Lý thuyết hành động xã hội

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử trong công việc của cán bộ, công chức tại xã tiền yên, huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 31 - 38)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VĂN HÓA ỨNG XỬ

1.2. Các lý thuyết vận dụng nghiên cứu

1.2.1. Lý thuyết hành động xã hội

“Hành động xã hội” là một trong những khái niệm cơ bản và quan trọng trong nghiên cứu xã hội học, hành động xã hội đƣợc coi là đối tƣợng nghiên cứu của xã hội học. Max Weber từng cho rằng xã hội học là khoa học lý giải hành động xã hội. Vilfredo Pareto quan niệm đối tƣợng của xã hội học là hành động phi logic.

Trong xã hội học, hành động xã hội đƣợc định nghĩa là tất cả những hành vi và hoạt động của con người diễn ra trong khung cảnh lịch sử xã hội nhất định, là hành vi có mục đích, có đối tượng, là hành động hướng tới người khác hay chịu ảnh hưởng của người khác. Nói đến hành động xã hội của con người là nói đến động cơ, mục đích, điều kiện, phương tiện thực hiện mục đích đã định. Hành động cũng có thể được xem xét với nghĩa là một quá trình bao gồm các yếu tố chủquan bên trong nhƣ nhu cầu, tình cảm, ý thức và các yếu tố bên ngoài nhƣ đối tƣợng, điều kiện, hoàn cảnh.

Theo Max Weber “Hành động xã hội là hành động đƣợc chủ thể gắn cho nó một ý nghĩa chủ quan nào đó, hành động có tính đến hành vi của người khác và vì vậy định hướng tới người khác, trong đường lối, quá trình của nó”, Max Weber phân biệt rõ bốn loại hành động xã hội nhƣ sau:

- Hành động duy lý – công cụ: Là hành động đƣợc thực hiện với sự cân nhắc, tính toán, lựa chọn công cụ, phương tiện, mục đích sao cho có hiệu quả nhất.

- Hành động duy lý – giá trị: là hành động đƣợc thực hiện vì bản thân hành động (mục đích tự thân).

- Hành động cảm tính (xúc cảm) là hành động do các trạng thái xúc cảm hoặc tình cảm bộc phát gây ra, mà không có sự cân nhắc, xem xét, phân tích mối quan hệ giữa công cụ, phương tiện và mục đích hành động.

- Hành động theo truyền thống: là hành động tuân thủ những thói quen, nghi lễ, phong tục, tập quán đã đƣợc truyền lại từđời này sang đời khác.

Xã hội học nghiên cứu hành động xã hội, thực chất tập trung vào loại hình nghiên cứu loại hành động duy lý – công cụ. Weber lập luận rằng, đặc trƣng quan trọng nhất của xã hội học hiện đại là hành động xã hội của con người càng trở nên duy lý, hợp lý với tính toán chi li, tỉ mỉ, chính xác về mối quan hệ giữa công cụ/phương tiện và mục đích/kết quả [8, tr199].

Lý thuyết hành động xã hội của Max Weber giúp tác giả trong quá trình thực hiện đề tài lý giải đƣợc tại sao cần có những quy định văn hóa ứng xử của cán bộ công chức trong thực hiện các công việc công sở là điều cần thiết đối với một cơ quan hành chính cơ sở nhà nước. Quá trình thực hiện văn hóa ứng xử của cán bộ công chức đang thực hiện những hành động duy lý thể hiện sự lựa chọn của họđối với những quy định. Văn hóa ứng xử trong công việc của cán bộ công chức là quá

trình ảnh hưởng qua lại giữa hành động văn hóa ứng xử của cán bộ công chức với nhau và giữa cán bộ công chức với người dân thông qua hành động thực hiện các quy định nhằm mục đích duy trì và cải thiện đểđạt đƣợc tối ƣu nhất trong việc thực hiện văn hóa ứng xử của CBCC phù hợp trong cơ quan hành chính cơ sở.

1.2.2. Lý thuyết vai trò

Lý thuyết vai trò được “phát triển theo hai hướng tiếp cận của một quan sát xã hội học vi mô và của một số quan sát xã hội học vĩ mô” và về mặt khoa học đƣợc hình thành như một bộ phận của một tiếp cận lý thuyết hành động - tương tác và một tiếp cận lý thuyết hệ thống – chức năng.

Hệ thống văn hóa qua các quá trình thiết chế văn hóa đƣợc nhất thể hóa vào nhân cách. Ở đây vai trò xã hội là các phần tử cơ bản của các hệ thống xã hội; sự nhập tâm hóa chúng bảo đảm cho việc hội nhập với nó và sự ổn định hệ thống nhƣ là một tổng thể.

Lý thuyết vai trò nhƣ là hệ thống khái niệm: vai trò, địa vị (thân thế), kỳ vọng (kỳ vọng – có thể - Nên – Phải), hình thức thưởng phạt (tích cực; tiêu cực), nhóm quy chiếu, hành vi (đƣợc kỳ vọng và thực tế). Sau đó là những khái niệm bổ sung như năng lực – Cái tôi, quyền lực, bản sắc…Đối với lý thuyết vai trò trước tiên là những bổ sung có tính phân tích: Bộ vai trò (Merton: tổng thể các vai trò trong một địa vị; các đới vai trò khi khi đó sẽ chỉ ra một phần lát từđó nhƣ là quan hệ vai trò, thí dụ nhƣ Thầy – Trò), khoảng cách vai trò (Goffmann: Năng lực giải quyết sáng tạo và phản chiếu của vai trò ví dụnhư ở các thểnhư là người cha người thầy; xung đột giữa hai vai trò.

Và bao giờ cũng đi đôi với trách nhiệm đó chính là những điều đƣợc thực hiện mà xã hội mong chờ ở mỗi chủ thể hành động. Nếu vị thế theo trình lựa chọn của cá nhân đƣợc tiếp nhận thì vai trò là thực hiện những điều kiện xã hội mong chờ, vị thế đƣợc thực hiện thông qua một bộ phận vào hệ thống vai trò. Nhƣ vậy, vai trò có thể đƣợc xem nhƣ là tổng thể của văn hóa gắn với trạng thái cụ thể. Lý thuyết vai trò đƣợc vận dụng trong đề tài nhằm để xem xét tình hình thực hiện văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức cơ sở và sự ảnh hưởng văn hóa ứng xử của cán bộ công chức đến các mối quan hệ trong cơ quan và chất lƣợng công việc, vai trò của người lãnh đạo làm gương trong thực hiện văn hoá ứng xử.

1.2.3. Lý thuyết tương tác biểu trưng

Thuyết tương tác biểu trưng có nguồn gốc là các quan niệm xã hội học của Max Weber, Georg Simmel, Robert Park và các cộng sự. Thuyết này cũng chịu ảnh hưởng của một số trường phái triết học, sinh vật học, và các lý thuyết Tâm lý học ý thức, tâm lý học hành vi và tâm lý học xã hội. Các tác giả nổi bật của thuyết này là Cherles Horton Cooley, George Herbert Mead, Herbert blumer và Evrving Gofmn.

Các tác giả thuyết tương tác biểu trưng vận dụng quan niệm của thuyết hành vi nhƣng cho rằng tƣ duy và sự trải nghiệm bên trong cũng là hành vi và mặc dù các hành vi bên trong khó quan sát nhƣng chúng vẫn tuân thủ theo những quy luật của hành vi bên ngoài. Đồng thời các tác giả thuyết tương tác biểu trưng phát triển hành vi xã hội để nhấn mạnh vai trò và các yếu tốtƣ duy, ý thức và tự ý thức của cá nhân trong hành vi, hoạt động, giao tiếp là mối tương tác xã hội.

Luận điểm của gốc của thuyết tương tác biểu trưng cho rằng xã hội được tạo thành từ sự tương tác của vô số các cá nhân; bất kỳ hành vi và cử chỉ nào của con người đều có vô số các ý nghĩa khác nhau; hành vi và hoạt động của con người không những phụ thuộc mà còn thay đổi cùng với các ý nghĩa của các biểu trƣng.

Do đó, để hiểu tương tác xã hội giữa các cá nhân, giữa con người với xã hội, cần phải nghiên cứu tương tác xã hội, cần lý giải được ý nghĩa của các biểu hiện của mối tương tác đó.

Hermer Blumer (1900-1987) người có công khai sinh lý thuyết “tương tác luận biểu trưng” năm 1937, ông đã phát triển lý thuyết tương tác biểu trưng của những người tiền nhiệm và đặc biệt của Mead. Blumer hệ thống hoá ba luận điểm gốc của thuyết tương tác biểu trưng mà Mead đã từng nêu như sau:

Thứ nhất, con người đối xử với sự vật trên những ý nghĩa mà vật đó đem lại cho họ. Luận điểm này nhấn mạnh vi trò tiên quyết của việc giải nghĩa hay nắm bắt ý nghĩa của sự vật đối với hành động của con người. Việc giải nghĩa sự vật ở đây được ông hiểu là việc tách sự vật đó ra khỏi môi trường của nó, làm nổi bật sự vật đó lên, là gắn cho nó một ý nghĩa nhất định là phán xét sự cần thiết hay thích hợp của nó đối với chủ thể và dựa vào nghĩa đó mà chủ thể ra quyết định hành động.

- Thứ hai, ý nghĩa của sự vật nảy sinh từ mối tương tác xã hội giữa các cá nhân. Luận điểm này nhấn mạnh nguồn gốc xã hội ý nghĩa: bản thân sự vật với

không có nghĩa mà chính con người trong quá trình tương tác với nhau đã gắn cho mỗi sự vật một ý nghĩa nhất định. Nhƣ vậy, ý nghĩa của sự vật là một sản phẩm xã hội, sản phẩm của hành động và tương tác cá nhân.

- Thứ ba, ý nghĩa của sự vật đƣợc nắm bắt và đƣợc điều chỉnh qua cơ chế lý giải mà cá nhân sử dụng khi tiếp cận sự vật. Luận điểm này nhấn mạnh vai trò quan trọng của quá trình lý giải ý nghĩa đối với hành động của con người. Đối với cá nhân, quá trình lý giải này thể hiện qua việc “tự nói một mình” về một điều gì đó tự giải thích, tự trao đổi thậm chí tranh luận với chính mình để hiểu nghĩa của sự vật.

Do đó trong quá trình tương tác biểu trưng các cá nhân không những giải nghĩa hành vi của nhau mà còn tự đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu ý nghĩa hành động của nhau [8, tr337-338].

Theo Blumer “tương tác biểu trưng” chỉ một đặc trưng cơ bản của tương tác giữa người với người. Đó là việc cá nhân luôn phải lý giải, định nghĩa xác định, xác định hành động của nhau chứkhông đơn thuần là đáp lại hành động của nhau. Ông cho rằng cơ chế tương tác người với người không đơn giản là chuỗi kích thích (S) – phản ứng (R) theo mô hình hành vi S-R của nhà tâm lý học hành vi John Watson.

Blumer biến đổi mô hình hành vi S-R thành mô hình tương tác S-I-R (I viết tắt của interpretation, là yếu tố trung gian “sự lý giải). Ông giải thích rằng, cá nhân này (A) có hành động nào đấy đối với cá nhân kia (B), để đáp lại (B), đểđáp lại B phải hiểu đƣợc ý nghĩa của hành động của A, đến lƣợt mình A chỉ có thể trả B sau khi nắm bắt được ý nghĩa hành động của B. Cứ như vậy, mối tương tương tác giữa các cá nhân đƣợc thông qua cơ chế lý giải ý nghĩa cử chỉ, hành vi, hoạt động của các bên tham gia. Tương tác biểu trưng không chỉ là quá trình giao tiếp, quá trình thông tin mà còn là sự tác động lẫn nhau với sự trợ giúp đắc lực của các biểu tƣợng và thông qua cơ chế lý giải hành động của các cá nhân tương tác với nhau.

Blumer đưa quá trình tương tác vào trong cấu trúc vĩ mô, đó là phức thể các vị thế xã hội, vai trò xã hội, tổ chức xã hội, thiết chế xã hội và các mối quan hệ giữa chúng. Ông khẳng định, các yếu tố của hệ thống xã hội, cấu trúc xã hội, tổ chức xã hội, văn hoá, vị thế, vai trò xã hội, truyền thống, giá trị, chuẩn mực xã hội là những điều kiện của tình huống xã hội trong đó con người hành động và tương tác với nhau. Do đó, tương tác xã hội là tương tác giữa các cá nhân, là tương tác giữa người

với người diễn ra trong những điều kiện tình huống xã hội nhất định và chịu sự tác động của nó.

Vận dụng lý thuyết tương tác biểu trưng vào đề tài: “Văn hoá ứng xử trong công việc của cán bộ, công chức tại xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội” cho thấy: Văn hoá ứng xử trong công việc của cán bộ công chức cơ sở đƣợc ảnh hưởng qua lại giữa các thành viên trong cơ quan đó là: giữa lãnh đạo với nhân viên, nhân viên với nhân viên, cán bộ, công chức với Người dân với các thái độvăn minh sẽđem lại bầu không khí làm việc cởi mở, chuyên nghiệp đem lại những hiệu quả tốt nhất cho công việc hằng ngày và giúp phát triển cơ quan đơn vị đó. Đây chính là mối quan hệtương tác qua lại với nhau.

1.3. Một số văn bản pháp luật về văn hóa ứng xử đối với cán bộ công chức hiện nay

Ở Việt Nam, có thể thấy rằng lần đầu tiên trong pháp luật Việt Nam đƣa ra định nghĩa về “Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức” ở cấp độ luật.

Ban hành các văn bản nhƣ: Pháp lệnh cán bộ, công chức (năm 2003) và Luật cán bộ, công chức (năm 2008). Năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định Số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 về việc ban hành Quy chế văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước, trong đó dành hẳn một chương (Chương II) để quy định về vấn đề Trang phục, giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức (từ Điều 5 đến Điều 11). Sau khi có các văn bản trên đây, một sốcơ quan trung ương và địa phươngcũng đã ban hành các văn bản cá biệt về việc thực hiện văn hóa công sở, trong đó có quy định về giao tiếp ứng xử của Cán bộ, công chức (CBCC) hoặc ban hành văn bản quy định trực tiếp về vấn đề này. Quy tắc ứng xử của Cán bộ, công chức, viên chưa làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương, ban hành bởi Quyết định của Bộ Nội vụ, năm 2007.

Đến năm 2010, Luật Cán bộ công chức đã đƣợc Quốc hội khóa XII thông qua. Luật cũng đã dành riêng một mục (Mục 3, Chương 2), gồm 3 điều (15,16,17) để quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ công chức. Ngoài ra, tại Mục 4, Luật này cũng có thêm Điều 18 quy định những việc công chức không đƣợc làm liên quan đến đạo đức công vụ. Từ đó, hàng loạt các cơ quan, tổ chức nhà nước từ trung ương đến địa phương đã căn cứ vào Quy định của Thủtướng Chính phủ và Luật Cán bộ công chức để xây dựng và ban hành quy định về văn hóa công sở và quy tắc giao

tiếp, ứng xử của CBCC khi thi hành công vụ. Cho đến nay, theo khảo sát của chúng tôi, hầu hết các Bộđã ban hành Quy tắc ứng xử của CBCC hoặc có một sốquy định về giao tiếp ứng xử của CBCC trong Quy chế Văn hóa công sở. Điều này thể hiện những nỗ lực của Chính phủ, đồng thời phản ánh sự quan tâm của các cơ quan đối với vấn đề VHUX của CBCC.

Quyết định s ố 1847/QĐ-TTg, ngày 27-12-2018. Đề án đã xác định mục tiêu nâng cao văn hóa công vụ, góp phần hình thành phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; bảo đảm tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả trong hoạt động thực thi nhiệm vụ, công vụ; đáp ứng yêu cầu phục vụngười dân, xã hội. Đề án Văn hóa công vụ chỉ ra những nội dung cơ bản của văn hóa công vụ, về tinh thần, thái độ làm việc, chuẩn mực giao tiếp, ứng xử, chuẩn mực vềđạo đức, lối sống, trang phục của cán bộ, công chức, viên chức, đồng thời đƣa ra các giải pháp và cách thức tổ chức thực hiện.

Ngày 14-6-2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký Quyết định số 733/QĐ- TTg về việc ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở” giai đoạn 2019 - 2025, nhằm nâng cao đạo đức công vụ, nói không với tiêu cực, nâng cao tinh thần trách nhiệm, năng lực công tác để gắn bó với người dân hơn, phục vụ người dân tốt hơn. Qua đó, khẳng định quyết tâm của Chính phủ trong việc thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, đẩy lùi tiêu cực, nhũng nhiễu, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước ngày càng hoàn thiện về phẩm chất, có tác phong chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ thời kỳ mới.

Năm 2017, UBND thành phố Hà Nội cũng đã ban hành Quyết định số 522/QĐ – UBND ngày 25/01/2017 về việc Ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội.

Với mục đích Xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô (sau đây gọi chung là cán bộ) “Kỷ cương – Trách nhiệm – Tận tình – Thân thiện” và Định hướng cho cán bộ các chuẩn mực trong giải quyết công việc với tổ chức và người dân, trong gia đình và xã hội. Góp phần giữ gìn và phát triển truyền thống văn hóa tốt đẹp của Thủ đô và đất nước, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Đây là những nội dung cơ bản về các quy định, chuẩn mực đạo đức cán bộ, công chức được thể chếhóa dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật. Trên cơ sở đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp tục thể chế hóa thành nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác để quản lý đội ngũ cán bộ, công chức. Các quy định này của pháp luật là cơ sở pháp lý để điều chỉnh hành vi, cách xử sự của cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Thông qua đó, tạo nên thói quen chấp hành pháp luật, thói quen trong thực hiện bổn phận, nghĩa vụ, trách nhiệm của cán bộ, công chức. Chính vì lẽ đó, pháp luật là cơ sở pháp lý cho việc hình thành văn hóa ứng xử công sở của cán bộ, công chức.

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử trong công việc của cán bộ, công chức tại xã tiền yên, huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)