừng ở quy mô vừa và nhỏ, chỉ có một vài hộ nuôi với số lượng lớn trong các trang trại tổng hợp của gia đình. Cũng như những lý do trên hộ nuôi BCN cũng nuôi với số lượng lớn hơn vào mùa mưa.

Tỷ lệ hao hụt trong những lứa nuôi gần đây của các hộ nuôi theo hình thức BCN cũng khá cao, trung bình là 11,04% đối với vụ 1 và 11,24% đối với vụ 2. Tỷ lệ hao hụt giao động từ 10-15%, không có sự khác biệt quá lớn về tỷ lệ hao hụt giữa các hộ nuôi và giữa hai vụ nuôi, bởi vì gà nuôi theo hình thức BCN ít mắc các bệnh do thời tiết, tỷ lệ hao hụt chủ yếu là do bị các loại vật khác ăn, chỉ một số ít là do bị bệnh và chết trong thời gian úm. Năm 2011, vùng nuôi gà BCN ở Hương Thủy hầu như không mắc các dịch bệnh lớn. Đối với gà CN thì tỷ lệ hao hụt thấp hơn, trung bình là 5,88 % vào vụ 1 và 9,88% vào vụ 2, nuôi gà CN tỷ lệ hao hụt thấp hơn do được nhốt chuồng và không bị các loại vật khác tấn công. Tuy nhiên, lại có sự chênh lệch lớn về tỷ lệ hao hụt giữa hai vụ, nguyên nhân là sức đề kháng của gà CN kém hơn và thường bị chết do thời tiết lạnh, nhất là giai đoạn úm nếu không chú theo dõi nhiệt độ trong chuồng để nhiệt độ xuống thấp thì gà con sẽ bị chết lạnh. Theo người nuôi gà thịt trên địa bàn, tỷ lệ hao hụt phụ thuộc vào kinh nghiệm nuôi, kỹ thuật chăm sóc và tình hình thời tiết.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trọng luợng trung bình của gà CN khi xuất chuồng là 1,52 kg/con vào vụ 1 và 1,47kg/con vào vụ 2. Trong đó, thấp nhất là 1,4 kg/con và cao nhất là 1,6 kg/con. Gà BCN tuy nuôi với thời gian dài hơn nhưng vào vụ 1 trọng lượng trung bình là 1,32 kg/con còn vụ 2 chỉ là 1,19 kg/con. Lý do là vào vụ 2, thời tiết lạnh nên gà thường chậm lớn so với vụ 1.

Một phần của tài liệu So sánh hiệu quả kinh tế nuôi gà thịt theo hình thức nuôi công nghiệp và bán công nghiệp trên địa bàn thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)