Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án xây dựng cơ bản tại sở kế hoạch và đầu tư tỉnh thừa thiên huế (Trang 52 - 56)

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

2.2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN GIO LINH GIAI ĐOẠN 2010 –

2.2.2 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư và tình hình sử dụng vốn đầu tư theo từng ngành

2.2.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành

Tình hình huy động và sử dụng VĐT theo ngành, lĩnh vực trên địa bàn huyện Gio Linh trong thời gian qua cơ bản phù hợp với định hướng phát triển KT – XH, phát triển ngành và đảm bảo phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Sở dĩ đạt được những kết quả chính là do huyện đã tích cực huy động lượng vốn khá và sử dụng vốn đầu tư vào các ngành.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Bảng 10: Cơ cấu VĐT theo ngành kinh tế trên địa bàn huyện Gio Linh qua 3 năm 2010 – 2012

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh

2011/2010

So sánh 2012/2011 Giá trị

(tr.đ)

Tỷ trọng

(%)

Giá trị (tr.đ)

Tỷ trọng

(%)

Giá trị (tr.đ)

Tỷ trọng

(%)

+/- % +/- %

Tổng vốn đầu tư 345.500,00 100,00 415.060,00 100,00 509.000 100,00 69.560 20,13 93.940 22,63 Nông - Lâm – Ngư 131.808,30 38,15 141.120,40 34,00 149.646 29,40 9.312,1 7,06 8.525,6 6,04 Công nghiệp-xây dựng 97.949,20 28,35 127.423,42 30,70 165.934 32,60 29.474 30,09 38.511 30,22 Dịch vụ - thương mại

115.742,50 33,50 146.516,18 35,30 193.420 38,00 30.774 26,59 46.904 32,01 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Gio Linh)

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

- Ngành công nghiệp – xây dựng: Năm 2010, vốn đầu tư được huy động và đưa vào sử dụng cho lĩnh vực công nghiệp – xây dựng chiếm 28,35%, đạt 97.949,2 triệu đồng. Năm 2011, vốn đầu tư ngành đạt 127.423,42 triệu đồng, chiếm 30,70 % tổng vốn đầu tư và 32,6 % năm 2012 đạt. Từ thực trạng đó cho thấy, vốn đầu tư được huy động và đưa vào sử dụng ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư. Với xu hướng đầu tư đó đã góp phần đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp trong tổng GTSX của huyện tăng lên qua các năm; đạt tốc độ tăng trưởng cao. Các sản phẩm công nghiệp của huyện chủ yếu là chế biến thuỷ hải sản đông lạnh, đá lạnh phục vụ chế biến thuỷ hải sản, sơ chế mủ cao su, titan... Các cơ sở sản xuất chủ yếu vẫn là các tổ hộ gia đình, cá thể với các ngành nghề chế biến hàng lương thực, thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, sửa chữa cơ khí, dịch vụ điện, cưa xẻ, chế biến gỗ, may mặc, khai thác cát sạn...

Nhìn chung, ngành công nghiệp của huyện trong những năm gần đây có bước phát triển khá, đang từng bước trở thành ngành động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của huyện. Tuy nhiên, quá trình phát triển ngành công nghiệp còn nhiều khó khăn như:

quy mô sản xuất nhỏ; chưa có các công trình, dự án lớn mang tính đột phá; cơ sở vật chất và thiết bị lạc hậu; trình độ công nghệ, kỹ thuật chậm đổi mới; chưa có sản phẩm mũi nhọn và có thương hiệu.

-Ngành nông – lâm – ngư: Năm 2010, vốn đầu tư được huy động và sử dụng cho ngành nông – lâm – ngư là 131.808,3 triệu đồng, chiếm 38,15 % trong tổng vốn đầu tư. Đến năm 2011, vốn đầu tư ngành nông – lâm – ngư chiếm tỷ trọng 34,00 %, đạt 141.120,4 triệu đồng chiếm 29,40 % tổng vốn đầu tư (năm 2012). Trong nông nghiệp, việc đầu tư cho thủy lợi được đặc biệt quan tâm các công trình phục vụ sản xuất trong nước của địa phương như đê, đập, mương, ... như hồTrúc Kinh, hồ Kinh Môn công suất vừa và nhỏ đầu tư từ vốn chương trình mục tiêu quốc gia phục vụ kiên cố hóa kênh mương. Trong lâm nghiệp thực hiện vốn đầu tư cho bảo vệ và trồng rừng chống cát, chắn sóng... Trong ngư nghiệp tập trung đầu tư cho đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Giá trị sản xuất trong ngành nông – lâm – ngư chủ yếu là các giá trị sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp như lúa, hoa màu và cây an quả...; các sản phẩm

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

trong nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, các sản phẩm từ gỗ rừng trồng...Nguồn vốn đầu tư cho ngành nông nghiệp từ khu vực dân cư có số lượng lớn, nhằm mở rộng và phát triển sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi, nguồn vốn tín dụng chủ yếu cho nuôi trồng thủy sản...

- Ngành dịch vụ - thương mại: Năm 2010, vốn đầu tư cho ngành DV – TM chiếm tỷ trọng là 33,50 % tổng vốn đầu tư của huyện, đạt 115.742,5 triệu đồng. Nguồn vốn đầu tư ngành DV-TM liên tục chiếm tỷ trọng cao qua các năm 2011 là 35,30 % và 38 % tổng VĐT. Nguồn vốn đầu tư chủ yếu từ NSNN, vốn tín dụng đầu tư và vốn của các doanh nghiệp đầu tư vào việc khai thác tiềm năng của Khu du lịch Cửa Việt; đầu tư phát triển đường ven biển Cửa Việt - Cửa Tùng, cầu Cửa Tùng, khu dịch vụ du lịch Cửa Việt, cơ sở hạ tầng thị trấn Cửa Việt, sân vận động huyện, di tích và đường vào đình làng Hà Thượng, xây dựng cầu Cửa Việt... thúc đẩy phát triển dịch vụ - du lịch trên địa bàn huyện; còn lại là vốn tư nhân và vốn doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ... góp phần đưa ngành thương mại dịch vụ ngày càng phát triển nổi bật trong cơ cấu kinh tế chung của huyện.

2.2.3 Đánh giá hiệu quả huy động vốn đầu tư trên địa bàn huyện Gio Linh giai đoạn 2010 – 2012

Để làm rõ mức độ đáp ứng của VĐT so với yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống nhân dân, ta nghiên cứu tỷ lệ giữa VĐT đã huy động và sử dụng với GO của huyện thời kỳ 2010 – 2012. Tỷ lệ giữa VĐT so với GO thể hiện mức độ đáp ứng của vốn đầu tư được huy động với yêu cầu phát triển kinh tế.

Bảng 11: Tỷ lệ VĐT so với GO của huyện Gio Linh qua 3 năm 2010 – 2012 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng VĐT Tr.đ 345.415 415.060 509.000

Giá trị sản xuất (GO) Tr.đ 1.019.085 1.112.192 1.280.000

VĐT/GO % 33,89 37,32 39,77

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Gio Linh)

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Ta thấy, tỷ lệ giữa VĐT so với GO của huyện Gio Linh tăng lên qua các năm;

năm 2010, tỷ lệ vốn đầu tư so với GO của huyện là 33,89 %, đến năm 2011 là 37,32 % và đạt 39,77 % năm 2012. Từ thực trạng đó ta thấy, trong giai đoạn 2010 – 2012, tỷ lệ giữa vốn đầu tư huy động so với GO của huyện chỉ dao động đạt từ hơn 30 % đến gần 40%.

Từ thực trạng trên phản ánh mức độ huy động vốn đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội huyện còn thấp. Vì vậy, cần thu hút và huy động vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu phát triển của huyện nhiều hơn nữa.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án xây dựng cơ bản tại sở kế hoạch và đầu tư tỉnh thừa thiên huế (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)