CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.7. Sử dụng hàm Cobb - Douglas phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận của hoạt động chăn nuôi gà thịt
Để thấy rõ hiệu quả tác động của các nhân tố trong mô hình tới lợi nhuận của hoạt động chăn nuôi gà thịt ta tiến hành phân tích hàm sản xuất Cobb-Douglas. Lợi nhuận nuôi gà thịt tăng lên hay giảm xuống là do nhiều yếu tố tác động, có những yếu tố mang tính chất chủ quan và cũng có những yếu tố mang tính chất khách quan. Ở từng hộ nuôi nhất định do điều kiện về đặc điểm môi trường, khí hậu, thời tiết nên đã ảnh hưởng đến kết quả chăn nuôi gà thịt. Bênh cạnh đó, do sự chi phối của thị trường đầu ra và giá cả, khả năng tiếp cận thị trường và mặc cả khác nhau của mỗi hộ, do vậy điều này đã ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được của hộ.
Trong phạm vi của đề tài tôi chỉ nghiên cứu một số nhân tố chủ quan có ảnh hưởng đến lợi nhuận nuôi gà thịt của hộ là chi phí giống, chi phí thức ăn, chi phí thú y, công lao động, quy mô nuôi, kinh nghiệm nuôi. Các biến chi phí đều tính BQ trên 100con có xem xét đến hình thức nuôi và vụ nuôi thông qua biến giả.
Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến bằng phần mềm SPSS 16.0 thu được ở bảng sau:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 18: Kết quả ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận nuôi gà thịt
Các biến Hệsố α t-Statistic Sig.
Hệ số chặn 4,571 1,694 0,094
Chi phí giống -0,557 -2,310 0,023
Chi phí thức ăn 0,597 2,213 0,029
Chi phí thú y -0,026 -0,314 0,755
Công lao động 0,637 6,828 0,000
Quy mô nuôi 0,076 2,546 0,013
Kinh nghiệm 0,087 2,055 0,043
Hình thức nuôi 0,584 5,646 0,000
Vụ nuôi 0,109 2,158 0,034
R2 0,745
F-stat 33,202 0,000
Nguồn: Số liệu điều tra hộ nuôi gà thịt, năm 2012 Dựa vào kết quả phân tích ở bảng 16 ta thấy:
R2=0,745 cho ta biết 74,50% sự biến động của lợi nhuận nuôi gà thịt trong mô hình là do các biến trong mô hình tạo ra, còn lại 25,50% sự thay đổi của lợi nhuận nuôi gà thịt là do các nhân tố ngoài mô hình tạo ra như sự tác động của thời tiết, khí hậu, dịch bệnh, và đặc biệt là thị trường đầu ra…Điều này là hoàn toàn phù hợp với thực tế chăn nuôi gà thịt của địa phương.
Hệ số chặn thể hiện ảnh hưởng của các nhân tố khác bên ngoài mô hình tới lợi nhuận nuôi gà thịt tức là khi các nhân tố trong mô hình cố định ở mức trung bình thì lợi nhuận mà hộ đạt được là e^4,57.
Trong tám yếu tố đầu vào được đưa vào mô hình thì có 7 yếu tố có ý nghĩa thống kê, trong số 7 yếu tố này thì chỉ có 6 yếu tố có ý nghĩa kinh tế, tức là có mối tương quan thuận với lợi nhuận nuôi gà đó là chi phí thức ăn, công lao động, quy mô nuôi, kinh nghiệm, hình thức nuôi và vụ nuôi.
Khi ta cố định các yếu tố khác, với độ tin cậy 95% nếu ta tăng chi phí thức ăn lên 1% thì lợi nhuận sẽ tăng lên 0,597%. Nếu tăng công lao động lên 1% thì lợi nhuận
Trường Đại học Kinh tế Huế
sẽ tăng 0,637% và nếu tăng quy mô nuôi lên 1% thì lợi nhuận sẽ tăng 0,076%
Đối với kinh nghiệm nuôi, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, với độ tin cậy 95% nếu kinh nghiệm nuôi tăng lên 1% thì lợi nhuận tăng lên 0,09%. Điều này cho thấy kinh nghiệm nuôi đóng vai trò khá quan trọng quyết định đến lợi nhuận nuôi gà thịt. Do vậy để cải thiện tình trạng thiếu kinh nghiệm thì người nuôi cần tích cực học tập, tham khảo kinh nghiệm nuôi của nhưng người nuôi gà lâu năm, thêm vào đó người nuôi phải thường xuyên tham gia tập huấn kỹ thuật nhất là các buổi tập huấn trực tiếp trên đối tượng nuôi và mô hình nuôi. Kết quả mô hình còn cho thấy hình thức nuôi và vụ nuôi cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận nuôi gà thịt của các hộ điều tra:
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì lợi nhuận của hộ nuôi với hình thức BCN cao hơn hộ nuôi CN là 0,58% và lợi nhuận của vụ 2 cao hơn vụ 1 là 0,1%. Điều này cho ta thấy được tầm quan trọng đặc biệt của việc lựa chọn hình thức nuôi và vụ nuôi. Trong điều kiện hiện tại của hộ chăn nuôi, nếu có diện tích đất rộng và ở địa hình gò đồi thông thoáng, xa khu vực dân cư các hộ nên lựa chọn hình thức nuôi BCN, vì sản phẩm gà thịt BCN rất được thị trường tiêu thụ hài lòng. Bên cạnh lựa chọn hình thức nuôi phù hợp, người chăn nuôi trên địa bàn cần tăng số lượng nuôi vào vụ 2 và chọn thời điểm nuôi vụ 2 sao cho thu hoạch đúng dịp tết âm lịch, khi giá bán tăng vọt thì lợi nhuận của hộ sẽ tăng, tuy nhiên không phải chỉ tập trung vào vụ 2, mà phải có sự cân đối giữa các vụ để đảm bảo cung cấp thường xuyên cho thị trường cũng như đảm bảo nguồn thu nhập ổn định cho gia đình, vì một thực tế rằng vụ 1 người nuôi vẫn lời nhưng vụ 2 lợi nhuận lại cao hơn.
Kết quả phân tích còn cho thấy chi phí giống không có ý nghĩa kinh tế, tức là tương quan nghịch với lợi nhuận thu được. Cụ thể: Nếu tăng chi phí giống lên 1% thì lợi nhuận sẽ giảm 0,557%. Như vậy để sử dụng chi phí giống cho hợp lý và mang lại một mức lợi nhuận có hiệu quả thì các hộ chăn nuôi gà cần cân đối, điều chỉnh đầu vào này.
Căn cứ từ bảng kết quả phân tích trên ta thấy rằng chi phí thú y không có ý nghĩa giải thích sự khác biệt về lợi nhuận nuôi gà thịt của hộ. Trên thực tế chi phí thú y có ảnh hưởng đến kết quả nuôi gà thịt, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận nhưng sự ảnh hưởng này không theo một quy tắc chung. Khi hộ nuôi gà tăng chi phí thú y, tức là
Trường Đại học Kinh tế Huế
chi phí phòng bệnh gà sẽ ít bị bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp, do vậy kết quả và lợi nhuận nuôi cao, nhưng có một số trường hợp khi đàn gà của hộ bị bệnh, chi phí thú y (chủ yếu là do chi phí chữa bệnh) tăng quá cao, lúc này lợi nhuận hộ đạt được giảm nghiêm trọng. Như vậy không phải lúc nào chi phí thú y và lợi nhuận đều tỷ lệ thuận với nhau. Do vậy chi phí thú y không giải thích được sự thay đổi của lợi nhuận nuôi gà thịt.