Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VĂN HÓA ỨNG XỬ
1.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
1.4.3. Đô thị hóa - Hiện đại hóa công sở
Hiện nay nước ta theo định hướng xã hội chủnghĩa với nền kinh tế phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, kinh tế thịtrường đã ảnh hưởng, đặt ra những yêu cầu mới đối với việc xây dựng văn hóa nói chung và văn hóa công sở nói riêng.
UBND xã Tiền Yên trong những năm gần đây đã đƣợc quan tâm đầu tƣ xây dựng một số công trình mới ởcác cơ quan đơn vịtrong đó có tòa nhà chính UBND xã và nơi tiếp người dân bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính của UBND xã.
UBND xã đã trang bịđầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho cán bộ công chức nhƣ: Bàn làm việc, máy tính, máy in,…công sởđƣợc bài trí thân thiện, tạo cảm giác thoải mái cho người dân, đồng thời, tổ chức được không gian giao tiếp hiệu quả giữa CBCC với người dân. Tuy nhiên hiện nay UBND xã vẫn chưa trang bị được thêm một số máy móc công nghệ hiện đại nhƣ Đầu đọc mã vạch tra cứu hồ sơ thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Màn hình hiển thị kết quả giải quyết thủ tục hành chính để người dân, lãnh đạo theo dõi, tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hoặc thủ tục hành chắnh công, camera , hệ thống đánh giá chất lýợng phục vụ công chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hoặc thủ tục hành chính công,…chấm điểm mức độ hài lòng của người dân về hướng dẫn công vụ của CBCC.
Biểu đồ1.1: Đánh giá của cán bộ công chức vềđiều kiện cơ sở vật chất (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của tác giả, tháng 5/2020) Từ số liệu khảo sát, có 90.3% CBCC đánh giá điều kiện cơ sở vật chất “đáp
ứng tốt công việc”, có 9.7% CBCC đánh giá “đáp ứng một phần công việc và không có CBCC nào đánh giá cơ sở vật chất “không đáp ứng đƣợc công việc”. Qua kết quả này phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất hiện nay của UBND xã. Các thiết bị làm việc, thiết bị văn phòng đƣợc trang bị khá đầy đủ và phù hợp đã giúp cho CBCC làm việc nhanh, hiệu quả, nâng cao chất lƣợng phục vụ của CBCC trong cơ quan. Tuy nhiên, hiện nay một số CBCC nhiều tuổi việc sử dụng các thiết bị hiện đại còn hạn chế vì vậy song song với việc hiện đại hóa công sở cần tăng cường đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ CBCC có trình độ, sử dụng thành thạo trang thiết bị hiện đại, có phong cách làm việc mới, văn minh và chuyên nghiệp. Bên cạnh tăng cường hiện đại hóa công sở, trang bị phương tiện làm việc đầy đủ cho CBCC, cần kiên quyết chống lại các biểu hiện lãng phí, sử dụng không đúng mục đích các tài sản công, một biểu hiện phi văn hóa trong tổ chức, hoạt động của công sở.
Từ thực tế nghiên cứu cho thấy về điều kiện cơ sở vật chất tại UBND xã Tiền Yên cơ bản đã đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc, tạo điều kiện cho CBCC có môi trường làm việc thuận lợi nhất. Từ một xã thuần nông, kinh tế không phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp nhất huyện, Tiền Yên dần đi lên theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hình thành các vùng chuyên canh rau sạch, các Hợp tác xã rau sạch… Thu nhập bình quân đầu người tăng qua các năm, kinh tế xã hội địa phương ngày một phát triển. Bộ mặt cơ quan, công sở được đổi mới, năm 2018 UBND huyện Hoài Đức phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng mới toàn bộ trụ sở làm việc của Đảng ủy- HĐND- UBND xã và các công trình phụ cận. Bộ mặt công sở khang trang, hiện đại không chỉ phục vụ công việc của CBCC đƣợc tốt hơn mà cũng phục vụ người dân đến giao dịch các thủ tục hành chính được thuận lợi và thoải mái nhất.
Đội ngũ cán bộ, công chức xã đa số đều phát huy đƣợc tính chủ động năng động trách nhiệm trong công việc, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ học vấn đã đạt đƣợc những kết quả nhất định. Kết quả thể hiện qua sựđánh giá cán bộ công chức cuối năm: (Xem bảng 1.3).
Bảng 1.3. Kết quảđánh giá xếp hạng cán bộ công chức hàng năm Kết quảđánh giá Năm đánh giá
2015 2016 2017 2018 2019
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 4 1 0 0 1
Hoàn thành tốt nhiệm vụ 24 26 28 28 30
Hoàn thành nhiệm vụ 0 0 2 1 0
Không hoàn thành nhiệm vụ 0 0 0 0 0
Tổng: 28 27 30 29 31
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp đánh giá xếp hạng cán bộ công chức cuối năm của UBND xã [41-45]) Xã hội đang trên đà phát triển, đời sống người dân ngày càng được cải thiện về vật chất lẫn tinh thần. UBND xã Tiền Yên luôn cố gắng hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch hằng năm đề ra thúc đẩy kinh tế và xã hội phát triển. Để có đƣợc những thành tích và bộ mặt thay đổi nhƣ ngày nay phải kể đến sự ủng hộ và cố gắng của toàn thể người dân trên địa bàn xã. Bên cạnh đó không thể không nhắc đến đội ngũ các cán bộ, công chức đã và đang cống hiến trí và lực cho sự phát triển quê hương Tiền Yên ngày càng phát triển văn minh và giàu mạnh. Hiện nay xã vẫn đang tiếp tục thực hiện các quy định của pháp luật và thực hiện 02 Bộ quy tắc ứng xử của thành phố Hà Nội theo Quyết định số 522/QĐ - UBND ngày 25/01/2017 của UBND Thành phố, UBND xã thực hiện tuyên truyền Bộ quy tắc ứng xử đối với cán bộ, công chức và người lao động trong cơ quan, chấn chỉnh tác phong giờ giấc, lề lối làm việc, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ công chức, thực hiện tốt văn hóa công sở.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, Luận văn đã tập trung vào các cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến văn hoá ứng xử trong công việc của cán bộ công chức tại UBND xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Tác giả đã đƣa ra một số khái niệm vềvăn hóa, văn hóa ứng xử, văn hóa ứng xửcơ sở, cán bộ công chức…làm cơ sởđể tiến hành phân tích; đồng thời lựa chọn lý thuyết vai trò, lý thuyết tương tác biểu trƣng, lý thuyết hành động trong nghiên cứu để lý giải về việc thực hiện văn hóa ứng xử trong công việc thông qua những chuẩn mực vềthái độ, hành vi, tác phong của công chức trong quá trình làm việc, bao gồm các quan hệ giao tiếp, ứng xử giữa cán bộ công chức giữa pháp luật, công chức với người dân và giữa công chức với đồng nghiệp của cán bộ, công chức.
Việc đƣa ra cơ sở thực tiễn về tổng quan các nghiên cứu văn hóa ứng xử trong công việc tại UBND xã Tiền Yên giúp người đọc có cái nhìn khách quan, toàn diện hơn về vấn đề nghiên cứu, cũng nhƣ là căn cứ để xây dựng mô hình nghiên cứu phù hợp và đảm bảo đủ yếu tố khoa học và thực tiễn đáp ứng đƣợc yêu cầu của một luận văn thạc sĩ chuyên ngành xã hội học.
Các nội dung có lý luận và thực tiễn đã được đề cập tại chương 1 sẽ làm cơ sở để phân tích đánh giá thực trạng và đƣa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện văn hóa ứng xử tại UBND xã Tiền Yên. Đây sẽ là những tiền đề quan trọng để tác giả tiến hành các phân tích và đƣa ra những nhận định phù hợp với kết quả phân tích ởchương 2.