Phân loại thư tín dụng

Một phần của tài liệu Thực trạng ứng dụng phương thức tín dụng chứng từ ở ngân hàng thương mại cổ phần đông á chi nhánh huế (Trang 24 - 27)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

1.2.2. Phân loại thư tín dụng

1.2.2.1. Theo loại hình thư tín dụng

 Thư tín dụng có thể hủy ngang: Là loại thư tín dụng mà ngân hàng mở L/C hoặc người nhập khẩu có quyền đề nghị NH mở L/C tự ý sửa đổi bổ sung hoặc hủy bỏ thư tín dụng mà không cần được sựchấp thuận của người xuất khẩu. Loại L/C này ít được sử dụng trong thực tế vì đây chỉ là lời hứa trảtiền chứkhông phải là một lời cam kết.

 Thư tín dụng không thểhủy ngang: Là loại thư tín dụng mà sau khi được mởthì mọi việc sửa đổi bổsung hay hủy bỏchỉ được ngân hàng mở L/C thực hiện trên cở sở đã có sựthỏa thuận của các bên liên quan. Điều này đảm bảo được quyền lợi của người xuất khẩu nên được sửdụng phổ biến hiện nay. Nếu L/C không ghi là hủy hay không thểhủy bỏthì nó là không thểhủy bỏ (Điều 3, UCP 600–ICC 2006).

1.2.2.2. Theo phương thức sửdụng

 Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận: Là loại L/C không thể hủy bỏ được và được một NH khác uy tín hơn đứng ra bảo đảm việc trả tiền theo thư

Đại học Kinh tế Huế

tín dụng đó cùng với NH mởL/C. Loại hình thư tín dụng này được xem là rất đảm bảo quyền lợi người bán bởi có đến hai ngân hàng cam kết trảtiền cho nhà xuất khẩu. Nhu cầu sử dụng thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận thường phụ thuộc vào uy tín, tiềm lực tài chính của NH mở L/C cũng như quy mô hợp đồng. Ngân hàng xác nhận, với vai trò cam kết thanh toán, sẽ được NH mở L/C ký quỹ và trả thủ tục phí.

Thông thường NH mởL/C sẽnhờNHthông báo đóng luôn vai trò NH xác nhận.

 Thư tín dụng không thể hủy ngang miễn truy đòi: Là loại L/C không thể hủy bỏ trong đó quy định ngân hàng mở L/C sau khi đã thanh toán cho tổ chức xuất khẩu thì không được quyền truy đòi lại tiền với bất cứ trường hợp nào (kể cả khi xảy ra tranh chấp). Khi sửdụng loại L/C này tổchức xuất khẩu khi ký phát hối phiếu phải ghi câu “không được truy đòi lại tiền người ký phát”.

 Thư tín dụng có thểchuyển nhượng: Là loại L/C không thểhuỷngang mà người hưởng lợi đầu tiên có quyền yêu cầu ngân hàng trả tiền hoàn trả toàn bộ hoặc một phần số tiền của thư tín dụng cho một người hay nhiều người, trên thư tín dụng phải ghi “có thể chuyển nhượng được” và việc chuyển nhượng chỉ được thực hiện một lần.

 Thư tín dụng tuần hoàn: Là loại L/C không thể hủy bỏ, sau khi thực hiện xong hay hết hạn hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị như cũ và cứ như vậy tuần hoàn cho đến khi nào hoàn tất tổng trị giá hợp đồng. Thư tín dụng tuần hoàn được chỉ rõ ngày hết hạn hiệu lực cuối cùng, sốlần tuần hoàn và giá trịmỗi lần đó cũng như số dư của hạn ngạch L/C dùng chưa hết lần trước được hay không được cộng dồn vào hạn ngạch L/C sử dụng lần kếtiếp. Loại L/C này thường được áp dụng trong trường hợp hai bên xuất khẩu và nhập khẩu có quan hệ thường xuyên và đối tượng thanh toán không thay đổi và người mua muốn hàng hóa được giao từng phần. Với loại L/C này, tổchức nhập khẩu không bị đọng vốn và giảm được phí tổn do mởL/C nhiều lần.

 Thư tín dụng giáp lưng: Là loại L/C không thểhủy bỏ được mở trên cơ sở một L/C khác, thường được sử dụng trong phương thức mua bán qua trung gian, chuyển khẩu. Việc vận hành cần đảm bảo khắt khe các điều kiện vềthời hạn, bộchứng từ,…

Đại học Kinh tế Huế

 Thư tín dụng đối ứng: Là loại L/C không thể hủy bỏ trong đó quy định nó chỉ có giá trị hiệu lực khi L/C khác đối ứng với nó được mở ra. Thư tín dụng đối ứng thường được sử dụng trong phương thức hàng mua bán đổi hàng, việc sử dụng với phương thức gia công có nhiều phức tạp.

 Thư tín dụng dự phòng: Là loại L/C do nhà nhập khẩu yêu cầu nhà xuất khẩu mở nhằm bảo vệ quyền lợi của mình trong trường hợp người bán không giao hàng theo đúng hợp đồng. Theo đó, ngân hàng mở thư tín dụng dự phòng có trách nhiệm thanh toán đền bù những thiệt hại của bên mua do việc bên bán vi phạm hợp đồng gây ra.

1.2.2.3. Theo thời hạn thanh toán của L/C

 Thư tín dụng trảngay: Là loại thư tín dụng không thểhủy bỏ trong đó quy định việc thanh toán phải được thực hiện ngay khi chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành L/C. Nếu là L/C xác nhận thì cả ngân hàng phát hành và ngân hàng thông báo (có thể là ngân hàng xác nhận) chịu trách nhiệm thanh toán đối với người xuất khẩu.

 Thư tín dụng trảchậm: Là loại thư tín dụng không thểhủy bỏ trong đó quy định ngân hàng mở L/C hay ngân hàng xác nhận cam kết với người hưởng lợi sẽthanh toán toàn bộsố tiền L/C vào thời hạn cụthể ghi trên L/C sau khi nhận được chứng từ và không cần có hối phiếu. Loại L/C cho phép người nhập khẩu có thêm thời gian để thanh toán khi nhận được bộchứng từ.

 Thư tín dụng thanh toán hỗn hợp: Là loại L/C sử dụng hai hay nhiều phương thức thanh toán khác nhau trong cùng một thư tín dụng.

 Thư tín dụng điều khoản đỏ: Là loại L/C mà theo đó người mở thư tín dụng cam kết tài trợ cho nhà xuất khẩu ngay sau khi thư tín dụng được mở. Loại hình này thường sửdụng khi hai bên đối tác có quan hệ làm ăn lâu dài và uy tín. Phía nhập khẩu phải là công ty đủvốn, phía xuất khẩu có nguồn hàng hoánhưng thiếu vốn. Điều khoản đỏ quy định ngân hàng mở L/C phải ứng trước cho nhà xuất khẩu một số tiền nhất định (có thểtừ 30 đến 50% giá trịL/C) khi nhận được các chứng từ.

Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Thực trạng ứng dụng phương thức tín dụng chứng từ ở ngân hàng thương mại cổ phần đông á chi nhánh huế (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)