Một số phương hướng, biện pháp chủ yếu để quản lý hiệu quả chi phí sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện công tác quản lý chi phí cho các doanh nghiệp ngành cấp thoát nước áp dụng cho công ty cổ phần cấp thoát nước số 1 vĩnh phúc (Trang 94 - 97)

CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ

3.2. Một số phương hướng, biện pháp chủ yếu để quản lý hiệu quả chi phí sản xuất kinh doanh

3.2.1. Hoàn thin công tác lp kế hoch chi phí sn xut kinh doanh.

Lập kế hoạch chi phí là việc xác định toàn bộ mọi chi phí doanh nghiệp chia ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của kỳ kế hoạch. Thông qua việc lập kế hoạch, doanh nghiệp có thể kiểm tra tình hình sử dụng chi phí, phát hiện khả năng tiết kiệm chi phí để thúc đẩy cải tiến biện pháp quản lý kinh doanh. Lập kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh phục vụ đắc lực cho việc hoàn thành nhiệm vụ tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp.

Vì lập kế hoạch chi phí nghĩa là đã xây dựng cho doanh nghiệp một mục tiêu để phấn đấu. Khi sản xuất kinh doanh mục tiêu này luôn được doanh nghiệp cố gắng thực hiện và đồng thời cũng được doanh nghiệp tìm tòi khai thác tiềm năng hạ thấp chi phí và giá thành sản phẩm.

3.2.2. Hoàn thin đổi mi, hin đại hóa k thut, công ngh sn xut.

Doanh nghiệp phải luôn theo dõi tình trạng máy móc thiết bị, dây truyền kỹ thuật. Đổi mới máy móc, công nghệ đi đôi với tiết kiệm nguyên vật liệu, tiết kiệm điện năng, nâng cao năng suất lao động dẫn tới giảm chi phí hạ giá thành.

Hiện đại hóa kỹ thuật công nghệ là một biện pháp vô cùng hiệu quả trong hạ thấp chi phí sản xuất và thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp. Mặc

dù trước mắt phải đầu tư một lượng vốn đáng kể so với khả năng đáp ứng vốn của doanh nghiệp. Đầu tư sẽ làm chi phí sản xuất trong thời gian đầu tăng lên nhưng về lâu dài là một chiến lược đúng đắn. Do vậy, vấn đề đặt ra là doanh nghiệp cần phải xem xét một cách chiến lược hiệu quả của sự đầu tư mang lại khi lựa chọn kỹ thuật công nghệ nào vừa đảm bảo yêu cầu về năng suất, mức tiêu hao nguyên, nhiên liệu vừa đảm bảo khả năng đầu tư của doanh nghiệp.

3.2.3 Đổi mi công tác qun lý s dng lao động

Với ý nghĩa vừa là nhân tố vừa là chủ thể phát triển và quyết định đến chi phí của doanh nghiệp, nhân lực cần được quan tâm trước hết trong phát triển doanh nghiệp. Cần tăng cường chất lượng đội ngũ, kể cả về năng lực chuyên môn và đạo đức, thông qua đào tạo bổ sung và đào tạo lại những cán bộ một cách có chọn lọc đã được thực tiễn hoạt động chứng minh; mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ đáp ứng yêu cầu năng lực chuyên môn và đạo đức giữ chức danh quan trọng của doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp cần mở rộng chính sách và phương thức trả lương hấp dẫn, nhằm thu hút nhân tài về công tác tại công ty. Không nên tuyển những người lao động trên phương thức quen biết, họ hàng mà không có trình độ chuyên môn. Gắn trách nhiệm cả về kinh tế và chính trị của đội ngũ quản trị cấp cao của doanh nghiệp với các quyết định và những thành bại của doanh nghiệp. Đồng thời cần tào tạo mới, đào tạo lại, tăng cường đào tạo bổ sung nâng cao kiến thức, trình độ tay nghề, tác phong làm việc công nghiệp và kiến thức về an toàn sản xuất cho đội ngũ công nhân theo chưng trình huấn luyện được phê duyệt. Đặc biệt, có kế hoạch đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật để có đủ khả năng tiếp nhận những tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ của thế giới.

3.2.4. Hp lý hoá t chc sn xut kinh doanh

Để hoạt động sản xuất thì trước hết doanh nghiệp phải đề ra mục tiêu cần đạt được, trên cơ sở đó doanh nghiệp sẽ lập dự án, hay chương trình sản

xuất để đạt được mục tiêu đã đề ra. Căn cứ vào dự án, hay chương trình sản xuất đã được lập để tổ chức quản lý sản xuất, đó là tập hợp các giải pháp mà người quản trị cần đưa ra. Các giải pháp đó bao gồm: giải pháp về công nghệ, kỹ thuật sản xuất, quy trình sản xuất, các giải pháp phân công lao động, máy móc, phương tiện, công cụ lao động thích hợp để phân phối một cách hài hoà giữa các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất và các biện pháp phối hợp hành động giữa các thành viên, các bộ phận tham gia vào quá trình sản xuất theo không gian và thời gian.

Mục đích của tổ chức sản xuất là tạo ra sự ăn khớp giữa các yếu tố tham gia vào sản xuất tạo ra sản phẩm và sự phối hợp hành động của các cá nhân, bộ phận tham gia vào quá trình sản xuất một cách hợp lý theo không gian và thời gian, sao cho phù hợp với điều kiện sản xuất nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.

Nhà quản lý cần tổ chức các khâu trong toàn bộ sản xuất kinh doanh đến lưu thông tiêu thụ sản phẩm một cách nhịp nhàng ăn khớp. Làm như vậy nhằm tiết kiệm chi phí gián tiếp, hạn chế các chi phí phát sinh không cần thiết, sử dụng mỗi đồng vốn bỏ ra một cách tiết kiệm và đạt hiệu quả cao nhất.

3.2.5. Nâng cao vai trò ca tài chính trong qun lý chi phí sn xut kinh doanh.

Quản lý chi phí sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả đòi hỏi sự quan tâm chú ý vào tất cả các khâu trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp ở khâu sản xuất, cần đặc biệt chú ý tới chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vì bộ phận này chiếm tỷ trọng cao trong giá thành sản phẩm. ở khâu tiêu thụ cần xem xét hiệu quả mang lại do đầu tư vào việc quảng cáo, tiếp thị sản phẩm quản lý chi phí quản lý doanh nghiệp cần tập trung kiểm tra đánh giá việc thực hiện định mức dự toán cho từng yếu tố chi phí đề ra trong kế hoạch.

Tóm lại, quản lý chi phí sản xuất kinh doanh là một đòi hỏi tất yếu khách quan đối với mọi doanh nghiệp. Việc quản lý có hiệu quả hay không hoàn toàn phụ thuộc vào bộ máy quản lý của doanh nghiệp. Đầu tiên là việc lập kế hoạch (dự toán) chi phí. Dự toán có hợp lý sát sao thì doanh nghiệp mới có cơ sở tiến hành theo dõi và phát hiện khả năng tiềm tàng và tiết kiệm chi phí.

Việc kiểm tra quá trình thực hiện chấp hành kế hoạch dự toán cũng rất quan trọng. Kiểm tra thường xuyên, phân tích, đánh giá sự biến động của chi phí trong từng thời kỳ, doanh nghiệp mới có cơ hội để tìm tòi những biện pháp quản lý cụ thể thích ứng với từng thời kỳ hoạt động của doanh nghiệp.

Có như vậy các biện pháp này mới phát huy được tác dụng trong hạ thấp chi phí và giá thành sản phẩm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện công tác quản lý chi phí cho các doanh nghiệp ngành cấp thoát nước áp dụng cho công ty cổ phần cấp thoát nước số 1 vĩnh phúc (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)