PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
2.1 ĐẶC ĐIỂM VỀ KIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KT – XH CỦA HUYỆN GIO LINH
2.1.2 Đặc điểm tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên
Nét đặc trưng của địa hình Gio Linh là dốc nghiêng từ Tây sang Đông; 67,18%
diện tích lãnh thổ là đồi núi, 26,7% diện tích là đồng bằng và 6,12% diện tích là bãi cát và cồn cát ven biển. Đặc trưng địa hình của huyện đã kiến tạo nên 03 vùng địa lý khá rõ rệt là: vùng biển, vùng đồng bằng, vùng gò đồi và miền núi.
- Vùng gò đồi và miền núi: có diện tích tự nhiên 31.02 ha, là dạng địa hình đặc thù của vùng trung du chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng phía Đông và vùng núi phía Tây.
- Vùng đồng bằng của huyện có diện tích tự nhiên 13.106ha được bồi đắp phù sa từ hệ thống sông Bến Hải, sông Cửa Việt; có địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao tuyệt đối từ 25-30m; đây là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, nhất là sản xuất lúa của huyện.
- Vùng ven biển có diện tích tự nhiên 3.170 ha, chủ yếu là các cồn cát, đụn cát phân bố dọc ven biển. Địa hình tương đối bằng phẳng với các dãi cát thấp lượn sóng xen kẻ một số cồn cát dạng đồi thoải.
Đặc điểm địa hình trên tạo cho Gio Linh có thể hình thành và phát triển 3 tiểu vùng kinh tế khá rõ nét, đặc biệt là trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp có điều kiện để phát triển đa dạng hoá các loại cây trồng, vật nuôi phong phú; hình thành các vùng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
bởi nhiều đồi núi, sông suối, đầm, ao hồ, bãi cát và cồn cát xen kẻ nhau nên việc kiên cố hóa kênh mương, phát triển giao thông nội đồng, tổ chức sản xuất theo hướng cơ giới hóa, điện khí hóa nông nghiệp nông thôn gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với vùng đồi núi và cát ven biển.
2.1.2.2. Khí hậu thời tiết
Huyện Gio Linh chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa tương đối điển hình.
Mùa hè gió Tây Nam khô nóng; mùa đông gió Đông Bắc ẩm ướt. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 24-250C; nhiệt độ các tháng cao nhất (tháng 5, 6,7) khoảng 350C, có năm lên tới 400C; tháng thấp nhất (tháng 1,2) khoảng 180C, có khi xuống 8-90C; biên độ nhiệt chênh lệch khá lớn. Huyện chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính là gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Gió mùa Tây Nam bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8, tốc độ gió bình quân từ 2-3m/s, có khi lên tới 7-8 m/s; gió khô, nóng, bốc hơi mạnh gây khô hạn kéo dài. Gió mùa Đông Bắc bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, tốc độ gió đạt 4-6m/s, trong mùa mưa bão có thể lên tới 30-40m/s, gió kèm theo mưa lớn gây lũ lụt ngập úng ở nhiều vùng. Bão thường xuất hiện từ tháng 9-11 hàng năm; năm nhiều nhất có 4 cơn bão, tốc độ gió trong bão 20m/s, có khi lên tới 40m/s. Bão có cường suất gió mạnh kèm theo mưa lớn kết hợp với nước biển dâng cao gây lũ lụt lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
Lượng mưa trung bình hàng năm 2.500 - 2.700mm, cao hơn mức trung bình cả nước. Chế độ mưa ở Gio Linh có chung đặc điểm với cả tỉnh, biến động rất mạnh theo các mùa. Điều kiện khí hậu, thời tiết đặc thù cho phép huyện Gio Linh phát triển nền nông nghiệp đa dạng phù hợp với các mùa vụ. Tuy vậy, vẫn có những yếu tố bất lợi như khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân.
2.1.2.3. Tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất - Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 47.298,6ha, trong đó:
+ Đất nông nghiệp: 28.593,01ha chiếm 60,45% diện tích đất tự nhiên, tăng 1.140,3ha so với năm 2005.
+Đất phi nông nghiệp: Diện tích đất phi nông nghiệp toàn huyện năm 2009 là 4.864,81ha chiếm 10,29 % đất tự nhiên, giảm 250,29ha so với năm 2000. Đất ở tăng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
30,95ha so với năm 2005 và tăng 45,95ha so với năm 2000; trong lúc đó các loại đất chuyên dùng khác như đất nghĩa trang, nghĩa địa giảm so với trước.
+ Đất chưa sử dụng: Diện tích đất chưa sử dụng còn 13.840,87ha chiếm 29,26% tổng diện tích tự nhiên, giảm 6.426,39ha so với năm 2000; trong đó: đất bằng 4.671,02ha, chiếm 33,75% diện tích đất chưa sử dụng; đất đồi núi còn 9.169,85ha, chiếm 66,25% diện tích đất chưa sử dụng.
Quá trình khai thác và sử dụng đã làm biến đổi mục đích sử dụng đất theo hướng tăng diện tích đất nông nghiệp.Tuy nhiên, diện tích đất chưa sử dụng vẫn còn nhiều, cần có giải pháp thích hợp để khai thác nhằm tăng hệ số sử dụng đất trong giai đoạn tới.
2.1.2.4. Tài nguyên rừng
Toàn huyện có 17.053,35ha rừng, chiếm 32,5% diện tích tự nhiên, trong đó:
Rừng tự nhiên có diện tích 5.220,95 ha, rừng trồng có diện tích 11.832,35ha với tổng trữ lượng 3,2 triệu m3..
Do vị trí địa lý và điều kiện địa hình, toàn bộ rừng tự nhiên của huyện Gio Linh đều là rừng gỗ với 2 kiểu: Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở độ cao dưới 700 mét và rừng kín thường xanh á nhiệt đới phân bố ở độ cao trên 700 mét.
Rừng trồng nhìn chung chất lượng khá, tăng trưởng ở các lập địa tuy có chênh lệch đáng kể nhưng đều ở mức độ trung bình so với toàn tỉnh. Chủng loại cây trồng ngày càng đa dạng hơn, ngoài các giống cây như thông, keo lá tràm, bạch đàn, đã có nhiều giống cây trồng được đưa vào khảo nghiệm và trồng rộng rãi xen với các loại cây khác như huỷnh, sao đen, sến trung, keo tai tượng, keo lai…đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Tuy vậy, rừng trồng hiện tại có cơ cấu cây trồng chưa phong phú, đa số được trồng với cấu trúc đơn giản, một tầng đều tuổi, độ tàn che thường thấp (dưới 0,5) nên chưa đáp ứng được yêu cầu về tác dụng nhiều mặt của rừng, cả về kinh tế lẫn môi trường sinh thái.
2.1.2.5. Tài nguyên biển
Bờ biển Gio Linh dài 15km với 2 cửa lệch lớn là Cửa Tùng và Cửa Việt. Ngư trường Gio Linh là nơi trú ngụ của nhiều loại hải sản quý: các loại tôm hùm, cua, cá
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
thác hàng năm trên địa phận của vùng ven biển Gio Linh khoảng 7.000 - 8.000 tấn. Ở 2 cửa lệch Cửa Tùng và Cửa Việt có hệ thống bến đậu thuận lợi cho tàu thuyền vào ra cũng như tránh trú bão; đồng thời có điều kiện để phát triển cảng cá và dịch vụ hậu cần cho nghề cá. Đặc biệt, việc mở rộng Cảng Cửa Việt sẽ tạo cho Gio Linh có ưu thế nổi bật trong phát triển kinh tế nói chung và thủy sản nói riêng. Bên cạnh tài nguyên biển, Gio Linh còn có 1.997,92ha mặt nước chuyên dùng có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở các vùng hồ, đập thủy lợi lớn nhỏ ở Tây Gio Linh, sông Cánh Hòm, sông Cụt, đập hói Đông Gio Linh, Trung Hải, Gio Mỹ, Gio Mai. Vùng cát ven biển còn có khả năng nuôi tôm trên cát cho hiệu quả cao. Đây là thế mạnh nổi bật có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện; là lợi thế để Gio Linh phát triển ngành đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản trở thành ngành mũi nhọn trong những năm tới.
Bờ biển Gio Linh là dải cát trắng, bằng phẳng tạo thành những bãi tắm đẹp;
trong đó, Cửa Việt có thể trở thành khu du lịch - dịch vụ biển đầy tiềm năng với các loại hình như tắm biển, nghỉ dưỡng, nghỉ mát. Khu du lịch - dịch vụ Cửa Việt gắn với khu du lịch Cửa Tùng và đảo Cồn Cỏ tạo thành một tam giác du lịch biển trọng điểm của tỉnh trong chiến lược phát triển tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây.
2.1.2.6. Tài nguyên nước
Với lượng mưa hàng năm lên đến 2.500mm sẽ cho tổng trữ lượng nước mặt trên 1,2 tỷ m3/năm. Trên địa bàn huyện còn có 3 con sông chính là: sông Bến Hải, sông Hiếu và sông Cánh Hòm đem lại nguồn tài nguyên nước khá lớn.
Sông Bến Hải nằm phía Bắc huyện, có chiều dài 59km; Sông Hiếu nằm về phía Nam huyện có chiều dài khoảng 45km, phần chảy qua địa phận huyện Gio Linh có độ dài trên 8 km. Hai con sông này đều bị nhiễm mặn, do đó, việc sử dụng nguồn nước mặt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn.
Đông Gio Linh, từ thôn Xuân Hòa xã Trung Hải qua xã Gio Mỹ, xã Gio Thành đến thôn Mai Xá, xã Gio Mai với chiều dài 23,6km, chiều rộng trung bình 45m, diện tích lưu vực 143 km2 đã được ngọt hóa. Đây là hệ thống sông quan trọng cung cấp nước tưới cho vùng Đông Gio Linh; thường xuyên được bổ sung từ nguồn nước mưa tích tụ và nước xả từ các hồ chứa ở Tây Gio Linh.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Ngoài hệ thống sông, còn có một số hồ thuỷ lợi như: Hà Thượng, Kinh Môn, Trúc Kinh, các hồ nhỏ như: An Trung, Hoàng Hà, Nhĩ Thượng, Nhĩ Hạ... cung cấp một phần đáng kể nguồn nước cho sản xuất và đời sống của nhân dân.
2.1.2.7. Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn huyện, than bùn phân bố chủ yếu ở các vùng cát sẩm thấp và ven biển thuộc xã Gio Quang, có trữ lượng khoảng 40.000 tấn, nhiệt lượng đạt 2.300- 3.500kcal/kg khai thác dùng làm chất đốt và sản xuất phân bón.
Titan phân bổ ở vùng cát ven biển Trung Giang, Gio Mỹ có trữ lượng khoảng 3.000 - 5.000 tấn/năm. Silic cát phân bổ ở bờ biển Bắc Cửa Việt, Gio Thành, Gio Mỹ, Trung Giang, Gio Hải. Loại silic cát có độ hạt mịn 0,1- 1mm, thành phần SiO2 > 99%
dùng để sản xuất thủy tinh cao cấp có trữ lượng trên 1 triệu tấn.
Các loại khoáng sản khác: đất sét sản xuất gạch ngói ở vùng Đông Gio Linh;
đá ong, đá chẻ được phân bổ ở vùng đồi Tây Gio Linh, cát sạn phân bổ dọc sông Bến Hải và các xã Linh Thượng, Vĩnh Trường đáp ứng được yêu cầu cung cấp vật liệu xây dựng trong và ngoài huyện.
Nhìn chung Gio Linh là huyện nghèo về tài nguyên khoáng sản, ít về số lượng chủng loại, trữ lượng không lớn, phân bố tại các vùng khá nhạy cảm về môi trường nên cần cân nhắc trong các hoạt động khai thác khoáng sản.