Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện công tác quản lý chi phí cho các doanh nghiệp ngành cấp thoát nước áp dụng cho công ty cổ phần cấp thoát nước số 1 vĩnh phúc (Trang 23 - 26)

1.2. Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm

1.2.1. Chi phí sản xuất kinh doanh

1.2.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh

Thứ nhất, chi phí: Có thể hiểu mọi sự tiêu phí tính bằng tiền là chi phí.

Cả trên phương diện lý luận và thực tiễn đều khẳng định phạm trù bao trùm, khái quát nhất là phạm trù chi phí. Dần dần chi phí đã được phát triển thành ba phạm trù cụ thể hơn là chi tiêu, chi phí tái chính và chi phí kinh doanh.

Thứ hai, chi tiêu (chi ra). Kosiol, Schulz, Schweitzer và Weber cho rằng chi tiêu là lượng tiền doanh nghiệp đã trả cho một người, một nhóm người hoặc một tổ chức nào đó. Với ý nghĩa đó chi tiêu là sự giảm tiền thanh toán, giảm tiền séc ở Ngân Hàng, bưu điện, tăng nợ ở các hình thức nợ, vay ngắn hạn, thay đổi nợ, giảm tiền khách nợ. Chi tiêu gắn chặt với các quá trình thanh toán thuần tuý tài chính cho nên chỉ được sử dụng trong kế toán tài chính.

Chi tiêu (thời kỳ) Chi tiêu nhưng không

là chi phí tài chính

Chi tiêu trùng với chi phí tài chính

Chi phí tài chính trùng với chi tiêu

Chi phí tài chính nhưng không phải là chi tiêu Chi phí tài chính (thời kỳ)

Sơ đồ 1.2: Quan hệ giữa chi tiêu và chi phí tài chính

Thứ ba, chi phí tài chính. Có thể hiểu chi phí tài chính là sự giảm tài sản ròng, là hao phí của một thời kỳ tính toán được tập hợp ở kế toán tài chính.

Toàn bộ chi phí tài chính của thời kỳ

Chi phí tài chính hoạt động ở thời kỳ CPKD không trùng với chi phí tài chính Chi phí tài chính hoạt

động có tính chất đặc biệt

Chi phí tài chính ở các lĩnh vực hoạt động khác

Không bình thường

Ngoài kỳ tính toán

Chi phí tài chính không trùng với CPKD

Chi phí tài chính trùng với CPKD

CPKD không trùng chi phí tài chính

Chi phí kinh

doanh bổ sung Chi phí tài chính là CPKD của kỳ Chi phí kinh doanh của kỳ Sơ đồ 1.3: Quan hệ giữa chi phí tài chính và chi phí kinh doanh

Thứ tư, chi phí kinh doanh. Hummel định nghĩa: chi phí kinh doanh là sự hao phí vật phẩm hoặc dịch vụ liên quan đến việc tạo ra kết quả và đánh giá được. Theo Woehe thì chi phí kinh doanh là sự hao phí xét trên phương diện giá trị các vật phẩm cà dịch vụ để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cũng như để duy trì năng lực sản xuất cần thiết cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đó. Dù quan niệm như thế nào bao giờ chi phí kinh doanh cũng mang ba đặc trưng bắt buộc: Một là, phải là sự hao phí vật phẩm và dịch vụ. Hai là, sự hao phí vật phẩm và dịch vụ phải gắn liền với kết quả. Ba là, những vật phẩm và dịch vụ hao phí phải được đánh giá. Chi phí kinh doanh là phạm trù gắn liền với chi phí và chỉ xuất hiện ở tính chi phí kinh doanh. Như thế chi phí kinh doanh khác chi phí tài chính cả về nội dung và độ lớn.

Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra để hoàn thành việc sản xuất sản phẩm, cung ứng lao vụ trong một thời kỳ nhất định.

Hay chi phí doanh nghiệp chi ra cấu thành nên giá trị sản phẩm bao gồm:

C+V+m Trong đó:

C: Hao phí lao động vật hoá, là toàn bộ giá trị tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong quá trình tạo ra sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hao mò tài sản cố định.

V: Hao phí lao động sống, là chi phí về tiền lương, tiền côngphải trả cho người lao động tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm.

m: Là giá trị mới do lao động sống tạo ra trong quá trình hoạt động tạo ra giá trị sản phẩm dịch vụ lao vụ

Chi phí sản xuất có một số đặc điểm sau:

- Chi phí sản xuất phát sinh thường xuyên và gắn liền với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Chi phí sản xuất tỷ lệ thuận với khối lượng sản xuất sản phẩm - Chi phí gắn liền với một thời kỳ nhất định

Theo cơ chế hiện hành, các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động như một tổ chức sản xuất kinh doanh độc lập tương đối nên chi phí sản xuất của họ chỉ bao gồm 2 bộ phận là C và V. Các chi phí này phát sinh có tính chất thường xuyên, gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm trong một thời kỳ nhất định có thể là quý, tháng, năm. Mặc dù những hao phí này gồm nhiều loại, nhiều yếu tố khác nhau nhưng trong điều kiện quan hệ hàng hoá tiền tệ thì các chi phí lao động sống, lao động vật hoá đều được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ.

Để thu được lợi nhuận thì sau quá trình sản xuất, doanh nghiệp phải tổ chức việc tiêu thụ sản phẩm. Công việc này đòi hỏi những khoản chi phí nhất định như chi phí đóng gói, bảo quản, vận chuyển bốc dỡ sản phẩm. Mặt khác hoạt động trong môi trường đầy tính cạnh tranh như ngày nay, để sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận, doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí để nghiên cứu thị trường, chi phí tiếp thị, quảng cáo giới thiệu sản phẩm, thậm chí cả

bảo hành sản phẩm. Những khoản chi này liên quan đến việc lưu thông sản phẩm nên gọi là chi phí tiêu thụ sản phẩm.

Ngoài chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ sản phẩm để thực hiện được hoạt động kinh doanh doanh nghiệp còn phải thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước như nộp thuế Giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất - nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp, những khoản thuế trên là những chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong kinh doanh. Vì thế nó là khoản chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.

Như vậy chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ và các khoản thuế gián thu mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.

Chi phí sản xuất kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng, nó cho thấy tình hình sử dụng vốn, tiết kiệm chi phí cũng như trình độ quản lý của doanh nghiệp. Lợi nhuận là mục tiêu của hoạt động kinh doanh còn chi phí ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận, vì vậy các doanh nghiệp phải luôn quan tâm tới công tác quản lý chi phí, bởi mỗi chi phí không hợp lý, hợp lệ đều làm tăng giá thành, giảm lợi nhuận. Do đó hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh là điều kiện đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Để quản lý tốt chi phí sản xuất kinh doanh, thực hiện tiết kiệm chi phí hợp lý doanh nghiệp cần tiến hành phân loại chi phí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện công tác quản lý chi phí cho các doanh nghiệp ngành cấp thoát nước áp dụng cho công ty cổ phần cấp thoát nước số 1 vĩnh phúc (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)