2.2. Phân tích công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của Công
2.2.3. Chi phí sản xuất kinh doanh và tình hình quản lý chi phí sản xuất
2.2.3.1. Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp
Nguyên vật liệu là một yếu tố cơ bản cấu thành, tạo nên thực thể sản phẩm không thể thiếu trong các doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm hàng hoá. ở Công ty Cổ phần cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc sản phẩm mà Công ty tạo ra là nước sạch cho người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Nét đặc biệt ở đây là nguồn nguyên liệu chính tạo nên sản phẩm nước sạch là tài nguyên nước được khai thác từ nước ngầm dưới lòng đất.
Hiện nay, Công ty chưa phải trả phí tài nguyên cho khối lượng nước thô mà Công ty đang khai thác, vì thế chi phí nguyên vật liệu của Công ty chiếm tỷ trọng khoảng 30% trong tổng giá thành sản phẩm và bao gồm 2 khoản mục: vật liệu phụ và động lực (năng lượng điện).
- Vật liệu phụ: để sản xuất ra nước sạch từ nguồn nước ngầm thì Công ty cần phải có công đoạn khử trùng nước. Vật liệu để khử trùng bao gồm 2 loại Clo và Zaven.
+ Khử trùng bằng Clo: 85% sản lượng nước sử dụng Clo để khử trùng với mức tiêu hao 1kg/1.000m3.
+ Khử trùng bằng Zaven: 15% sản lượng nước sử dụng Zaven để khử trùng với mức tiêu hao 63kg/1000m3
- Động lực: Theo sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất và cung ứng 1m3 nước cần phải có hệ thống máy bơm hút nước ngầm để xử lý sau đó bơm vào hệ thống mạng phân phối ở Công ty Cổ phần cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc, các máy bơm đều sử dụng năng lượng điện, vì thế điện năng là một khoản mục chi phí tiêu hao chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị vật liệu cấu thành trong 1m3 nước thành phẩm. Theo định mức kinh tế kỹ thuật cứ 1m3 nước sản xuất thì tiêu hao hết 0,42KW điện năng. Ta có bảng thống kê về chi phí vật liệu trực tiếp như sau:
Bảng 2.6: Chi phí vật liệu trực tiếp sản xuất nước sạch của Công ty giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2009
Đơn vị: Nghìn đồng Khoản mục chi phí Năm
2007
Năm 2008
Tỷ lệ % năm 2008 so với 2007
Năm 2009
Tỷ lệ % năm 2009 so với 2008 1. Tổng vật liệu phụ 303.947 313.065 103 319.327 102
Clo 150.631 152.900 155.890
Vật liệu phụ
Zaven
153.316 160.165 163.437
2.Động lực (điện năng) 4.770.164 4.960.970 104 6.101.993 123
Tổng 5.074.111 5.274.035 6.421.320
(Nguồn: Công ty Cổ phần cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc)
Từ bảng trên cho thấy vật liệu phụ và động lực đều tăng lên theo từng năm.
- Về chi phí vật liệu phụ thì năm 2008 tăng 9.118.000 đồng so với năm 2007 (tăng 3%) và năm 2009 tăng 6.262.000 đồng so với năm 2008 (tăng 2%).
- Về chi phí động lực: Năm 2008 tăng so với năm 2007 là 190.806.000 đồng (tăng 4%) và năm 2009 tăng 1.141.023 đồng so với năm 2008 (tăng 23%).
Đây cũng là điều dễ dàng nhận thấy thông qua các điểm sau:
- Khối lượng vật liệu phụ và điện năng tiêu hao đều tăng: Nguyên nhân là do khối lượng nước sạch sản xuất tăng lên qua từng năm phục vụ nhu cầu sử dụng ngày càng tăng của người dân:
Năm 2007: 3.500.000m3 nước Năm 2008: 4.039.564m3 nước Năm 2009: 4.550.000m3 nước
- Đơn giá vật liệu phụ đều tăng lên qua các năm:
+ Về đơn giá vật liệu phụ:
Bảng 2.7: Bảng đơn giá vật liệu phụ của Công ty (2007-2009) Đơn giá vật liệu Vật liệu phụ Đơn vị tính
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1. Clo đồng/kg 14.000 16.780 18.765
2. Zaven đồng/lít 1.560 1.865 1.989
(Nguồn: Công ty Cổ phần cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc)
+ Giá điện dùng cho sản xuất cũng điều chỉnh thay đổi tăng. Từ năm 2007 cho đến nay giá điện đã tăng lên bình quân 1.200đồng/KW.
Giá điện tính cho mức điện áp khác nhau tại các thời điểm trong ngày là khác nhau. Giá điện tại các giờ cao điểm gần gấp đôi so với giờ bình thường và gấp 3,5 lần so với giờ thấp điểm. Trong điều kiện hoạt động sản xuất của doanh nghiệp diễn ra 24/24 giờ, chi phí về điện sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất. Khi công ty sản xuất trong giờ cao điểm, chi phí điện tăng lên gấp đôi dẫn đến tổng chi phí điện tăng lên nhanh, ảnh hưởng đến tổng chi phí sản xuất công ty, từ đó làm tăng giá thành sản phẩm.
Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất được Công ty quản lý một cách chặt chẽ và theo đúng nguyên tắc. Tất cả mọi nhu cầu về vật liệu phụ đều phải xuất phát từ nhiệm vụ sản xuất. Hàng tháng, căn cứ vào lượng nước mà các nhà máy khai thác qua đó phòng kinh doanh có kế hoạch mua vật tư về nhập kho. Và việc cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất được thực hiện theo đúng thời gian và tiêu chuẩn. Sau khi đã xem xét tính hợp lý hợp lệ của phiếu xuất kho, thủ quỹ sẽ tiến hành xuất vật liệu (vật liệu phụ) cho từng nhà máy.
Thủ kho căn cứ vào yêu cầu đã xác định và số lượng vật liệu phụ thực tế đã xuất để ghi vào cột số lượng thực xuất, đồng thời tính ra giá trị xuất kho vật tư, giá vật liệu ghi trên phiếu xuất kho được định theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ, căn cứ vào phiếu xuất kho, thủ kho tiến hành vào sổ chi tiết vật tư. Cuối tháng, sổ chi tiết vật tư sẽ được chuyển lên phòng tài chính kế toán, kế toán nguyên vật liệu sẽ tiến hành tổng hợp số liệu nhập xuất của từng loại vật tư để ghi vào sổ số dư, từ đó cuối tháng của mỗi nhóm nguyên vật liệu làm căn cứ để tính giá thành sản phẩm.
Bảng 2.8: Biểu giá bán lẻ điện cho sản xuất
TT Đối tượng áp dụng giá Giá bán điện sản xuất (đồng/KWh) 1 Cấp điện áp từ 110KV trở lên
- Giờ bình thường - Giờ thấp điểm - Giờ cao điểm
835 455 1.690 2 Cấp điện áp từ 22KV đến dưới 110KV
- Giờ bình thường - Giờ thấp điểm - Giờ cao điểm
870 475 1.755 3 Cấp điện áp từ 6KV đến 22KV
- Giờ bình thường - Giờ thấp điểm - Giờ cao điểm
920 510 1.830 4 Cấp điện áp dưới 6KV
- Giờ bình thường - Giờ thấp điểm - Giờ cao điểm
955 540 1.900 (Nguồn: www.evn.com.vn)
Về khoản mục chi phí dành cho động lực (điện năng) thì hàng tháng các nhà máy cũng như các đơn vị thuộc Công ty tập đầy đủ hoá đơn tiền điện phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất nước trong tháng về cho phòng Tài chính kế toán hạch toán giá thành sản phẩm