PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ NHẲM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1 Kinh nghiệm huy động vốn đầu tư một số nước trên thế giới
Kinh nghiệm huy động vốn của những quốc gia Đông Nam Á
Kinh nghiệm của những quốc gia ĐNA cho thấy một trong những nguyên nhân quan trọng để tạo nên sự thành công trong sự phát triển công nghiệp ở các nước này là họ đã đẩy mạnh quá trình tích tụ và tập trung vốn trong lĩnh vực công nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Đầu tư (một phần của GDP) của Đông á đã tăng mạnh trong khoảng một phần tư cuối thế kỷ trước. Mức vốn đầu tư cao hơn các khu vực đang phát triển khác nay còn lại khoảng hơn 50%.
Phần đầu tư tư nhân ở Đông Á trong GDP nhiều hơn 2/3 so với khu vực đang phát triển khác. Đầu tư tư nhân được khuyến khích bởi một môi trường kinh tế vĩ mô nhìn chung là tích cực và do Nhà nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Tư liệu sản xuất nhập khẩu không bị đánh thuế cao cũng góp phần khuyến khích đầu tư trong nước.
Điều đặc biệt là lãi suất trả cho các dự án đầu tư của ngân hàng thế giới (WB) vào các nước ĐNA cao hơn so với các nước khác, vì các nước ĐNA muốn khuyến khích các dự án đầu tư vào nước mình. Chẳng hạn: trong giai đoạn 1974 – 1992 lãi suất trung bình là 18 % ở các nước ĐNA còn ở các nước chỉ khoảng 16%.
Nói chung các nước ĐNA đều luôn giảm tối đa mức chi tiêu NS bằng nhiều biện pháp đồng bộ: khích lệ truyền thống tiết kiệm của người dân Á Đông, thường xuyên tuyên truyền tiết kiệm trong dân cư.
Đặc biệt họ đã đẩy mạnh đầu tư cho giáo dục. Trên thực tế thì hoạt động tập trung và tích tụ vốn của các nước ĐNA được trợ giúp bởi một lượng tiền gửi tiết kiệm tăng rất nhanh và một phần nguồn vốn đâu tư nước ngoài vào. Buổi đầu phát triển kinh tế Đài Loan, thu nhập thấp, số tiền tiết kiệm lại càng thấp. Trong thập niên 1950, mức tiết kiệm (so sánh với mức sản xuất của toàn dân) còn chưa tới 10 %, mức đầu tư là 40% phải nhờ viện trợ Mỹ tiếp vốn. Muốn đột phá vòng luẩn quẩn của các quốc gia lạc hậu thu nhập thấp, tiết kiệm ít, trưởng thành chậm, để đạt được mục tiêu tự lực trưởng thành.
Kinh nghiệm huy động vốn của Trung Quốc
Trung Quốc thực hiện chính sách cải cách mở cửa vào khoảng 20 năm cuối thế kỷ XX và đã giành những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế. Có được những kết
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
quả đó là do Trung Quốc đã đổi mới và thực hiện chính sách thu hút, huy động và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả.
Đối với ngân sách nhà nước, Trung Quốc tập trung đầu tư cho các công trình trọng điểm bao gồm: các công trình không sinh lời mang tính phúc lợi công cộng, các công trình kết cấu hạ tầng, các dự án công nghiệp trọng điểm, công nghệ kĩ thuật mới;
cùng với các chương trình này, cải cách giáo dục và đào tạo đã nâng cao đáng kể chất lượng nguồn nhân lực.
Ngoài vốn ngân sách nhà nước, Trung Quốc đã tích cực huy động vốn trong qua nhiều kênh khác nhau; hỗ trợ đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn với nhiều mô hình, xí nghiệp; cải cách cơ chế, chính sách đầu tư, trao quyền tực chủ cho các doanh nghiệp nhà nước.
Việc huy động vốn đầu tư nước ngoài được đặc biệt chú trọng với những chính sách ưu đãi và thông thoáng. Những năm gần đây, trọng tâm của yêu cầu về vốn FDI, coi trọng huy động của các công ty xuyên quốc gia. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vùng khó khăn. Đến nay, Trung Quốc đã thông qua hàng loạt các biện pháp thúc đẩy sản xuất, khuyến khích các nhà sản xuất đầu tư ra nước ngoài.
1.2.2 Kinh nghiệm huy động vốn đầu tư trong nước
Kinh nghiệm huy động vốn của tỉnh Đà Nẵng
Mỗi địa phương đều đạt được những thành công và kinh nghiệm trong phát triển kinh tế – xã hội. Đối với công tác huy động vốn đầu tư để phát triển kinh tế – xã hội, Đà Năng đã làm tốt và đạt được những thành công và những kinh nghiệm quý giá:
Thứ nhất: Đà Nẵng đã nâng cao công tác quy hoạch, bao gồm quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết,…
Thứ hai:Đà Nẵng đã biết khai thác tốt lợi thế về mặt vị trí địa lý, đây có thể lợi thế quan trọng của tỉnh để huy động, đa dạng các nguồn vốn đầu tư và sử dụng các công cụ tài chính để huy động.
Thứ ba: Tỉnh tạo môi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi để khai thác huy động nguồn vốn đầu tư. Tỉnh tập trung đầu tư phát triển cơ cở hạ tầng, hệ thống giao thông thủy bộ phát triển khá là tiền đề quan trọng cho việc phát triển kinh tế – xã hội.
Thứ tư: Đối với các nguồn vốn nước ngoài, Đà Nẵng mở rộng tự do đầu tư, tăng cường xúc tiến đầu tư, tạo môi trường đầu tư thông thoáng nhằm thu hút đầu tư
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
nước ngoài. Ban hành các chính sách ưu đãi FDI thông thoáng, dễ tiếp cận, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tự lựa chọn hình thức, đối tác, ngành nghề và địa điểm đầu tư…
1.2.3 Bài học kinh nghiệm
Qua kinh nghiệm huy động vốn của địa phương trong nước và quốc gia trên thế giới, ta thấy:
Kinh nghiệm huy động vốn từ các nước rất đa dạng không theo một khuôn mẫu nhất định trước nào. Điểm chung có thể rút ra từ các nước thành công trong chính sách này đều tuân thủ những quy luật kinh tế cơ bản, tận dụng tối đa các lợi thế so sánh của nước mình và tính đến một cách cặn kẽ điều kiện tự nhiên, đặc điểm của dân tộc.
Kinh nghiệm ở một số nước còn cho thấy quỹ đầu tư là một định chế tài chính trung gian tương đối thích hợp để huy động và sử dụng nguồn vốn lớn. Nó góp phần vào giải quyết bài toán khó về huy động vốn trong nước, tích lũy trong nước chỉ được cải thiện nhờ chính sách lãi suất mà còn nhờ tiết kiệm của chính phủ. Việc hạn chế phần chi tiêu này góp phần tích cực trở lại với vấn đề vốn trong nước. Một chính phủ gọn nhẹ với những nguyên tắc chi tiêu một cách hợp lý có ý nghĩa thực sự đối với tích lũy cho nội bộ nền kinh tế quốc dân.
Kinh nghiệm huy động vốn đầu tư phát triển của các nước ĐNA cho thấy các nước đều coi trọng nguồn vốn đầu tư trong nước. Để thu hút và huy động nguồn vốn trong nước cần có những biện pháp tích cực để khuyến khích tiết kiệm như: điều chỉnh lãi suất hợp lý, mở rộng mạng lưới huy động vốn để khai thác những khoản tiết kiệm trong dân cư, các công cụ huy động vốn ngày càng phát triển đa dạng để đáp ứng nhu cầu của người gửi tiền. Hầu hết các nước đều có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, đặc biệt là các doanh nghiệp.
Đối với nguồn vốn nước ngoài, các nước coi trọng nguồn vốn này không kém phần quan trọng trong nguồn vốn huy động, là nguồn vốn có thể phá vỡ vòng luẩn quẩn thiếu vốn của các quốc gia đang phát triển. Ngoài ra, có thể sử dụng công cụ thuế như một công cụ hấp dẫn để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
CHƯƠNG 2