Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện công tác quản lý chi phí cho các doanh nghiệp ngành cấp thoát nước áp dụng cho công ty cổ phần cấp thoát nước số 1 vĩnh phúc (Trang 31 - 34)

1.2. Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm

1.2.2. Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp

1.2.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm.

Trong sản xuất kinh doanh chi phí mới chỉ là mặt thứ nhất thể hiện sự hao phí đã chi ra để đánh giá chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí phải được xem xét trong mối quan hệ với mặt thứ hai đó là kết quả sản xuất thu được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay còn gọi là giá thành sản phẩm.

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống và hao phí vật chất mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định.

Giá thành sản phẩm luôn chứa định hai mặt khác nhau bên trong nó là chi phí sản xuất đã chi ra và giá trị sử dụng thu được cấu thành trong khối lượng sản phẩm hoàn thành như vậy bản chất của giá thành là sự chuyển dịch giá trị của lao động vật hóa và lao động sống vào giá trị sản phẩm hoàn thành do đó giá thành là phạm trù kinh tế khách quan.

Mặt khác giá thành là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp, do đó giá thành mang tính chủ quan nhất định.

Có thể nói giá thành là thước đo chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp là căn cứ xây dựng chính sách giá cả đối với từng loại sản phẩm và đồng thời là cơ sở để người quản lý ra các quyết định trong sản xuất kinh doanh.

1.2.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp.

a. Theo phạm vi tập hợp chi phí có thể chia giá thành 2 loại:

* Giá thành sản xuất sản phẩm: Bao gồm các chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm tính cho sản phẩm công việc hay lao vụ đã hoàn thành.

- Chi phí vật tư trực tiếp: Là chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu sử dụng trực tiếp tạo ra sản phẩm dịch vụ.

- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương, tiền công, các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp tạo ra sản phẩm và dịch vụ theo quy định của nhà nước.

- Chi phí sản xuất chung là các chi phí sử dụng chung cho hoạt động sản xuất, chế biến của phân xưởng, bộ phận kinh doanh trực tiếp tạo ra sản phẩm và dịch vụ như: Chi phí vật liệu công cụ lao động nhỏ, khấu hao tài sản cố định thuộc phân xưởng (bộ phận kinh doanh), tiền lương, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên phân xưởng theo quy định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền phát sinh ở phân xưởng.

Giá thành toàn bộ của sản phẩm đã tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm tiêu thụ.

Chi phí bán hàng: là toàn bộ các chi phí liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ bao gồm cả chi phí bảo hành sản phẩm.

Chi phí quản lý doanh nghiệp: là các chi phí cho bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp, các chi phí có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: chi phí công cụ lao động nhỏ, khấu hao tài sản cố định phục vụ cho bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp, tiền lương, khoản trích nộp kinh phí quản lý công ty, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền.

b. Theo yêu cầu của công tác kế hoạch hóa và hoạch toán giá thành.

Giá thành thành sản phẩm của doanh nghiệp được chia thành giá thành kế hoạch và giá thành thực tế.

- Giá thành kế hoạch là giá thành doanh nghiệp dự kiến trong kỳ trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Giá thành kế hoạch được xây dựng trước khi bước vào chu kỳ sản xuất chế tạo sản phẩm trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật, các đơn giá chi phí sử dụng trong kỳ. Giá thành kế hoạch không bao gồm các chi phí bất hợp lệ. Nó là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp.

- Giá thành thực tế: Phản ánh các chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nó được xác định khi quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm đã hoàn thành. Giá thành thức tế bao gồm cả những chi phí bất hợp lý.

Giá thành thực tế phản ánh kết quả phấn đấu của danh nghiệp trong việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Nó là cơ sở để xác định kế quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là căn cứ để xây dựng kế hoạch cho kỳ sau đảm bảo cho kế hoạch giá thành ngày càng sát thực và hợp lý.

Giá thành được xác định là mục tiêu phấn đấu giảm bớt chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ, đồng thời thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến quản lý sản

xuất kinh doanh thực hiện chế độ tiết kiệm trong sản xuất để hạ giá thành sản phẩm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện công tác quản lý chi phí cho các doanh nghiệp ngành cấp thoát nước áp dụng cho công ty cổ phần cấp thoát nước số 1 vĩnh phúc (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)