2.2. Phân tích công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của Công
2.2.3. Chi phí sản xuất kinh doanh và tình hình quản lý chi phí sản xuất
2.2.3.3 Chi phí sản xuất chung
Là chi phí liên quan đến phục vụ quản lý sản xuất trong phạm vi các nhà máy, không được hạch toán riêng cho các nhà máy, xí nghiệp mà tập trung cho toàn công ty sau đó phân bổ trực tiếp vào sản phẩm theo tiêu thức phù hợp. Nằm trong khoản mục chi phí này của công ty gồm: chi phí sử dụng máy móc thiết bị, khấu hao cơ bản tài sản cố định, chi phí sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên và các chi phí phân xưởng bao gồm: chi phí vật liệu (loại vật liệu xuất dùng cho các nhà máy xí nghiệp để sửa chữa, bảo dưỡng tài sản
cố định, sửa chữa dụng cụ sản xuất), thiết bị công cụ, tiền ăn giữa ca cho công nhân, chi phí ca 3 độc hại, chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho quản lý sản xuất gồm chi phí điện nước, điện thoại,chi phí khác bằng tiền trong phạm vi các nhà máy, xí nghiệp như chi phí tiếp khách, hội họp, công tác phí, họp trong nhà máy, chi thưởng sáng kiến kinh nghiệm.
- Chi phí sử dụng máy móc thiết bị bao gồm các khoản phí như sau:
khấu hao cơ bản, khấu hao sửa chữa lớn, sửa chữa thuờng xuyên.
+ Khấu hao cơ bản tài sản cố định tại Công ty cổ phần cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc:
Là doanh nghiệp nhà nước kinh doanh trong lĩnh vực nước sạch cho toàn thành phố và một số vùng phụ cận, do giá trị tài sản cố định phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh là lớn.
Công ty cổ phần cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc đã được nhà nước đầu tư rất nhiều máy móc thiết bị và gần đây công ty đã được sự đầu tư viện trợ không hoàn lại cũng như vay vốn từ rất nhiều nguồn, nhiều tổ chức khác nhau trên thế giới như: Dự án phần Lan, Tính cho đến hết năm 2008 toàn công ty có 5 nhà máy nước, với hệ thông cung cấp nước rộng trên toàn thành phố. Với nguồn tài sản cố định lớn như vậy hàng năm công ty phải tính khấu hao vào giá thành sản phẩm nước sạch nhằm để tính giá sản phẩm đúng và đủ. Hiện nay khấu hao tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn khoảng 30% tổng chi phí sản xuất kinh doanh.
Bảng 2.10: Giá trị khấu hao cơ bản tài sản cố định của công ty (2007-2009) Đơn vị: Nghìn đồng
TT Nội dung Năm 2007 Năm 2008
Tỷ lệ % năm 2008
so với năm 2007
Năm 2009
Tỷ lệ % năm 2009 so với năm
2008 1 Nguyên giá
TSCĐ 91.754.517 131.208.960 143 173.195.827 132 2 Giá trị khấu
hao TSCĐ 5.404.341 7.701.966 143 8.703.221 113 3 Tỷ lệ khấu
hao 5,89% 5,87% 5,5%
(Nguồn: Công ty cổ phần cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc)
Một thực tế cho thấy rằng trong ngành nước việc định giá đúng nguyên giá tài sản cố định hiện nay là rất khó bởi vì một số hệ thống nằm trong lòng đất rất khó xác định giá trị tài sản. Ngoài ra, một lý do rất quan trong đó trong những năm gần đây, một số dự án đầu tư và cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các nhà máy nước, cũng như hệ thống mạng truyễn dẫn phân phối, các dự án đã được hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng việc quyết toán dự án để giao vốn cho doanh nghiệp chưa hoàn thành (do lý do chủ quan cũng như khách quan) nên doanh nghiệp chưa có cơ sở để tính khấu hao.
Việc sử dụng tài sản cố định theo đúng quy định, nhưng việc trích khấu hao tài sản cố định chưa thực hiện được theo thời hạn vay vốn đầu tư của dự án cấp nước bằng vốn vay của nước ngoài, tổ chức tài chính quốc tế và thời hạn vay của các nguồn khác.
Việc định giá cho tài sản cố định tại công ty hiện nay vẫn chủ yếu dựa vào sự chủ quan đánh giá của đơn vị chủ quản, căn cứ trực quan cảm giác đối với một số trang thiết bị mà khó có thể đánh giá khoa học, chẳng hạn như các đường ống dẫn nước nằm sâu trong lòng đất, một số tài sản mà nhà nước đã
bàn giao trước đây không được bàn giao giá trị của tài sản , chính vì vậy việc xác định giá trị tài sản để tính khấu hao cơ bản tại công ty Cổ phần cấp thoá nước số 1 Vĩnh Phúc hiện nay được tính đủ giá trị của tài sản hiện có. Đây cũng chính là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự định giá nước chưa đúng như giá trị thực của nó bởi lý do khấu hao tài sản chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành nước sản xuất.
+ Khấu hao sửa chữa lớn:
Ở công ty Cổ phần cấp thoá nước số I Vĩnh Phúc chi phí khấu hao sửa chữa lớn tài sản cố định được xác định bằng tỷ lệ % so với nguyên giá tài sản cố định. Tỷ lệ này theo quy định là 3%.
Bảng 2.11: Giá trị khấu hao sửa chữa lớn tài sản của Công ty (2007-2009) Đơn vị tính: Nghìn đồng TT Nội dung Năm 2007 Năm 2008
Tỷ lệ % 2008 so năm với năm
2007
Năm 2009
Tỷ lệ % 2009 so năm với năm 2008 1 Nguyên giá
TSCĐ 91.754.517 131.208.960 143 173.195.827 132 2 Giá trị khấu
hao sửa chữa
lớn TSCĐ 2.751.635 3.936.268 143 5.195.874 132 3 Tỷ lệ khấu
hao sửa chữa
lớn 3% 3% 3%
(Nguồn: Công ty cổ phần cấp thoát nước số1 Vĩnh Phúc)
Chi phí khấu hao sửa chữa lớn TSCĐ cũng giống như khấu hao cơ bản ở công ty kinh doanh nước sạch được tính bằng tỷ lệ % so với nguyên giá TSCĐ ở công ty. Vấn đề ở đây là việc xác định nguyên giá TSCĐ tại công ty hiện nay đang gặp khó khăn, chưa xác định được đủ giá trị nguyên giá tài sản
để tính khấu hao. Điều này dẫn đến việc tính toán chi phí tại công ty chưa đủ.
Công ty cần có biện pháp để tính đúng, tính đủ nguyên giá tài sản cố định hiện có nhằm tính đủ chi phí sản xuất kinh doanh.
+ Chi phí sửa chữa thường xuyên:
Bảng 2.12: Giá trị sửa chữa thường xuyên tài sản cố định của Công ty (2007-2009)
ĐVT: Nghìn đồng TT Nội dung Năm
2007 Năm
2008 Tỷ lệ % năm 2008 so với năm 2007
Năm 2009
Tỷ lệ % năm 2009 so với năm 2008 1 Máy móc, thiết bị
sản xuất 196.831 318.761 162 505.143 158 2 Mạng đường ống
truyền dẫn 461.186 523.838 114 679.985 129 3 Tổng cộng 658.017 842.599 128 1.185.128 141
(Nguồn: Công ty cổ phần cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc)
Công ty cổ phần cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc có một hệ thống máy móc thiết bị, mạng ống truyền dẫn, phân phối rất lớn, trải rộng trên địa bàn toàn thành phố. Mặc dù đã được đầu tư nâng cấp nhiều từ những năm 1997 đến nay, nhưng hệ thống máy móc, thiết bị, đường ống của công ty phần nhiều vẫn là hệ thống máy móc cũ, đường ống có từ năm 1963 (chiếm khoảng 50% hệ thống máy móc, đường ống của công ty). Do vậy, hàng năm công ty phải bỏ ra một khoản chi phí khá lớn để sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên hệ thống này. Thực tế cho thấy khoản chi phí này đều tăng qua từng năm. Nguyên nhân là do hệ thống càng ngày càng xuống cấp, cũ nát, ý thức sử dụng của công nhân vận hành chưa cao.
- Chi phí phân xưởng:
+ Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng được tính vào chi phí sản chung của công ty chỉ bao gồm tiền lương, tiền ăn ca và phụ cấp độc hại của nhân viên quản lý phân xưởng.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm các chi phí dịch vụ cho sản xuất phân xưởng. Chi phí này bao gồm : tiền điện, tiền nước uống dùng cho sản xuất.
+ Chi phí bằng tiền khác ở công ty phản ánh các chi phí bằng tiền ngoài chi phí kể trên phát sinh trong phạm vi các xí nghiệp và nhà máy như chi phí tiếp khách, hội nghị, công tác phí cho nhân viên xí nghiệp, chi thưởng sáng kiến
Bảng 2.13: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung của Công ty (2007-2009) ĐVT: Nghìn đồng Chi phí sản xuất chung Năm
2007
Năm 2008 Tỷ lệ % năm 2008 so với năm
2007
Năm 2009 Tỷ lệ % năm 2009 so với năm
2008 A/ Chi phí sử dụng máy móc
thiết bị 8.813.993 12.480.833 142 15.084.223 121
1. Khấu hao cơ bản 5.404.341 7.701.966 8.703.221 2. Khấu hao sửa chữa lớn 2.751.635 3.936.268 5.195.874 3. Sửa chữa thường xuyên 658.017 842.599 1.185.128
B/Chi phí phân xưởng 432.445 450.470 104 539.534 120
1.Lương công nhân phân
xưởng 350.860 365.485 442.341
2.Chi phí công cụ dụng cụ 8.961 9.056 12.357
3.Chi phí dịch vụ mua ngoài 35.844 37.654 41.568
4.Chi phí khác 36.780 38.275 43.268
Tổng cộng 9.246.438 12.931.303 140 15.623.757 121
(Nguồn: Công ty cổ phần cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc)