CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.4. Tình hình đầu tư chăn nuôi gà thịt theo hai hình thức CN và BCN của các hộ điều tra
2.5.1. So sánh kết quả nuôi gà thịt theo hai hình thức nuôi CN và BCN của các hộ điều tra trên địa bàn thị xã Hương Thủy
Tình hình chăn nuôi gà thịt thương phẩm ở thị xã Hương Thủy trong những năm trở lại đây được đánh giá khả quan hơn so với những năm trước. Sở dĩ có kết quả này là do dịch bệnh đã được kiểm soát, đặc biệt là dịch cúm gia cầm. Bên cạnh đó trên địa bàn hình thức nuôi BCN xuất hiện làm cho sản phẩm gà thịt được ưa chuộng và bán với giá cao hơn. Kết quả và hiệu quả nuôi gà thịt cũng có sự khác nhau giữa hai hình thức nuôi. Cụ thể kết quả nuôi gà thịt tính trên 100 con gà trong vụ 1 và vụ 2 được thể hiện trong bảng 14.
Trong khi tổng chi phí mà hộ nuôi BCN bỏ ra cao hơn hộ nuôi CN là 604,91 nghìn đồng/100 con vào vụ 1 và 567,30 nghìn đồng/100 con vào vụ 2 song sản lượng gà thịt của hộ nuôi BCN lại thấp hơn hộ nuôi CN. Vụ 1 sản lượng của nhóm nuôi CN là 142,07kg/100 con, còn hộ nuôi BCN chỉ là 118,38 kg/100 con. Sản lượng gà của nhóm hộ nuôi CN bằng 120,1% sản lượng gà của nhóm hộ nuôi BCN.
Tương tự trong vụ 2, sản lượng gà của nhóm hộ nuôi CN là 134,95 kg/100 con, cao hơn nhóm hộ nuôi BCN là 32,15 kg/100 con. Lý do cho hiện tượng trên là do gà nuôi CN chỉ ăn thức ăn CN, lại ít vận động nên gà nên có trọng lượng khi xuất bán cao hơn gà nuôi BCN, gà CN khi xuất bán có trọng lượng từ 1,4-1,6 kg/con, trong khi gà BCN thì chỉ có trọng lượng từ 1-1,4 kg/con.
Ngược lại, về giá trị sản xuất thì nhóm hộ nuôi CN thấp hơn nhóm hộ nuôi BCN. Với vụ 1, GO của nhóm hộ nuôi CN bằng 81,78% so với nhóm hộ nuôi BCN và vụ 2 chỉ bằng 78,88%. Sở dĩ như vậy là do giá bán gà thịt của hộ nuôi BCN cao hơn rất nhiều so với hộ nuôi CN. Giá gà CN chỉ khoảng 50-55 nghìn đồng/kg.
Trong khi giá gà nuôi BCN thì từ 80-100 nghìn đồng/kg, thời điểm tết có thể lên tới 120 nghìn đồng/kg.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Nói đến thu nhập hỗn hợp (MI): MI của nhóm hộ nuôi BCN trong hai vụ đều cao gần 2 lần so với hộ nuôi CN. Vụ 1, hộ nuôi CN có MI bằng 52,94% hộ nuôi BCN, vụ 2 thì chỉ bằng 50,07%. Mặc dù chi phí trực tiếp (C) của hộ nuôi CN cao hơn hộ nuôi BCN là 220,60 nghìn đồng/100 con vào vụ 1 và 334,27 nghìn đồng/100 con vào vụ 2, nhưng GO của hộ nuôi BCN lại cao hơn hộ nuôi CN tới 1.703,47 nghìn đồng/ 100 con vào vụ 1 và lên tới 2.118,98 vào vụ 2. Chính vì vậy mà MI của nhóm hộ nuôi BCN cao hơn nhóm hộ nuôi CN.
Về lợi nhuận kinh tế ròng (NB): NB của hộ nuôi BCN vẫn cao hơn hộ nuôi CN nhưng khoảng cách về NB giữa 2 hộ có giảm xuống vì chi phí tự có của nhóm hộ nuôi BCN cao hơn nhóm hộ nuôi CN. Đa số các hộ nuôi BCN đều sử dụng các loại thức ăn tự có như lúa, tấm gạo…Tuy nhiên lượng thức ăn tự có này cũng hạn chế và đều là thức ăn rẽ tiền nên chi phí tự có của hộ nuôi BCN không cao hơn hộ nuôi CN là bao nhiêu, vụ 1 thì chi phí tự cao hơn một khoản là 384,31 nghìn đồng/100 con và vụ 2 là 233,03 nghìn đồng/100 con. Do vậy, NB của nhóm hộ nuôi CN bằng 54,33%
NB nhóm hộ nuôi BCN vào vụ 1 và chỉ bằng 47,38% NB của nhóm hộ nuôi BCN vào vụ 2.
Qua bảng số liệu về kết quả chăn nuôi gà trên, chúng ta còn thấy một điều rằng kết quả nuôi gà vào vụ 2 cao hơn vụ 1. Mặc dù sản lượng gà thịt của các hộ điều tra vào vụ 2 thấp hơn vụ 1. Vào vụ 2, thì sản lượng BQ chung của các hộ nuôi là 124,03kg/100 con, trong khi vụ 1 giá trị này là 133,46 kg/100 con. Tuy nhiên, do vụ 1 là thời điểm gần tết, giá gà thịt cao nên giá trị sản xuất của các hộ nuôi gà thịt vào vụ 2 cao hơn vụ 1. Tương tự, vụ 2 các giá trị MI và NB của các hộ nuôi gà thịt đều cao hơn vụ 1.
Như vậy, qua phân tích ta thấy kết quả nuôi gà thịt của nhóm hộ nuôi BCN cao hơn nhóm hộ nuôi CN và kết quả nuôi gà thịt của các hộ vào vụ 2 cao hơn vụ 1.
Nhưng để đánh giá chính xác hơn về tính kinh tế của hai hình thức nuôi này, chúng ta cần đánh giá hiệu quả kinh tế của hai hình thức nuôi của hai nhóm hộ nuôi gà thịt trên địa bàn thị xã Hương Thủy.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng14: Kết quả nuôi gà thịt của các hộ được điều tra
Chỉ tiêu ĐVT CN BCN BQC CN/BCN
+/ - %
Vụ 1
Sản lượng Kg/100con 142,07 118,38 133,46 23,69 120,01
GO 1000đ/100con 7.644,31 9.347,78 8.263,68 -1.703,47 81,78
C 1000đ/100con 5.975,93 6.196,53 6.056,14 -220,60 96,44
MI=GO-C 1000đ/100con 1.668,38 3.151,25 2.207,54 -1.482,87 52,94
TC 1000đ/100con 361,48 745,79 501,21 -384,31 48,47
NB=MI-TC 1000đ/100con 1.306,90 2.405,46 1.706,33 -1.098,56 54,33
Vụ 2
Sản lượng Kg/100con 134,95 102,80 124,03 32,15 131,27
GO 1000đ/100con 7.912,50 10.031,48 8.632,15 -2.118,98 78,88
C 1000đ/100con 6.122,81 6.457,08 6.236,34 -334,27 94,82
MI=GO-C 1000đ/100con 1.789,69 3.574,40 2.395,81 -1.784,71 50,07
TC 1000đ/100con 392,73 625,76 471,87 -233,03 62,76
NB=MI-TC 1000đ/100con 1.396,96 2.948,64 1.923,94 -1.551,68 47,38
Nguồn: số liệu điều tra hộ nuôi gà thịt, năm 2012
Trường Đại học Kinh tế Huế
2.5.2. So sánh hiệu quả nuôi gà thịt theo hai hình thức CN và BCN của các hộ điều tra trên địa bàn thị xã Hương Thủy
Qua bảng số liệu 15 ta thấy tất cả các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế của hộ nuôi CN đều thấp hơn hộ nuôi BCN trong cả hai vụ nuôi.
Đối với vụ 1:
Cứ một đồng chi phí sản xuất bỏ ra thì hộ nuôi BCN thu được 1,51 đồng giá trị sản xuất, và 0,51 đồng thu nhập hỗn hợp, trong khi hộ nuôi CN chỉ thu được là 1,28 đồng giá trị sản xuất và 0,28 đồng thu nhập hỗn hợp. Như vậy khi hộ nuôi BCN bỏ ra một đồng chi phí sản xuất thì thu được cao hơn hộ nuôi CN là 0,23 đồng giá trị sản xuất cũng như thu nhập hỗn hợp.
Tương tự như vậy, cứ một đồng tổng chi phí, tức là bao gồm cả chi phí sản xuất và chi phí tự có của hộ bỏ ra thì hộ nuôi CN thu được 1,21 đồng giá trị sản xuất và 0,21 đồng lợi nhuận kinh tế ròng, trong khi đó hộ nuôi BCN thu được 1,35 đồng giá trị sản xuất và 0,35 đồng lợi nhuận kinh tế ròng. Khi hộ nuôi BCN bỏ ra một đồng tổng chi phí thì thu được cao hơn hộ nuôi CN là 0,14 đồng giá trị sản xuất cũng như lợi nhuận kinh tế ròng. Khoảng cách về giá trị sản xuất và lợi nhuận kinh tế ròng giữa hai nhóm hộ khi có chi phí tự có thu hẹp lại so với khoảng cách về giá trị sản xuất và thu nhập hỗn hợp khi chưa có chi phí tự có. Do chi phí tự có, mà đa phần là thức ăn tự có của hộ nuôi BCN bỏ ra nhiều hơn hộ nuôi CN.
Về chỉ tiêu NB/LĐ, nếu tính giá trị lợi nhuận kinh tế ròng theo công lao động thì BQ chung một công lao động đạt được là 139,05 nghìn đồng lợi nhuận kinh tế ròng vào vụ 1. Mặc dù thời gian nuôi gà BCN dài nhưng số công chăm sóc lại ít và lợi nhuận kinh tế ròng cao nên chỉ tiêu này của nhóm hộ BCN cao hơn nhóm hộ nuôi CN. Trong khi các hộ nuôi CN giá trị lợi nhuận kinh tế ròng là 112,34 nghìn đồng/ngày thì các hộ nuôi BCN đạt 185,40 nghìn đồng/ngày.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 15: Hiệu quả nuôi gà thịt của các hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT CN BCN BQC
CN/BCN
+/ - %
Vụ 1
GO/C Lần 1,28 1,51 1,36 -0,23 84,80
GO/(C+TC) Lần 1,21 1,35 1,26 -0,14 89,58
MI/C Lần 0,28 0,51 0,36 -0,23 54,90
NB/(C+TC) Lần 0,21 0,35 0,26 -0,14 59,52
NB/LĐ 1000đ/ngày 112,34 185,40 139,05 -73,06 60,59
Vụ 2
GO/C Lần 1,29 1,55 1,38 -0,26 83,18
GO/(C+TC) Lần 1,21 1,42 1,29 -0,20 85,74
MI/C Lần 0,29 0,55 0,38 -0,26 52,80
NB/(C+TC) Lần 0,21 0,42 0,29 -0,20 51,50
NB/LĐ 1000đ/ngày 170,09 198,77 177,18 -28,68 85,57
Nguồn: số liệu điều tra hộ nuôi gà thịt, năm 2012 Đối với vụ 2:
Cứ một đồng chi phí sản xuất bỏ ra thì hộ nuôi BCN thu được 1,55 đồng giá trị sản xuất, và 0,55 đồng thu nhập hỗn hợp, nhưng hộ nuôi CN chỉ thu được là 1,29 đồng giá trị sản xuất và 0,29 đồng thu nhập hỗn hợp và cứ một đồng tổng chi phí của hộ bỏ ra thì hộ nuôi BCN thu được 1,42 đồng giá trị sản xuất và 0,42 đồng lợi nhuận kinh tế ròng, trong khi đó hộ nuôi CN chỉ thu được 1,21 đồng giá trị sản xuất và 0,21 đồng lợi nhuận kinh tế ròng.
Nhìn toàn diện thì lợi nhuận kinh tế ròng cho 1 công lao động nuôi gà trong cả hai vụ nuôi là cao hơn so với mức giá công lao động trên địa bàn (giá công lao động trên địa bàn dao động từ 100-130 nghìn đồng/ngày). Nguyên nhân lý giải cho vấn đề này là do nuôi gà thường không tốn nhiều công chăm sóc. Một ngày một lao động chỉ tốn khoảng 2-6 giờ đồng hồ cho việc chăm sóc đàn gà như cho gà ăn, lau chùi quét dọn…dẫn đến số ngày công chăm sóc ít, đặc biệt là đối với nuôi gà BCN,
Trường Đại học Kinh tế Huế
thêm vào đó thời gian nuôi gà thường không kéo dài nên mang lại cho hộ mức lợi nhuận kinh tế ròng trên ngày công lao động cao.
So sánh giữa hai vụ nuôi thì các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của vụ 2 đều cao hơn vụ 1, BQ chung cứ một đồng chi phí sản xuất bỏ ra thì thu được 1,36 đồng giá trị sản xuất và 0,36 đồng thu nhập hỗn hợp vào vụ 1, trong khi vụ 2 BQ chung nếu hộ bỏ ra một đồng chi phí sản xuất thì thu được 1,38 đồng giá trị sản xuất và 0,38 đồng thu nhập hỗn hợp.
Cũng tương tự, vào vụ 1 cứ một đồng tổng chi phí bỏ ra thì thu được BQ 1,26 đồng giá trị sản xuất và 0,26 đồng lợi nhuận kinh tế ròng. Trong khi vào vụ 2 thì lại thu được 1,29 đồng giá trị sản xuất và 0,29 đồng lợi nhuận kinh tế ròng.
Về lợi nhuận kinh tế ròng tính cho một ngày công lao động, thì vụ 2 chỉ tiêu này đạt BQ là 177,18 nghìn đồng/ngày. Vụ 1 chỉ bằng 139,05 nghìn đồng/ngày.
Qua phân tích kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi gà thịt theo hai hình thức nuôi CN và BCN ta thấy hình thức nuôi BCN đang vượt trội về tính kinh tế hơn so với hình thức nuôi CN trong cả hai vụ nuôi. Mặc dù thời gian nuôi gà BCN kéo dài, chi phí nuôi cao hơn, sản lượng lại thấp hơn, nhưng chung quy lại do được sự ưa chuộng của thị trường, với một mức giá bán cao gần gấp đôi gà nuôi CN cộng với thời gian chăm sóc gà BCN ít lại tận dụng được thức ăn sẵn có của gia đình nên đã đem lại cho hộ nuôi gà thịt BCN kết quả và hiệu quả kinh tế cao hơn hẵn so với hộ nuôi CN.
2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả nuôi gà thịt theo hình thức CN và BCN của các hộ điều tra