PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
2.1 ĐẶC ĐIỂM VỀ KIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KT – XH CỦA HUYỆN GIO LINH
2.1.3 Đặc điểm về kinh tế - xã hội
2.1.3.1. Đặc điểm kinh tế
Gio Linh là huyện ven biển phía Bắc của tỉnh Quảng Trị, có đường Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, đường Hồ Chí Minh nhánh Đông đi qua, là điểm cuối tuyến đường xuyên Á thông ra biển Đông bằng cảng Cửa Việt, một điểm nút quan trọng trong mối liên kết của hành lang kinh tế Đông - Tây. Với vị trí địa lý khá thuận lợi, huyện có tiềm năng lớn để phát triển toàn diện trên tất cả các ngành, lĩnh vực.
Cùng với hướng phát triển đi lên của tỉnh trong sự nghiệp đổi mới, nền kinh tế của huyện đã có nhiều khởi sắc, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; đời sống nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
a. Quy mô và nhịp độ tăng trưởng kinh tế của huyện Gio Linh trong 3 năm 2010 - 2012
Giá trị sản xuất năm 2010 đạt 607.879 triệu đồng; trong đó ngành nông - lâm - thủy sản vẫn chiếm giá trị cao đạt 340.643,2 triệu đồng, công nghiệp - xây dựng đạt 112.808,49 triệu, dịch vụ đạt 154.427,4 triệu đồng. Năm 2011, giá trị sản xuất tăng lên 31.790 triệu đồng, tăng 5,23 % so với năm 2010. Tốc độ tăng giá trị sản xuất đến năm 2012 tăng 12,56 %. Và tăng bình quân từ năm 2010 đến 2012 là 5,93 %.
Bảng 1: Quy mô và nhịp độ tăng trưởng kinh tế của huyện trong 3 năm 2010 – 2012
(ĐVT: triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
So sánh 2011/2010
So sánh 2012/2011
+/- % +/- %
Tổng GTSX (GO) ( giá CĐ 1994)
607.879 639.669 720.000 31.790 5,23 80.331 12,56
+ Nông – lâm
– ngư nghiệp 340.643,2 339.646 350.000 - 997,2 - 0,29 10.354 3,05 + Công nghiệp
- xây dựng 112.808,5 123.434 140.000 10.624,5 9,42 16.566 13,42 + Dịch vụ -
thương mại 154.427,4 176.589 230.000 22.160,6 14,35 53.411 30,25 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Gio Linh qua các năm)
b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Gio Linh trong 3 năm 2010 – 2012
Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng. Tỷ trọng khu vực kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 59,08% năm 2010 xuống 57,86% vào năm 2010, đến năm 2012, tỷ
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
trọng nông – lâm – ngư chỉ chiếm 53,13%. Đến năm 2012, trong khu vực Thương mại - dịch vụ, du lịch đạt tỷ trọng 32,81%, khu vực công nghiệp đạt 14,06%. Nhìn chung, cơ cấu kinh tế huyện hiện nay phản ảnh thực trạng nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng công nghiệp hoá còn chậm.
Bảng 2: Cơ cấu kinh tế huyện Gio Linh huyện qua 3 năm 2010 -2012
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Giá trị ( tr.đ)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị ( tr.đ)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị ( tr.đ)
Tỷ trọng
(%) Tổng GTSX
(giá hiện hành) 1.019.085 100,00 1.112.192 100,00 1.280.000 100,00 Nông - lâm – ngư 602.118 59,08 643.485 57,86 680.000 53,13 Công nghiệp - xây
dựng 107.439 10,54 122.709 11,03 180.000 14,06
Dịch vụ - thương mại 309.528 30,37 346.024 31,11 420.000 32,81 (Nguồn: Niên giám thông kê huyện Gio Linh qua các năm) Cơ cấu vùng kinh tế đã được hình thành khá rõ nét trên cơ sở định hướng phát triển các tiểu vùng lãnh thổ; vùng đồi núi tập trung phát triển trồng rừng, trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và phát triển chăn nuôi; vùng đồng bằng tập trung phát triển trồng lúa, cây hoa màu và nuôi thuỷ sản, phát triển mạng lưới dịch vụ, công nghiệp phục vụ nông nghiệp và nông thôn; vùng ven biển tập trung phát triển đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, khai thác khoáng sản ven biển, phát triển dịch vụ du lịch và kinh tế tổng hợp nông lâm ngư nghiệp. Các trọng điểm kinh tế bước đầu được hình thành tại các vùng mang đặc trưng phát triển kinh tế tổng hợp như: vùng thị trấn Gio Linh, chợ Kêng, thị tứ Nam Đông, Quán Ngang, thị trấn Cửa Việt...
c. Hiện trạng phát triển từng ngành
Nông – lâm – ngư: Là ngành kinh tế chủ đạo của huyện, góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực, ổn định đời sống nhân dân.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Năm 2011, giá trị sản xuất nông – lâm – ngư đạt 339.646 triệu đồng, giảm 0,29
% so với cùng kỳ; nhưng đến năm 2012, tăng 3,05 % so với năm 2011. Xét về cơ cấu, ngành nông – lâm – ngư chiếm tỷ trọng lớn; tuy nhiên, tỷ trọng ngành nông -lâm – ngư có xu hướng giảm qua các năm, đến năm 2012, tỷ trọng ngành nông – lâm – ngư giảm còn 53,13%. Về nông nghiệp, sản phẩm chủ yếu là các sản phẩm lương thực có hạt với tống sản lượng năm 2012 đạt 34,1 nghìn tấn; tổng sản lượng cao su mủ khô đạt 1.100 tấn năm 2012. Mặc dù phát triển chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn nhưng chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa với các mô hình chăn nuôi trang trại, gia trại, phương thức nuôi công nghiệp đang có chiều hướng phát triển; các tiến bộ về giống được ứng dụng đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm. Tổng sản lượng thủy sản huyện Gio Linh năm 2010 đạt 8.839 tấn, chiếm 34,77% tổng sản lượng thuỷ sản toàn tỉnh.
Nhờ tốc độ tăng giá trị sản xuất qua các năm không những thay đổi bộ mặt kinh tế huyện mà đời sống nhân dân trong huyện ổn định và được nâng cao. Cơ cấu ngành nghề nông thôn có những thay đổi đáng kể: giảm tình trạng thuần nông, các ngành nghề ngày càng đa dạng, các hoạt động dịch vụ tại chỗ gia tăng. Quá trình thay đổi đó kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm dần lao động nông nghiệp và tăng dần lao động phi nông nghiệp. Kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư đáng kể, góp phần cải thiện bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn. Huyện cần thu hút và huy động vốn đầu tư hơn nữa để nhằm tăng GTSX, tăng thu ngân sách huyện, cải thiện đời sống của nhân dân.
Công nghiệp – xây dựng:Những năm gần đây ngành công nghiệp xây dựng;
đặc biệt ngành điện lạnh, điện máy, điện tử, viễn thông có bước phát triển khá. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống như đan lát ở thôn Phước Thị (xã Gio Mỹ), thôn Lan Đình (xã Gio Phong), nghề chằm nón ở thôn Xuân Tây, thôn Hải Tân (xã Linh Hải), sản xuất bún, bánh ở thôn Hải Ba (xã Linh Hải), hấp sấy cá và chế biến nước mắm tại xã Gio Hải, Gio Việt, thị trấn Cửa Việt, thêu ren ở Trung Sơn, Gio An...
tiếp tục được duy trì và phát triển. Một số ngành nghề mới du nhập và phát triển khá phù hợp với điều kiện địa phương như đan lưới, chế biến nước mắm.
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng đạt được những kết quả đáng khích lệ; năm 2012, GTSX ngành công nghiệp – xây dựng đạt 140.000 triệu đồng,
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
chiếm tỷ trọng 14,06%. Tốc độ tăng GTSX của ngành công nghiệp – xây dựng năm 2012 so với cùng kỳ là 13,42 %. Có những chuyển biến tích cực, đạt mức tăng trưởng khá cao, tạo ra những tiền đề cơ bản cho bước phát triển ở các giai đoạn sau. Toàn huyện có 750 cơ sở tiểu thủ công nghiệp góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 1.210 lao động. Các sản phẩm công nghiệp của huyện chủ yếu là chế biến thuỷ hải sản đông lạnh, đá lạnh phục vụ chế biến thuỷ hải sản, sơ chế mủ cao su, titan... Các cơ sở sản xuất chủ yếu vẫn là các tổ hộ gia đình, cá thể với các ngành nghề chế biến hàng lương thực, thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, sửa chữa cơ khí, dịch vụ điện, cưa xẻ, chế biến gỗ, may mặc, khai thác cát sạn... Đã quy hoạch xây dựng khu công nghiệp Quán Ngang tại xã Gio Quang với diện tích 205 ha, trong đó: Giai đoạn 1 đang xây dựng các kết cấu hạ tầng trên quy mô 139 ha với tổng mức đầu tư 156,55 tỷ đồng.
Hiện đã có một số nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp đang triển khai xây dựng như nhà máy bia Hà Nội - Quảng Trị, nhà máy chế biến hoàn nguyên ilmenit, nhà máy khai thác và chế biến Titan. Đây chính là điều kiện để thúc đẩy ngành công nghiệp của huyện phát triển trong tương lai, nhất là những ngành công nghiệp phụ trợ.
Hoạt động xây dựng trong những năm qua có bước phát triển khá, đến nay trên địa bàn có 22 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, đáp ứng được một phần công tác xây lắp trên địa bàn huyện. Tổng mức đầu tư xây dựng cơ bản năm 2010 đạt 174,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, năng lực hoạt động xây lắp còn yếu, quy mô nhỏ, chưa phát huy được thế mạnh trong đấu thầu cạnh tranh xây dựng các công trình trong huyện và trong tỉnh. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng, nhất là quy hoạch chi tiết xây dựng các đô thị, các điểm dân cư tập trung chưa được quan tâm và tập trung đầu tư đúng mức.
Dịch vụ - thương mại: Ngành thương mại, dịch vụ phát triển ngày càng đa dạng với nhiều hình thức và ngành nghề khác nhau, góp phần phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và đời sống, đồng thời tạo ra các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ làm tăng thêm giá trị sản xuất xã hội. Năm 2012, GTSX ngành dịch vụ - thương mại đạt 230.000 triệu đồng, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành là 30,25 % so với cùng kỳ.
Tỷ trọng ngành dịch vụ thương mại trong cơ cấu kinh tế chiếm 32,81% năm 2012.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
tăng hơn 2 lần so với năm 2005. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2012 đạt 720 tỷ đồng ( theo giá hiện hành). Doanh thu ngành dịch vụ ( giá hiện hành) đạt 970 tỷ đồng năm 2012; trong đó, tài chính – ngân hàng đạt 200 tỷ đồng, ngành vận tải đạt 20 tỷ đồng và dịch vụ khách sạn – nhà hàng- dịch vụ du lịch đạt 750 tỷ đồng.