PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
2.2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN GIO LINH GIAI ĐOẠN 2010 –
2.2.2 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư và tình hình sử dụng vốn đầu tư theo từng ngành
2.2.2.1. Cơ cấu theo nguồn vốn
Nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội huyện được huy động đa dạng.
Không chỉ huy động nguồn vốn đầu tư trong nước như: nguồn vốn NSNN, nguồn vốn đầu tư doanh nghiệp, nguồn vốn tín dụng và nguồn vốn dân cư mà còn huy động một lượng vốn đầu tư nước ngoài khá lớn. Hoạt động huy động và sử dụng vốn đầu tư không chỉ thúc đẩy quá trình tăng trưởng, dịch chuyển cơ cấu kinh tế mà còn tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho người dân.
a. Nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước
Trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư từ NSNN chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn huyện. Trong giai đoạn 2010 – 2012, vốn đầu tư từ NSNN đạt 551.993 triệu đồng, chiếm 43,46 % trong tổng vốn đầu tư của huyện trong giai đoạn 2010 – 2012.
Tỷ trọng vốn đầu tư từ NSNN năm 2010 chiếm 43,85 %, đến năm 2011 chỉ chiếm 41,75%. Đến năm 2012, vốn NSNN đạt 226.998 triệu đồng, chiếm 44,60%
trong tổng vốn đầu tư. Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư từ tỉnh và huyện tăng lên; vốn đầu tư phát triển của huyện tăng qua từng năm, năm 2010 đạt 31.044 triệu đồng tăng đến 68.300 triệu đồng (năm 2012). Trong tổng vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của huyện thì vốn từ NSNN vẫn chiếm tỷ trọng lớn, giữ vai trò chủ đạo, là nguồn vốn làm cơ sở cho các thành phần kinh tế khác thực hiện đầu tư phát triển.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Bảng 6: VĐT từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Gio Linh qua 3 năm 2010 – 2012
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh
2011/2010
So sánh 2012/2011 Giá trị
(tr.đ)
Tỷ trọng
(%) Giá trị Tỷ trọng
(%) Giá trị Tỷ trọng
(%) +/- % +/- %
Tổng vốn NSNN 151.509 100,00 173.286 100,00 226.998 100,00 21.777 14,37 53.712 30,99 1. Vốn ngân sách TW 67.403 44,49 72.573 41,88 63.158 27,82 4.170 6,19 -8.415 -11,76
2.Vốn ngân sách Tỉnh 53.062 35,02 60.015 34,63 95.540 42,09 6.953 13,10 35.525 59,19
3. Vốn ngân sách Huyện 31.044 20,49 40.698 23,49 68.300 30,09 9.654 31,09 27.602 67,82 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Gio Linh)
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Về cơ cấu đầu tư, nguồn vốn từ NSNN tập trung đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế; các dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN chủ yếu là dự án giao thông, thủy lợi, công trình văn hóa, giáo dục, y tế, phúc lợi công cộng. Nguồn vốn NSNN chủ yếu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, các dự án công trình trọng điểm nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, hiệu quả và làm động lực thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế khác, đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng khó khăn. Vốn đầu tư phát triển từ NSNN tham gia trực tiếp và hỗ trợ vốn tạo nền tảng để các nguồn vốn khác đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh. Gia tăng nguồn vốn đầu tư phát triển từ NSNN, đây là nguồn vốn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề tăng trưởng kinh tế - xã hội của huyện. Trong đó, tỉnh hỗ trợ đầu tư trụ sở thị trấn, trạm y tế, tuyến đường trung tâm và một số công trình thiết yếu khác. Khu vực bãi tắm Cửa Việt và dọc theo tuyến đường Cửa Việt - Cửa Tùng được Tỉnh đầu tư khá đồng bộ về hạ tầng để phục vụ phát triển du lịch.
b. Nguồn vốn đầu tư từ khu vực doanh nghiệp nhà nước
Vốn doanh nghiệp nhà nước đầu tư có nguồn gốc chủ yếu từ ngân sách nhà nước cấp, nguồn vốn khấu hao tài sản; ngoài ra còn có nguồn vốn tích lũy trong quá trình sản xuất kinh doanh thường được gọi là vốn tự có. Trước đây, thời kỳ bao cấp, nguồn vốn đầu tư vào các dự án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước chủ yếu là do ngân sách nhà nước cấp; hiện nay các dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước chủ yếu từ vốn tín dụng nhà nước, vốn tín dụng thương mại và một phần vốn tự có của doanh nghiệp. Xét nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, giai đoạn 2010 – 2012 đạt 227.760 triệu đồng. Năm 201, tỷ trọng vốn đầu tư của doanh nghiệp chiếm 19,73 %. Đến năm 2012 tỷ trọng vốn đầu tư doanh nghiệp chiếm 16,96 %. Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong cơ cấu vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn năm 2010 là 68.170 triệu đồng, đến năm 2011 VĐT của DNNN là 73.280 triệu đồng, đến năm 2012 đạt 86.310 triệu đồng, tăng 17,78 % so với cùng kỳ. Về cơ cấu đầu tư, vốn doanh nghiệp nhà nước tập trung đầu tư vào ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ - du lịch, giảm ngành nông – lâm – ngư.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Bảng 7: Cơ cấu VĐT doanh nghiệp nhà nước theo từng lĩnh vực trên địa bàn huyện Gio Linh qua 3 năm 2010 – 2012
(ĐVT:Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Giá trị (Tr.đ)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (Tr.đ)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (Tr.đ)
Tỷ trọng (%)
Tổng VĐT 68.170 100,00 73.280 100,00 86.310 100,00 1. Nông – lâm –
ngư 5.112,75 7,50 4.506,72 6,15 4.315,5 5,00
2. Công nghiệp
– xây dựng 37.125,38 54,46 38.911,68 53,10 49.593,73 57,46 3. Dịch vụ - du
lịch 25.931,87 38,04 29.861,6 40,75 32.400,77 37,54
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Gio Linh)
Trong thời gian vừa qua, nguồn vốn đầu tư doanh nghiệp doanh nhà nước đã đầu tư vào các lĩnh vực nông – lâm – ngư, xây dựng hạ tầng, khai thác khoáng sản và các hoạt động dịch vụ đã góp phần tăng nguồn vốn đầu tư trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, huy động từ nguồn vốn này còn hạn chế nhưng xét về hiệu quả hoạt động thì doanh nghiệp nhà nước đã hoạt động có hiệu quả, giải quyết công ăn việc làm và thu nhập cho người dân.
c. Nguồn vốn doanh nghiệp ngoài quốc doanh và dân cư
Tổng hợp VĐT giai đoạn 2010 – 2012, vốn doanh nghiệp ngoài quốc doanh và dân cư đạt 130.221 triệu đồng, chỉ chiếm 10,26 % trong tổng VĐT toàn xã hội. Vốn đầu tư từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh và dân cư có xu hướng tăng lên qua các năm. Xét nguồn vốn của tư nhân và dân cư, giai đoạn 2010 – 2012 là 130,221 triệu đồng. Năm 2010, tỷ trọng vốn đầu tư từ tư nhân và dân cư chiếm 9,97 % và chiếm 10,16 % năm 2011 và 10,53 % năm 2012.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Tuy nhiên, với tỷ lệ chiếm 10,25 % trong tổng VĐT thì đây là tỷ lệ còn thấp so với toàn tỉnh; nguyên nhân chủ yếu là nền kinh tế của huyện còn chậm phát triển, dân cư chủ yếu sống bằng nghề nông, thu nhập của người dân còn thấp. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2012 chiếm tỷ lệ cao 14,8 %. Bên cạnh đó, huyện Gio Linh là một trong những huyện chịu ảnh hưởng rất lớn của chiến tranh để lại; huyện có nhiều gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng, ... Huyện còn có đến 5 xã đặc biệt khó khăn và trong diện được nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia như 134, 135.
Biểu đồ 1: VĐT của doanh nghiệp ngoài quốc doanh và dân cư qua 3 năm 2010 – 2012.
Bên cạnh đó, số doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn phát triển cả quy mô và chất lượng. Trên địa bàn hiện có 3.818 đơn vị, doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh với nhiều loại hình hoạt động khác nhau, trong đó có: 12 công ty cổ phần, 26 Công ty TNHH một thành viên, 27 Công ty TNHH hai thành viên, 25 doanh nghiệp tư nhân; có 3.487 hộ kinh doanh cá thể. Một số chính sách thông thoáng và cởi mở đã thu hút và huy động các tầng lớp dân cư, doanh nghiệp trong và ngoài huyện tích cực đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Huyện đã có nhiều nỗ lực trong việc lồng ghép nguồn vốn nước ngoài (ODA, NGO) với các nguồn vốn ngân sách và của nhân dân để đầu tư một số công trình, hạng mục và nâng cao hiệu quả đầu tư. tổng giá
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
trị vốn đóng góp của dân đạt khoảng dưới 10 tỷ đồng (dưới hình thức công lao động, nguyên vật liệu và tiền mặt). Với những lý do trên, nên vốn đầu tư từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh và dân cư chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Nhưng nguồn vốn này đã đóng góp không nhỏ trong việc thúc đẩy tăng trưởng giá trị sản xuất, cơ cở hạ tầng đã được thay đổi, nguồn thu cho NSNN của địa phương ngày càng được cải thiện.
d. Nguồn vốn tín dụng đầu tư
Nguồn vốn tín dụng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn đầu tư được huy động trên địa bàn. Năm 2010, tỷ trọng vốn tín dụng chiếm 14,54 %; đến năm 2011 chiếm 14,86 %, năm 2012 vốn tín dụng chỉ chiếm 12,74 % tỷ trọng giảm 2,12 % so với cùng kỳ. Nếu xét về giá trị tuyệt đối thì vốn tín dụng tăng lên qua các năm nhưng tỷ trọng vốn tín dụng có xu hướng giảm do các nguồn vốn khác trong cơ cấu vốn đầu tư tăng lên và chiếm tỷ trọng lớn hơn.
Năm 2010, vốn tín dụng đầu tư đạt 50.250 triệu đồng, chiếm 14,54 % tổng VĐT toàn xã hội, bằng 0,33 lần VĐT NSNN, bằng 0,74 lần VĐT DNNN và bằng 1,45 lần vốn đầu tư doanh nghiệp ngoài quốc doanh và dân cư. Đến năm 2012, vốn tín dụng đầu tư của nhà nước là 64.832 triệu đồng, chiếm 12,74 % VĐT toàn xã hội, bằng 0,29 lần VĐT NSNN, bằng 0,75 lần VĐT DNNN và bằng 1,24 lần VĐT NQD và dân cư
Bảng 8: VĐT tín dụng trên địa bàn huyện Gio Linh qua 3 năm 2010 -2012 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội Tr.đ 345.500 415.060 509.000
2. Vốn tín dụng đầu tư Tr.đ 50.250 61.660 64.832
- So với tổng VĐT toàn xã hội (%) 14,54 14,86 12,74
- So với VĐT NSNN (lần) 0,33 0,36 0,29
- So với VĐT DNNN (lần) 0,74 0,84 0,75
- So với VĐT NQD và dân cư (lần) 1,45 1,46 1,21
(Nguồn: Phòng Tài chính – kế hoạch huyện Gio Linh)
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Hệ thống ngân hàng trên địa bàn huyện gồm có chi nhánh Ngân hàng NN &
PTNT, Ngân hàng Công thương và Ngân hàng Chính sách xã hội, 1 hợp tác xã tín dụng. Hoạt động của các ngân hàng chủ yếu phục vụ sản xuất kinh doanh, đầu tư và tiêu dùng, ngày càng tăng. Vai trò của ngân hàng ngày càng được phát huy; hoạt động tín dụng của các chương trình quốc gia, HTX tín dụng và tín dụng trong nhân dân cũng góp phần tích cực trong hoạt động sản xuất. Tuy nhiên chất lượng các dịch vụ tín dụng và ngân hàng còn nhiều hạn chế.
Thực hiện chủ trương đẩy mạnh tín dụng, hướng hoạt động của các ngân hàng và tổ chức tín dụng trên địa bàn vào việc phát triển kinh tế - xã hội huyện. Trong những năm gần đây, các ngân hàng và TCTD trên địa bàn có nhiều cố gắng trong việc huy động tao nguồn vốn cho vay để phát triển kinh tế bằng việc đa dạng các hình thức huy động vốn, đã thu hút được lượng vốn nhàn rỗi của xã hội. Do công tác huy động vốn qua hệ thống tín dụng ngân hàng có nhiều tiến bộ nên việc cho vay để đầu tư phát triển đạt được những kết quả khích lệ.
e. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài (ODA, NGO)
Trong những năm qua, huyện Gio Linh đã có nhiều nỗ lực trong vận động, thu hút, quản lý và sử dụng các nguồn vốn nước ngoài, bao gồm: vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn viện trợ phi Chính phủ (NGO) để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo, nâng cao năng lực quản lý và cải thiện đời sống của người dân. Tổng nguồn vốn đầu tư nước ngoài tính đến năm 2012 thực hiện 186.044 triệu đồng. Tuy khối lượng vốn chưa nhiều, chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong tổng vốn đầu tư nhưng nguồn vốn này có vai trò quan trọng trong hoạt động đầu tư của huyện.
- Vốn ODA tập trung vào các lĩnh vực: cấp nước, vệ sinh môi trường, phát triển nông thôn, xoá đói giảm nghèo và thuỷ lợi; trong đó, Dự án chia sẻ của chính phủ Thủy điện với mục tiêu xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Gio Linh, tập trung vào các xã như Gio Hải, Trung Giang,…; ngoài ra còn tập trung đầu tư xây dựng tuyến đường giao thông nông thôn liên xã ở các vùng khó khăn như Gio Hải, Gio Mỹ, Trung Giang,…
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
- Vốn NGO do các tổ chức phi chính phủ tài trợ; đặc điểm của nguồn vốn này quy mô nhỏ, phụ thuộc rất lớn vào nhà tài trợ do họ xem xét để quyết định đầu tư, nhưng nó góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết một phần khó khăn, thúc đẩy xóa đói giảm nghèo. Vốn NGO tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng các xã nghèo, các dự án đảm bảo vệ sinh môi trường, nước sạch nông thôn.
Nguồn vốn viện trợ nước ngoài, giai đoạn 2010 – 2012 thực hiện đạt 183.044 triệu đồng. Tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài năm 2010 chiếm 11,91 %. Năm 2011, tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài chiếm 15,58 %, đến năm 2012 tỷ trọng vốn đầu tư chiếm 15,17%. Tỷ trọng nguồn vốn này có xu hướng tăng lên qua các năm tuy nhiên vẫn còn thấp; chủ yếu là vốn đầu tư được huy động trong nước, huyện chưa thu hút được nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Bảng 9: Cơ cấu VĐT nước ngoài theo lĩnh vực trên địa bàn huyện Gio Linh qua 3 năm 2010– 2012
Chỉ tiêu
Giai đoạn 2010 – 2012 Tỷ trọng(%) Giá trị (Tr.đ)
1. Nông nghiệp, nông thôn 45 83.719,80
2. Thủy lợi, cấp nước, vệ sinh môi trường 29 53.952,76
3. Điện, giao thông 12 22.325,28
4. Các lĩnh vực khác (y tế, giáo dục,
kiên cố hóa kênh mương…) 14 26.046,16
(Nguồn: Phòng Tài chính – kế hoạch huyện Gio Linh)
Về tỷ trọng, vốn nước ngoài phân bổ cho các lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn chiếm 45%; thuỷ lợi, cấp nước, vệ sinh môi trường chiếm 29%; điện, giao thông chiếm gần 12% và các lĩnh vực khác chiếm 14% như y tế, giáo dục, kiên cố hóa kênh mương... Nguồn vốn nước ngoài đã được quản lý và sử dụng có hiệu quả, góp phần quan trọng vào phát triển kết cấu hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội, nhiều công trình được đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài và phát huy hiệu quả tốt như: đường 75 Đông, tuyến đường 74, các tuyến đường giao thông nông thôn (39km), điện khí hoá xã Gio Mỹ, cấp nước thị trấn Gio Linh và các xã vùng Tây Gio Linh (Gio An, Linh Hải, Hải Thái), các trạm y tế, trường học và thư viện, trung tâm học tập cộng đồng cấp xã
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
và thôn. Nhiều mô hình kinh tế hộ gia đình được xây dựng và nhân rộng như: su le - mướp đắng ở xã Gio Phong; nuôi cá chình lồng ở xã Gio Hòa; nuôi lợn thâm canh sử dụng chế phẩm EM tại các xã đồng bằng Gio Linh; phát triển kinh tế biển ở xã Gio Việt, thị trấn Cửa Việt. Một số mô hình thu gom và xử lý rác thải do Hội phụ nữ đảm trách tại xã Linh Hải, Hải Thái và thị trấn Cửa Việt, góp phần cải thiện điều kiện vệ sinh và nâng cao sức khoẻ cho người dân.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thu hút, vận động, quản lý và sử dụng các nguồn vốn nước ngoài vẫn còn một số mặt hạn chế, khó khăn như: Kết quả thu hút vốn FDI không tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và điều kiện về cơ sở hạ tầng của địa phương. Do điều kiện ngân sách của địa phương còn khó khăn nên việc bố trí vốn đối ứng cho các chương trình, dự án ODA và NGO còn thiếu, nhất là đối với các dự án thuộc nguồn vốn NGO thì địa phương hầu như không có khả năng đối ứng.
Công tác duy tu, bảo dưỡng các công trình còn hạn chế. Nhiều công trình khi hoàn thành và bàn giao cho địa phương quản lý qua một thời gian sử dụng đã bị xuống cấp, trong khi đó địa phương không có kinh phí bố trí cho việc cải tạo, sửa chữa nên ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ công trình. Năng lực, hiểu biết và kinh nghiệm của một số cán bộ cấp huyện và xã trong vận động, thu hút các nguồn vốn nước ngoài còn hạn chế, nhất là hiểu biết về quy trình, thủ tục vận động tài trợ và thực hiện dự án.
Tính chủ động của huyện trong đề xuất dự án, tiếp cận nhà tài trợ chưa cao. Công tác kiểm tra, theo dõi và đánh giá việc thực hiện nguồn vốn nước ngoài, đặc biệt là nguồn vốn NGO còn hạn chế.
Bên cạnh những kết quả huy động vốn đạt được trong thời gian vừa qua, nhiệm vụ của Đảng bộ, chính quyền và người dân huyện Gio Linh cần chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường xúc tiến đầu tư nhằm huy động nhiều hơn từ nguồn vốn ngoài NSNN và nguồn vốn viện trợ nước ngoài (ODA, NGO…).