Huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án xây dựng cơ bản tại sở kế hoạch và đầu tư tỉnh thừa thiên huế (Trang 23 - 27)

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ NHẲM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.2 Huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội

Huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội là hoạtđộng hướng tới việc khai thác, thu hút các nguồn vốn đưa vào sử dụng trong quá trình đầu tư nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, vùng và địa phương; bao gồm khai thác các nguồn vốn từ tiết kiệm trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội là cần thiết bởi một số lý do sau:

- Thứ nhất, vốn đầu tư góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

- Bên cạnh đó, vốn đầu tư còn tạo ra công ăn việc làm, khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên và tăng thu ngân sách.

Trong nền kinh tế thị trường để tồn tại và phát triển, các chủ thể phải có nguồn lực tài chính nhất định, chức năng huy động nguồn tài chính hay còn gọi là chức năng huy động vốn thể hiện khả năng tổ chức khai thác các nguồn tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.

Chức năng huy động vốn được thực hiện trên cơ sở tương tác chủ yếu - Chủ thể cần vốn

- Các nhà đầu tư

- Hệ thống tài chính bao gồm thị trường tài chính và định chế tài chính - Môi trường tài chính và kinh tế

Cần thấy rằng, sự huy động nguồn lực chỉ đặt ra khi các chủ thể không đủ khả năng tự tài trợ và do vậy họ cần phải huy động các nguồn lực được cung cấp từ hệ thống tài chính. Huy động vốn phải tuân thủ nguyên tắc thị trường, quan hệ cung cầu vốn. Thực hiện chức năng này yêu cầu các chủ thể phải thiết lập các chính sách huy động có hiệu quả trên cơ sở phân tích các yếu tố như tính toán nhu cầu và quy mô vốn cần huy động, lựa chọn công cụ tài chính.

Yêu cầu đặt ra cho chính sách huy động vốn:

+ Về thời gian: Huy động vốn phải đáp ứng kip thời nhu cầu vốn để giảm thiểu tổn thất do thiếu hụt vốn gây ra.

+ Về kinh tế: Chi phí chấp nhận được và có tính cạnh tranh.

+ Về mặt pháp lý: Mỗi chủ thể phải biết vận dụng các phương pháp sao cho thích hợp với khuôn khổ pháp luật cho phép. Chẳng hạn, trong khu vực công thuế là nguồn thu chủ yếu cân đối NS.

Đối với khu vực tư, tùy theo loại hình doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức huy động vốn bằng việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu hay vay nợ từ các định chế tài chính, còn đối với các cá nhân và hộ gia đình khi cần vốn thì có thể vay từ ngân hàng.

Nói chung, tính hiệu quả huy động vốn phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của hệ thống tài chính và khuôn khổ pháp lý ràng buộc cơ chế vận hành của cơ chế tài chính.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Với nền kinh tế như Việt Nam hiện nay, việc có vốn đang là một nhu cầu cấp thiết. Để trở thành một nước phát triển trong khu vực cũng như trên thế giới. Con đường ngắn nhất chỉ có thể là làm cách nào để huy động được vốn đầu tư nhằm cung cấp cho nền kinh tế. Trước đây khi còn thực hiện cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung nhà nước nắm toàn quyền quản lý cũng như kiểm soát thì việc huy động vốn là rất khó khăn. Chủ yếu huy động vốn qua các kênh ở trong nước hoặc không thì cũng là những viện trợ không hoàn laị của các chính phủ các nước khác tài trợ cho Việt Nam, hoặc kênh huy động khác là vay nợ nước ngoài nhưng nguồn vốn này đã bộc lộ hạn chế lớn đó là việc nợ nước ngoài quá nhiều. Khi nhà nước đổi mới cơ chế kinh tế năm 1986 từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường thì việc huy động vốn trở nên dễ dàng hơn. Đã có hàng trăm các doanh nghiệp nước ngoài đã đến Việt Nam đầu tư phát triển kinh tế. Có thể nói Việt nam rất vui mừng khi được đón tiếp và hoan nghênh các nhà đầu tư. Một lý do rất đơn giản cho việc đó là vì Việt Nam rất coi trọng những nguồn vốn này. Có vốn đầu tư để phát triển Việt Nam sẽ nhanh chóng dùng nó để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế và từ đó có cơ sở để phát triển kinh tế nhanh chóng sánh vai với khu vực và trên thế giới. Như vậy vốn có thể coi như một yếu tố không thể thiếu được đối với sự phát triển của một đất nước.

Như đã phân tích, vốn đầu tư có ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế, không những nó tạo ra những của cải vật chất cho nền kinh tế mà còn đưa đất nước phát triển theo hướng ổn định, cân đối giữa các ngành nghề. Do vậy, để phát triển kinh tế ta phải có vốn đầu tư, vậy vốn đầu tư lấy từ đâu ra và bằng cách nào? Muốn có nguồn vốn đầu tư ta cần phải huy động. Mặt khác mỗi doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khi thành lập, không phải lúc nào cũng có đủ vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong những tình huống thiếu vốn thì họ phải huy động để đáp ứng nhu cầu này. Vì vậy, để có thể huy động được số vốn mà mình mong muốn thi các doanh nghiệp hay một vùng lãnh thổ phải có các chiến lược huy động phù hợp với tình huống cụ thể, từng thời kỳ…

Nói tóm lại, hoạt động huy động vốn là rất quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, nó đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế hòa nhập với kinh tế thế giới.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

1.1.2.2. Các chỉ tiêu chủ yếu đánh giá kết quả và hiệu quả huy động vốn đầu tư

a. Chỉ tiêu về kết quả huy động vốn đầu tư

- Tổng VĐT huy động thực hiện trong kỳ là tổng vốn đầu tư mà các nhà đầu tư thực hiện công cuộc đầu tư hay đăng ký đầu tư theo các giấy phép đầu tư đã được phê duyệt của cấp thẩm quyền.

- Tốc độ tăng trưởng của VĐT phản ánh mức độ tăng vốn đầu tư qua các thời kỳ.

- Cơ cấu các nguồn vốn đầu tư, phản ánh tỷ trọng của từng nguồn vốn đầu tư trong tổng số, biểu hiện mối quan hệ giữa vốn nhà nước và khu vực doanh nghiệp, dân cư; mối quan hệ giữa vốn đầu tư trong và nước ngoài.

b. Chỉ tiêu hiệu quả huy động vốn đầu tư

- Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả huy động VĐT : Vốn đầu tư được huy động so với GDP thời kỳ đó (VĐT/GDP). Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đáp ứng của vốn đầu tư so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tỷ lệ VĐT so với GDP càng cao phản ánh mức độ huy động VĐT đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế càng lớn

Ngoài ra, bài còn sử dụng các chỉ tiêu phản ánh ảnh hưởng của VĐT phát triển đối với:

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ngành: So sánh mối quan hệ giữa cơ cấu đầu tư và sự thay đổi cơ cấu kinh tế các ngành trong một giai đoạn nhất định.

- Giải quyết việc làm cho người lao động: Đánh giá thông qua tác động của hoạt động đầu tư của xã hội trong việc tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.

- Tăng thu ngân sách: Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đầu tư trong việc làm tăng thu ngân sách trên địa bàn.

- Cải thiện cơ sở hạ tầng: Đánh giá tác động của VĐT thông qua các hoạt động đầu tư và các dự án đầu tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng.

- Đánh giá tác động của vốn đầu tư đối với phát triển kinh tế vùng khó khăn thông qua đánh giá tác động của VĐT đến đời sống, thu nhập của người dân vùng khó khăn.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án xây dựng cơ bản tại sở kế hoạch và đầu tư tỉnh thừa thiên huế (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)