Đối với nguồn vốn trong nước

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án xây dựng cơ bản tại sở kế hoạch và đầu tư tỉnh thừa thiên huế (Trang 77 - 82)

CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIO LINH GIAI ĐOẠN 2013 – 2015, TẦM NHÌN ĐẾN

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIO LINH

3.2.2 Giải pháp cụ thể đối với từng nguồn vốn

3.2.2.1. Đối với nguồn vốn trong nước

Vốn từ ngân sách Nhà nước

Để đạt được những mục tiêu kinh tế – xã hội huyện đặt ra thì nguồn vốn NSNN đóng vai trò quan trọng để hỗ trợ và tạo điều kiện huy động nguồn vốn khác.Vì vậy, cần có những giải pháp tăng cường nguồn vốn này hơn nữa, nững giải pháp huy động cụ thể sau:

Thứ nhất, huyện tích cực trong việc chống thất thu NSNN, thực hành tiết kiệm chi thường xuyên, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư góp phần bổ sung nguồn vốn đầu tư từ NSNN.

Thứ hai, NS địa phương mạnh dạn vay nợ bổ sung nguồn vốn đầu tư. Đẩy mạnh đầu tư hạ tầng theo hình thức BT, BOT.

Thứ ba, cần thực hiện xã hội hóa trong đầu tư phát triển các lĩnh vực xã hội và đầu tư hạ tầng đô thị và nông thôn.

Muốn đảm bảo nguồn vốn này, cần phải tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao.

Kiến nghị với Trung ương và tỉnh có chính sách điều tiết tăng nguồn thu đối với huyện, qua đó sẽ có thêm nguồn vốn đầu tư cho phát triển. Thực hiện tốt thu đúng thu đủ; kịp thời khai thác các nguồn thu từ thuế, phí vào NSNN. Mở rộng và tận thu ngân sách, kịp thời điều chỉnh mức động viên phù hợp với hình thức sản xuất kinh doanh

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

của đối tượng nộp thuế khoán, chuyển những hộ có doanh thu lớn sang áp dụng chế độ nộp thuế theo kê khai. Tăng cường kiểm tra việc ghi chép sổ sách kế toán, chứng từ hóa đơn của các cơ sở sản xuất kinh doanh. Đảm bảo thống nhất quản lý và thu các loại phí và lệ phí, kiểm tra rà soát các loại phí và lệ phí theo đúng quy định về Pháp lệnh phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước.

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chống thất thu thuế, tích cực đôn đốc thu nộp thuế, chống dây dưa nợ đọng tiền thuế, nhằm thu đúng, thu đủ và kịp thời mọi khoản thu phát sinh vào ngân sách nhà nước. Đẩy mạnh công tác thi đua tuyên truyền luật thuế, làm tốt công tác tư vấn thuế cho các đối tượng kinh doanh. Kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện pháp luật của Nhà nước.

Thuế cần được điều chỉnh cho hợp lý hơn nhằm khuyến khích doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tăng cường tích tụ vốn, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh; thực hiện điều chỉnh cơ cấu các sắc thuế trên cơ sở mở rộng thuế trực thu và tăng tỷ lệ thuế trực thu trong tổng số NSNN thu từ thuế

Đôn đốc các cá nhân, tổ chức kinh doanh nộp tờ kê khai thuế đầy đủ và chính xác; phát hiện kịp thời các chỉ tiêu kê khai thiếu, chưa đúng, chưa đủ để hướng dẫn, nhắc nhở các doanh nghiệp kê khai lại, bổ sung đủ các chỉ tiêu kê khai. Hiện đại hóa công tác quản lý thuế, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý thuế có hiệu quả.

Cần triệt để tiết kiệm chi ngân sách, đặc biệt là chi thường xuyên; tiết kiệm chi ngân sách có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn hẹp. Triệt để tiết kiệm chi ngân sách sẽ giúp cho huyện có thể giải quyết được nhiều nhu cầu cấp thiết quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội. Vì vây, ngoài những biện pháp tăng nguồn thu ngân sách thì cần phải tiết kiệm chi ngân sách. Thực hành tiết kiệm phải trở thành việc làm thường xuyên của các cấp, mọi ngành, mọi lĩnh vực và trong sản xuất lẫn tiêu dùng. Để tiết kiệm chi ngân sách cần áp dụng các biện pháp sau:

- Thực hiện chi tiêu theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, hạn chế các khoản chi ngoài kế hoạch, các khoản chi mang tính chất hình thức phô trương. Thực hiện

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

nghiêm túc các chế độ quy định của Nhà nước về hội nghị, tiếp khách, giao dịch, công tác phí, xây dựng và sữa chữa trụ sở, mua sắm phương tiện làm việc ở các phòng ban cơ quan nhà nước.

- Nâng cao năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ công chức, tăng cường hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước để nhằm giảm chi tiêu ngân sách.

- Thực hiện công tác xã hội hóa trong một số lĩnh vực: giáo dục, y tế, văn hóa và thể thao, xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm động viên sự đóng góp của nhân dân để nhằm giảm bớt gánh nặng chi tiêu của ngân sách nhà nước.

Phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có từ các nguồn tài nguyên và tài sản công;

kiểm tra lại toàn bộ quỹ đất, thu hồi đất sử dụng sai chế độ, lập quy hoạch và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu tiền những khu đất đang có công trình xây dựng…

theo phương thức đấu giá công khai.

Huy động vốn từ khu vực dân doanh

+ Vốn doanh nghiệp: Bao gồm các doanh nghiệp trên địa bàn và các doanh nghiệp từ các địa phương khác đế. Nguồn VĐT của doanh nghiệp bao gồm các loại vốn tự có, vay ngân hàng, vay từ các dự án ưu đãi để đầu tư,…Do vậy, cần có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp bỏ vốn ra và vay vốn để đầu tư, nhà nước tạo điều kiện về môi trường đầu tư, về thủ tục hành chính trong công tác đầu tư, giúp các doanh nghiệp lập các dự án đầu tư, khuyến khích doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh với nguồn vốn đã bỏ ra bằng các chính sách hỗ trợ như miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, miễn giảm thuế các năm đầu do Luật thuế, hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện công tác đầu tư. Đối với các doanh nghiệp đã ổn định sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao thì cũng khuyến khích doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất SXKD, đầu tư theo chiều sâu, cũng khuyến khích doanh nghiệp quan tâm đầu tư nhằm tái tạo, bổ sung về môi trường, tài nguyên, … cũng như đầu tư bổ sung về cơ sở hạ tầng như giao thông, điện nước, thoát nước, … hoặc có thể đóng góp từ lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp để cùng đầu tư với nhà nước thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phúc lợi công cộng.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Để có thể huy động tối đa nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, trước hết phải triển khai mạnh Luật doanh nghiệp trên địa bàn huyện; đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp với các hình thức thích hợp để tạo ra được một hệ thống các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, mang lại lợi ích ngày càng tăng cho xã hội.

Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, tìm kiếm đối tác liên doanh để hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, thu được lợi nhuận cao, góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước.Huyện cần có chính sách kéo dài thời gian miễn và giảm tiền thuê đất, hỗ trợ tiền đền bù khi thu hồi đất; hỗ trợ vốn đầu tư bằng một phần thuế đất, thuế thu nhập doanh nghiệp thực nộp ngân sách trong các năm đầu; hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

+ Vốn từ thành phần kinh tế tư nhân và dân cư: Sau khi đã phê duyệt quy hoạch chi tiết các khu vực trọng điểm kinh tế thì sẽ có tác động thúc đẩy huy động nguồn vốn của tư nhân và dân cư để phát triển sản xuất kinh doanh, để tháo gỡ những manh mún trong đầu tư SXKD và hạ tầng của nhân dân cần phải có quy hoạch được phê duyệt để định hướng phát triển với tốc độ cao và bền vững … cần có chính sách khuyến khích dân tự đầu tư đối với các ngành và các điểm đã được phê duyệt quy hoạch, chú trọng ngành dịch vụ thương mại và dịch vụ du lịch cho phù hợp với điều kiện nguồn vốn và đầu tư có hiệu quả. Hỗ trợ thông qua các chính sách như cho vay vốn với lãi suất thấp tại Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn…; thực hiện huy động vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, nếu có cơ chế huy động tốt thì có thể đáp ứng một phần nhu cầu về VĐT.

Cần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho người dân dễ dàng bỏ vốn đầu tư vì họ tin tưởng vào chính sách khuyến khích đầu tư; khuyến khích áp dụng việc mở tài khoản cá nhân, gửi tiết kiệm, giảm dần tập quán giữ tiền mặt và việc tích trữ vàng. Đa dạng hóa các hình thức và công cụ huy động vốn đầu tư để người dân bất cứ nơi đâu, bất cứ thời điểm nào cũng có cơ hội đưa đồng tiền vào phát triển kinh tế.

Khuyến khích người dân bỏ vốn mở rộng sản xuất kinh doanh theo quy mô vừa và nhỏ, áp dụng các hình thức ưu đãi thuế, tiền thuê đất,…Đặc biệt, cần có chính sách

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

khuyến khích các hộ gia đình ở nông thôn, vùng sâu và vùng xa mạnh dạn bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh trên cơ sở khai thác các thế mạnh của mình.

Khuyến khích đầu tư theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, trong điều kiện nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, để có thể cùng nhau chung sức trong phát triển kinh tế – xã hội huyện trong thời gian tới. Trong khi nguồn vốn đầu tư của quốc gia còn hạn chế chưa đủ để bù đắp các chi phí để xây dựng trường học và trạm y tế thì Nhà nước có thể huy động vốn từ các thành phần trong dân cư như các cơ quan và công chức kinh tế trong huyện; có thể thành lập quỹ đầu tư tu sửa xây dựng trường lớp từ gia đình phụ huynh học sinh. Thực hiện chính sách xã hội hóa đầu tư phát triển kinh tế, sự nghiệp giáo dục y tế nhằm huy động thêm nguồn lực từ nhân dân.

Huyện đã có nhiều nỗ lực trong việc lồng ghép nguồn vốn nước ngoài (ODA, NGO) với các nguồn vốn ngân sách và của nhân dân để đầu tư một số công trình, hạng mục và nâng cao hiệu quả đầu tư. Trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, nhu cầu xây dựng rất lớn trong khi nguồn vốn còn rất hạn chế; vì vậy, cần phải huy động thêm kinh phí và ngày công của nhân dân và tư nhân trong huyện tham gia thi công xây dựng công trình.

Khuyến khích các loại hình kinh tế tư nhân bỏ vốn đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, từng bước cơ giới hóa để giảm bớt thời gian lao động, mở rộng các ngành nghề, phát triển sản xuất, kinh doanh, nhất là sản xuất hàng xuất khẩu, sản xuất vật liệu xây dựng. Hỗ trợ vốn ban đầu, cung cấp thông tin về thị trường và hỗ trợ đào tạo nghề cho các hộ phát triển sản xuất kinh doanh. Huy động tối đa các nguồn vốn còn tiềm ẩn trong dân thông qua việc động viên nhân dân gửi tiết kiệm.

Giải pháp huy động từ nguồn tín dụng

Trong giai đoạn hiện nay, các ngân hàng và các tổ chức tín dụng là trung gian tài chính huy động lớn nhất trong nền kinh tế. Do đó, cần phải coi trọng và tăng cường huy động vốn từ nguồn này. Cần có những giải pháp sau:

Trên địa bàn huyện số lượng ngân hàng còn hạn chế, do vậy doanh nghiệp và các họ sản xuất kinh doanh khó tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng ngân hàng.Vì vậy,

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

cần phải củng cố và phát triển hệ thống ngân hàng và TCTD trên địa bàn; khuyến khích phát triển TCTD, tập trung nguồn vốn huy động cho vay trung và dài hạn.

Mở rộng và đổi mới hoạt động của hệ thống ngân hàng, các tổ chức tài chính và quỹ TDND, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập các quỹ đầu tư để thu hút có hiệu quả các nguồn vốn.

Đơn giản thủ tục, linh hoạt trong cơ chế đảm bảo tiền vay để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh tiếp cận vốn từ các TCTD dễ dàng hơn.

Cho phép các ngân hàng thương mại mở rộng cho vay phát triển, sản xuất kinh doanh;

đáp ứng nhu cầu vay vốn của nông dân, tạo điều kiện phát triển làng nghề, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Áp dụng nhiều hình thức huy động tiết kiệm khác nhau như:

tiết kiệm xây dựng nhà ở, tín dụng tiêu dùng, tiết kiệm vàng và ngoại tệ.

Các nguồn vốn khác:

Có biện pháp khuyến khích các nguồn vốn từ các nhóm hội, cá nhân, kiều bào ở nước ngoài là con em của huyện; nguồn vốn từ đấu giá quyền sử dụng đất để bổ sung thêm vào nguồn vốn ngân sách. Thực hiện cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất để thu hút các nguồn vốn vào xây dựng kết cấu hạ tầng, các khu dân cư... Sắp xếp lại trụ sở các cơ quan quản lý Nhà nước phù hợp để tăng quỹ đất, tránh lãng phí các nguồn lực xã hội. Rà soát thu hồi các khu đất không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích.

Khuyến khích phát triển các hình thức liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh tế ngoài huyên đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Đồng thời tranh thủ tối đa nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, tập trung cho các công trình cộng cộng.

Tích cực xây dựng các dự án khả thi để tranh thủ tối đa sự hỗ trợ từ các nguồn vốn tín dụng, vốn vay ưu đãi, các nguồn vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu, chương trình MTQG như: chương trình giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, chương trình 257... để tăng nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế – xã hội của huyện.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án xây dựng cơ bản tại sở kế hoạch và đầu tư tỉnh thừa thiên huế (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)