CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
3.2. Những giái pháp chủ yếu phát triển chăn nuôi gà ở Thị xã Hương Thủy
- Chuyển đổi phương thức chăn nuôi.
Trước yêu cầu ngày càng cao của thị trường tiêu dùng, đặc biệt ở Huế là nơi thường có các lễ hội như Festival (2 năm một lần), tiệc cưới hỏi, lễ tết, cúng thờ tổ tiên... Để có thịt gà thương phẩm sạch, an toàn cần thiết phải chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung, khép kín. Xóa bỏ hình thức chăn nuôi, giết mổ gia cầm phân tán. Chuồng trại cần xây dựng xa khu dân cư và thuận tiện giao thông.
Đối với các hộ không có khả năng chăn nuôi theo hướng trang trại thì đòi hỏi phải chú trọng đến việc xây dựng chuồng trại, đảm bảo đúng kỹ thuật và phân bố số lượng gà thịt sao cho phù hợp với diện tích. Phải đảm bảo đầy đủ các vật dụng, chuồng trại kín, lồng úm có đủ độ ấm áp vào mùa đông. Thường xuyên tẩy trùng, sát trùng chuồng trại đảm bảo công tác phòng dịch bệnh.
- Phát triển hình thức nuôi BCN và duy trì hình thức nuôi CN
Trường Đại học Kinh tế Huế
Qua phân tích về hiệu quả kinh tế của hai hình thức nuôi, ta thấy hình thức nuôi BCN đang chiếm ưu thế và đạt hiệu quả kinh tế cao hơn hẵn so với hình thức nuôi CN. Do vậy trong thời gian tới địa phương cần có biện pháp để khuyến khích phát triển hình thức nuôi BCN, người nuôi gà thịt BCN phải tích cực học hỏi kỹ thuật mới để tăng số lượng nuôi. Bên cạnh đó, phải cố gắng duy trì số hộ nuôi CN, các hộ nuôi CN cần chú ý nắm bắt thông tin thị trường về nhu cầu và giá cả để điều chỉnh chi phí, số lượng nuôi, thời gian nuôi cho phù hợp.
- Lựa chọn vụ nuôi và quy mô nuôi phù hợp
Bên cạnh việc thay đổi phương thức nuôi để nâng cao hiệu quả kinh tế của việc nuôi gà thịt, người nuôi trên địa bàn cần có sự lựa chọn quy mô nuôi phù hợp với năng lực của hộ cũng như phù hợp với nhu cầu thị trường. Với các hộ nuôi gà CN nên lựa chọn quy mô nuôi từ 500 đến 1.000 con trong một vụ, với các hộ nuôi BCN nên mở rộng quy mô nuôi với số lượng trên 1.000 con trong một vụ. Số lượng này nên tăng vào các vụ trong mùa mưa vì đây là thời điểm thị trường tiêu thụ mạnh và được phép nuôi mật độ cao. Tuy nhiên, với điều kiện hiện nay, khi diện tích đất của địa bàn đang ngày càng thu hẹp do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa cộng với sự khó khăn về mặt tiêu thụ sản phẩm, người chăn nuôi rất khó khăn trong việc mở rộng quy mô nuôi, đặc biệt với hình thức nuôi BCN, đòi hỏi diện tích đất rộng để thả vườn, trong 50 hộ phỏng vấn chỉ có 19 hộ, chiếm 38% là mong muốn mở rộng quy mô, 62% các hộ còn lại đều e ngại khi mở rộng quy mô vì lý do điều kiện kinh tế gia đình và thị trường. Trong thời gian tới, để các hộ mạnh dạn mở rộng quy mô nuôi gà BCN, chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa, tạo điều kiện về các mặt, nhất là cho thuê đất và vay vốn để phát triển nuôi gà thịt BCN.
- Ứng dụng các tiến bộ công nghệ tiên tiến vào chăn nuôi
Hiện nay trên thế giới phát triển rất nhiều mô hình nuôi gà có hiệu quả cùng với nó là sự phát triển của công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi gà thịt. Nhiều giống gà năng suất cao được lại tạo và sử dụng rộng rãi, nhiều loại thức ăn cũng như phương pháp cho ăn để gà nhanh lớn được tìm ra, nhiều kỹ thuật xây dựng chuồng trại và bố trí hệ thống máng ăn, máng uống phù hợp, hiện đại được áp dụng… do vậy để tối đa hóa lợi nhuận chăn nuôi gà thịt cho các hộ nuôi, địa phương phải thường xuyên tổ
Trường Đại học Kinh tế Huế
chức mở các lớp hướng dẫn cụ thể về kỹ thuật chăn nuôi mới, cách thức áp dụng nhưng tiến bộ kỹ thuật, an toàn thú y, phòng các dịch bệnh thông thường hoặc bằng cách phát tờ rơi, phổ biến qua truyền thanh để các hộ dân có thể dễ dàng áp dụng.
Thông qua đó các hộ nuôi có thể nâng cao kiến thức của mình, nắm bắt kịp với sự hiện đại của kỹ thuật chăn nuôi.
- Đẩy mạnh công tác thú y
Tiếp tục củng cố và tăng cường năng lực thú y của cán bộ vì đây là lực lượng trực tiếp đối mặt và xử lí dịch bệnh gia cầm xảy ra ở địa phương. Phải trang bị các thiết bị cần thiết cho công tác thú y ở thị xã. Phải thường xuyên có chế độ khen thưởng các cán bộ thú y đã làm tốt công việc. Nâng cao năng lực kiểm tra giám sát và kiểm dịch thú y cho các nông hộ.
3.2.2. Giải pháp về chính sách - Chính sách đất đai và quy hoạch
Như chúng ta đã biết, đối với Hương Thủy, diện tích gò đồi lớn là một thuận lợi để phát triển các trang trại nuôi gà. Những vùng gò đồi cách xa khu vực dân cư đông đúc và có mật độ dân sinh sống thấp là nơi có thể phát triển chăn nuôi gà thịt quy mô lớn. Do vậy, chính quyền địa phương cần hoàn thiện chính sách đất đai, quy hoạch lại vùng nuôi, đầu tư xây dựng hệ thống đường sá để thuận lợi cho việc đi lại ở vùng gò đồi. Thêm vào đó, cần có một chính sách thuê đất hợp lý và ưu tiên cho người địa phương để hộ chăn nuôi có thể thuê đất mở rộng quy mô chăn nuôi, thiết kế trang trại để phát triển tổng hợp chăn nuôi và trồng trọt nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.
- Chính sách đầu tư và ưu đãi đầu tư
Trong thời gian gần đây, có một số chương trình phát triển chăn nuôi từ một số dự án và một số mô hình gia công trại đang phát triển tại Hương Thủy. Do vậy, để phát triển chăn nuôi gà thịt Hương Thủy cần có chính sách thu hút đầu tư như ưu đãi trong việc thuê đất, tạo hành lang pháp lý thông thoáng để các chương trình bên ngoài có thể tiếp cận dễ dàng. Mặc dù vậy nhưng địa phương phải thường xuyên kiểm tra giám sát các hoạt động đầu tư này, để đảm bảo tính pháp lý, cũng như sự chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của địa phương.
Trường Đại học Kinh tế Huế
- Chính sách tín dụng
Như chúng ta đã biết nguồn lực đầu tiên để phát triển quy mô chăn nuôi là nguồn vốn. Chính sách cho vay vốn là điều rất cần thiết và được các hộ chăn nuôi gà thịt thương phẩm quan tâm.Chính sách này nhằm khuyến khích, hỗ trợ và một phần đảm bảo cho người nuôi duy trì và phát triển hoạt động chăn nuôi có hiệu quả hơn. Do đó đòi hỏi địa phương cần tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi tiếp cận nguồn vốn ưu đãi.
- Chính sách hỗ trợ chăn nuôi
Ngoài những chính sách về đất đai, đầu tư hay tín dụng thì chính quyền địa phương cần tập trung thực hiện các chính sách hỗ trợ cho hộ chăn nuôi gà thịt thường phẩm. Trong năm 2011 đã có một số chính sách hỗ trợ con giống và kỹ thuật cho người chăn nuôi, trong thời gian tới, chính quyền cần nỗ lực hơn nữa để hoàn thiện về chính sách hỗ trợ cho chăn nuôi, đặc biệt là về kỹ thuật và tiêm phòng các vacxin miễn phí như cúm gia cầm, tụ huyết trùng.
- Chính sách về thị trường tiêu thụ
Thị trường và giá cả là một trong những nhân tố rất quan trọng. Địa phương, hợp tác xã phải thường xuyên cung cấp thông tin qua truyền thông để các hộ chăn nuôi có thể nắm bắt rõ. Cán bộ địa phương cũng như các nhà chức trách có liên quan nên khuyến khích các hộ chăn nuôi thành lập nhóm chuyên tìm đầu ra cho hộ chăn nuôi, các hộ dân cần có sự liên kết với nhau để tránh không bị lái buôn ép giá.
Để hạn chế nhập gà từ miền Nam ra thì chính quyền địa phương cần siết chặt hàng rào kiểm tra chất lượng và nguồn gốc xuất xứ sản phẩm gà thịt.
- Chính sách vận chuyển, buôn bán, giết mổ
Cuối cùng, để sản phẩm gà được đưa ra thị trường một cách dễ dàng và được người tiêu dùng chấp nhận thì cần phải xây dựng một hệ thống chính sách từ vận chuyển đến buôn bán, giết mổ hợp lý. Tiến hành kiểm tra, giám sát chặt chẻ sản phẩm gia cầm lưu thông, thực hiện giết mổ gia cầm tập trung. Thêm vào đó, địa phương cần có chính sách thích hợp để sản phẩm gà của người chăn nuôi trên địa bàn không bị ép giá, tránh gây thiệt hại cho hộ nuôi.
Trường Đại học Kinh tế Huế