Chương 2 THỰC TRẠNG VĂN HOÁ ỨNG XỬ TRONG CÔNG VIỆC CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CƠ SỞ TẠI XÃ TIỀN YÊN, HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Tuổi và thâm niên công tác
Văn hóa ứng xử là hành vi ứng xử, cách ứng xử của con người đạt giá trị chuẩn mực văn hóa chân - thiện - mỹ của một cộng đồng xã hội, tức là ứng xử có văn hóa. Xây dựng và thực hiện liêm chính trong hoạt động công vụ ngày càng trở thành một đòi hỏi cấp thiết, đặc biệt trong bối cảnh nền công vụ ở Việt Nam với những ảnh hưởng tiêu cực của nạn tham nhũng vẫn chưa có nhiều cải thiện đáng kể sau rất nhiều nỗ lực thực hiện các giải pháp phòng, chống tham nhũng của cả hệ thống chính trị thời gian qua. Văn hoá ứng xử trong công việc của CBCC thực hiện sự liêm chính là một trong những yếu giúp cơ quan cơ sở nâng cao giá trị của bộ máy chính quyền một cách công bằng và bình đẳng.
Tác giả đã tiến hành nghiên cứu sự tương quan giữa tuổi, thâm niên công tác với việc thực hiện VHUX trong công việc của cán bộ công chức. Thâm niên công tác của CBCC chính là thể hiện sự gắn bó, yêu nghề của CBCC. Từ thực tế nghiên cứu tác giả thấy rằng đa số CBCC thực hiện liêm chính trong việc thực hiện VHUX.
“.... Nói CBCC chung thì tất nhiên có người này thì phải có người khác, nhưng theo em thì các biểu hiện trên vẫn còn chứ nhất là ở cán bộ trẻ, thời gian công tác chưa nhiều, tuy nhiên những biểu hiện đó nó ở mức độ nào thôi chị ạ, em thấy hiện nay, CBCC vẫn còn một số trường hợp nhận tiền, nhận quà của công dân khi thực hiện nhiệm vụ, sử dụng của công vào việc riêng…. chúng em vẫn thường bảo nhau muốn làm nhanh bộ hồ sơ thì phải cảm ơn cán bộ. À, thế nhưng mà riêng cán bộ xã mình thì có gửi quà cảm ơn người ta cũng không nhận đâu chị ạ. Năm ngoái em lên UBND xã làm hồ sơ đăng ký lại việc sinh, khi nhận được giấy khai sinh, em mừng quá có biếu chú cán bộ túi quà, nhưng chú ấy từ chối nhận phong bì, chú ấy chỉ nhận ít hoa quả nhà em trồng thôi. CBCC xã
mình giờ trẻ tuổi, có trình độ chuyên môn, giải quyết công việc nhanh gọn, đúng quy định” [Phỏng vấn sâu số 6, Giới tính: Nữ, 28 tuổi, người dân xã Tiền Yên].
Có thể thấy rằng Liêm chính chính là một giá trị cơ bản mà bất cứ một nền công vụ nào thực sự vì dân cũng cần hướng tới. Bởi vì nó là các hệ thống giá trị, chuẩn mực trong nhận thức, suy nghĩ, cảm xúc, niềm tin và lý tưởng của từng CBCC. Nó định hướng hành vi, suy nghĩ trở thành phương châm hành động của từng cán bộ, công chức tạo ra một nền công vụ liêm chính. Trở lại với lý thuyết hành động xã hội thì hành động của CBCC cho thấy quá trình thực hiện văn hóa ứng xử của cán bộ công chức đang thực hiện những hành động duy lý thể hiện sự lựa chọn của họ đối với những quy định.
Trên thực tế ta thấy đối với sự liêm chính của cán công chức qua việc thực hiện văn hoá ứng xử còn có những biểu hiện thấy đúng không dám bảo vệ, thấy sai không dám đấu tranh, sử dụng của công vào việc riêng còn và học tập nêu gương cầu thị còn tồn tại ở một số cán bộ trẻ có thâm niên làm việc ít hơn nhƣng ở mức thấp. Đây được coi cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện văn hoá ứng xử trong công việc của CBCC, mỗi CBCC cần thể hiện đƣợc sự liêm chính trong công việc qua cách ứng xử. Bởi vì CBCC nếu nhận thức đƣợc sự liêm chính trong thực hiện công việc sẽ giúp cho CBCC có những hành động, hành vi ứng xử đẹp, từ đó sẽ tạo nên giá trị cho môi trường công sở luôn liêm chính và công bằng.
Văn hóa ứng xử gồm nhiều yếu tố từ trang phục làm việc, phong cách giao tiếp, tác phong, tinh thần, thái độ, trách nhiệm thực thi công việc… Những yếu tố này góp phần hình thành và xây dựng phong cách ứng xử của cán bộ, công chức và trong đó thể hiện sự văn minh của CBCC với tổ chức và người dân. (Xem bảng 3.1)
Bảng 3.1: Tương quan giữa việc thực hiện ứng xửvăn minh với tuổi cán bộ công chức
Văn minh Thường
xuyên
Thỉnh thoảng
Hiếm khi
Không bao giờ
N % N % N % N %
Không đun nấu, uống rƣợu bia trong cơ
quan.
Dưới 35 7 100 0 0 0 0 0 0 Từ35 đến
45 11 100 0 0 0 0 0 0
Trên 45 13 100 0 0 0 0 0 0
Không hút thuốc trong cơ quan
Dưới 35 6 85.7 0 0 1 14.3 0 0 Từ35 đến
45 6 54.5 3 17.3 2 28.2 0 0 Trên 45 8 61.5 5 38.2 0 0 0 0 Không vứt rác, khạc
nhổ bừa bãi trong cơ quan
Dưới 35 7 100 0 0 0 0 0 0
Từ 35 đến
45 10 90.9 1 9.1 0 0 0 0
Trên 45 13 100 0 0 0 0 0 0
Sử dụng tiết kiệm điện nước, vật tư văn phòng, quản lý chi tiêu
đúng việc, đúng quy định Giữ gìn bảo vệ tài
sản chung
Dưới 35 5 71.4 2 28.6 0 0 0 0 Từ35 đến
45 10 90.9 1 9.1 0 0 0 0
Trên 45 13
100 0 0 0 0 0 0
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, tháng 5/2020) Từ bảng tương quan ta thấy, nhóm tuổi khác nhau có quan điểm khác nhau về tính văn minh trong việc thực hiện văn hóa ứng xử nhƣng không nhiều. Mức độ thực hiện tính văn minh ở các nhóm tuổi có sự khác biệt không rõ nét, rất mờ nhạt.
CBCC ở độ tuổi dưới 35 và trên 45 đa số có các mức khá giống nhau như nội dung
“Không đun nấu, uống rƣợu bia trong cơ quan và Không vứt rác, khạc nhổ bừa bãi trong cơ quan” có 100% thường xuyên, Còn với nôịdung “không hút thuốc lá trong cơ quan” ở độ tuổi dưới 35 có 85.7% thường xuyên và 14.3% hiếm khi, CBCC tuổi từ 35 tuổi đến 45 thường xuyên có 54.5%, thỉnh thoảng 17.3% và có 28.2% hiếm khi. Với nội dung “Sử dụng tiết kiệm điện nước, vật tư văn phòng, quản lý chi tiêu đúng việc, đúng quy định Giữ gìn bảo vệ tài sản chung” độ tuổi dưới 35 tuổi có 71.4% thường xuyên, 28.6% thỉnh thoảng, CBCC từ 35 đến 45 tuổi có 90.9%
thường xuyên, có 9.1% thỉnh thoảng. CBCC tuổi trên 45 tuổi 100% thực hiện thường xuyên. Điều này cho thấy rằng đối với việc thực hiện tính văn minh trong văn hoá ứng xử thì có ảnh hưởng rất ít từ tuổi của CBCC.
Qua kết quảđiều tra thực tế và bảng tính tương quan giữa tuổi của CBCC với mức độ thực hiện trách nhiệm của CBCC, tác giả đã tiến hành phân tích, so sánh giữa tuổi của CBCC. Kết quả cho thấy, với nội dung “Làm việc đúng pháp luật” nội dung “Không hách dịch, thiên vị, cửa quyền. Quan tâm đến nhu cầu đối tác” và nội dung “Hướng dẫn giải thích cho công dân” thì đa số CBCC ở các độ tuổi khác nhau tỷ lệ thực hiện thường xuyên chiếm 100%. (Xem bảng 3.2)
Bảng 3.2: Tương quan giữa việc thực hiện ứng xử trách nhiệm với tuổi của cán bộ công chức
Trách nhiệm Tuổi
Mức độ Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng Hiếm khi Chƣa bao
giờ
N % N % N % N %
Làm việc đúng pháp luật
Dưới 35 7 100 0 0 0 0 0 0
Từ35 đến 45 11 100 0 0 0 0 0 0
Trên 45 13 100 0 0 0 0 0 0
Hoàn thành nhiệm vụ đúng kế hoạch, đạt kết quả cao
Dưới 35 3 42.9 4 57.1 0 0 0 0
Từ35 đến 45 7 63.6 4 36.4 0 0 0 0
Trên 45 12 92.3 1 7.7 0 0 0 0
Không hách dịch, thiên vị, cửa quyền. Quan tâm đến nhu cầu đối tác
Dưới 35 7 100 0 0 0 0 0 0
Từ35 đến 45 11 100 0 0 0 0 0 0
Trên 45 13 100 0 0 0 0 0 0
Giúp đỡ dẫn dắt người dưới quyền, đồng nghiệp.
Động viên khuyến khích đồng nghiệp
Dưới 35 0 0 0 0 7 100 0 0
Từ35 đến 45 3 27.3 8 72.7 0 0 0 0
Trên 45 7 53.8 6 46.2 0 0 0 0
Hướng dẫn, giải thích cho công dân
Dưới 35 7 100 0 0 0 0 0 0
Từ 35 đến 45 11 100 0 0 0 0 0 0
Trên 45 13 100 0 0 0 0 0 0
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, tháng 5/2020)
Với nội dung “Hoàn thành nhiệm vụ đúng kế hoạch, đạt kết quả cao” CBCC ở độ tuổi dưới 35 có 42.9% mức thường xuyên và 57.1% thỉnh thoảng, từ 35 tuổi đến 45 tuổi có 63.6% thường xuyên, 36.4% thỉnh thoảng, trên 45 tuổi thường xuyên có 92.3% và 7.7% thỉnh thoảng. Với nội dung “Giúp đỡ dẫn dắt người dưới quyền, đồng nghiệp. Động viên khuyến khích đồng nghiệp” CBCC ở độ tuổi dưới 35 có 100% hiếm khi, từ 35 tuổi đến 45 tuổi có 27.3% thường xuyên, 72.7% thỉnh thoảng, trên 45 tuổi thường xuyên có 53.8% và 46.2% thỉnh thoảng. Phân tích số liệu trên cho thấy những CBCC trẻ ít giúp đỡ đồng nghiệp, động viên, khuyến khích hơn những CBCC cao tuổi và việc hoàn thành nhiệm vụđúng kế hoạch, đạt kết quả cao ở những CBCC ít tuổi cũng ở mức thấp hơn so với CBCC nhiều tuổi hơn.
Như vậy, ta có thể thấy rằng độ tuổi có ảnh hưởng đến việc thực hiện trách nhiệm trong thực hiện VHUX của CBCC trong công việc. CBCC có độ tuổi càng cao thì thực hiện trách nhiệm cao hơn so với người ít tuổi, ít có kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ.
Khi CBCC làm việc thiếu kế hoạch, sự phối hợp trong công việc chƣa nhịp nhàng, kỹ năng làm việc chƣa thành thạo, hiệu quả công việc chƣa cao, thì có thể khẳng định CBCC chƣa có tính chuyên nghiệp. Tính chuyên nghiệp của CBCC thể hiện cách làm việc bài bản, thông suốt theo một trình tự chặt chẽ, thành thạo, có kỹ năng theo quy trình đã đƣợc xác định và đạt hiệu quả cao. CBCC làm việc có tính chuyên nghiệp thể hiện sự am hiểu, có kiến thức, chứng tỏ kỹ năng làm việc tốt và có thái độ chuẩn mực đối với công việc của mình. Khi nghiên cứu đề tài, tác giả thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu để làm rõ thêm những yếu tố tác động đến tính chuyên nghiệp của CBCC trong thực hiện VHUX. Kết quả thu đƣợc thể hiện nhƣ sau:
“…UBND xã mới được đầu tư xây dựng lại đảm bảo khang trang, sạch đẹp, phục vụ cho việc thực hiện các nhiệm vụ của CBCC và việc giải quyết các thủ tục hành chinh cho công dân trên địa bàn xã. CBCC xã đều là những người có năng lực, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, được bố trí làm việc đúng chuyên ngành đào tạo. Nói chung việc thực hiện VHUX trong việc giao tiếp giữa CBCC với nhau và CBCC với công dân được lãnh đạo UBND xã quan tâm đặc biệt. Từ việc mang mặc trang phục gọn gàng sạch sẽ, lịch sự, đeo thẻ CBCC, có cử chỉ ngôn ngữ tác phong
phục vụ chuyên nghiệp, nói đi đôi với làm, chủđộng tham mưu thực hiện các công việc được lãnh đạo phân công. Trong giao tiếp với người dân, cán bộ, công chức phải tôn trọng, lắng nghe, tận tình giải thích và hướng dẫn cặn kẽ về quy trình xử lý công việc. Luôn thực hiện phương châm “4 xin, 4 luôn” - xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép; luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ... có chút sự khác biệt giữa thâm niên công tác đối với tính chuyên nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ cháu ạ. Chú thấy hầu hết cán bộ công chức trẻ nay thể hiện sự chuyên nghiệp hơn chút thôi…”
[Phỏng vấn sâu số 1, Giới tính: Nam, 47 tuổi, Chức vụ: Lãnh đạo xã].
“…Chú đánh giá khá cao tác phong, thái độ phục vụ, trang phục, cách làm việc của CBCC xã mình cháu ạ. Đặc biệt là những năm gần đây, đội ngũ CBCC trẻ, năng động, lịch sự, trang phục gọn gàng, sạch sẽ, chú thấy đa phần ai cũng đeo thẻ CBCC. UBND xã bố trí lịch tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính tại bộ phận
“một cửa”, lịch tiếp công dân vào thứ 4 hàng tuần….”
[Phỏng vấn sâu số 7, Giới tính: Nam, 41 tuổi, người dân xã Tiền Yên].
Hộp 3.1. Ý kiến vềtác phong, thái độ phục vụ của cán bộ, công chức (Nguồn: Điều tra của tác giả, tháng 5/2020) Có thể thấy rằng, hiện nay với đội ngũ CBCC trẻ có khả năng tiếp thu cũng nhƣ sử dụng các máy móc thiết bị nhanh, tác phong nhanh nhẹn, ăn mặc gọn gàng lịch sự hơn. Điều này đã góp phần tạo nên tính chuyên nghiệp trong giao tiếp ứng xử của CBCC. Những CBCC trẻ tuổi làm việc có sự chuyên nghiệp năng động hơn những CBCC nhiều tuổi có thâm niên công tác lâu năm. Qua nghiên cứu tác giả cho thấy tuổi, thâm niên công tác của CBCC có ảnh hưởng đến tính chuyên nghiệp trong việc thực hiện văn hóa ứng xử trong công việc. Những người trẻ tuổi chuyên nghiệp hơn những CBCC có nhiều tuổi, thâm niên công tác lâu năm.
Tóm lại, qua nghiên cứu tác giả thấy rằng tuổi và thâm niên có ảnh hưởng đến việc thực hiện văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức và mức ảnh hưởng không nhiều.