CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.2. Thực trạng ứng dụng phương thức tín dụng chứng từ giai đoạn 2010 –
2.2.1. Các yếu tố vĩ mô
2.2.1.1. Chính sách vĩ mô trong nước
Dù nước ta đã hội nhập khá sâu vào nền kinh tếthếgiới, tuy nhiên các văn bản luật vềhoạt động TTQT vẫn chưa cụthể, hiệu lực pháp lý cao cũng như chưa cập nhật phù hợp với tình hình. Các bộ luật về Tài chính –Ngân hàng còn ít, trong khi đây là lĩnh vực phức tạp, tốc độphát triển nhanh, có tác động lớn đến nền kinh tế. Luật các tổ chức tín dụng, luật Ngân Hàng Nhà Nước ban hành năm 2010 đã có quy định vềhoạt động TTQT của NHTM nhưng còn chung chung, chưa xác định rõ trách nhiệm và quyền lợi của các NH khi tham gia hoạt động xuất nhập khẩu. Mặt khác, các thông lệ chuẩn quốc tế như UCP, INCOTERMS ngày một phổbiến với các DN xuất nhập khẩu mà Nhà nước lại chưa có hướng dẫn áp dụng cụ thể, quy định thống nhất cũng như khung hành lang pháp lý tuân theo và là căn cứ để bảo vệ DN xuất nhập khẩu trong
Đại học Kinh tế Huế
nước khi có tranh chấp xảy ra liên quan đến các bên đối tác nước ngoài.
Chính sách thuế: Chính sách thuế nước ta đã có những thích ứng đáng kể với giai đoạn mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế khu vực và thế giới ngày nay. Thực hiện thuếsuất ưu đãiđặc biệt cho hàng nhập khẩu từnhững nước thuộc ASEAN, Nhật Bản, Úc,… và thuế suất ưu đãi áp dụng cho hàng hóa từ nhiều nước khác chứkhông hoàn toàn bảo hộ cho hàng hóa trong nước như trước đây. Biểu thuếnày làm giảm giá thành cho hàng hóa và kích thích nhập khẩu, tuy có lợi cho phía DN nhập khẩu và người tiêu dùng và nhưng lại tăng tính cạnh tranh của hàng nhập khẩu đối với hàng hóa trong nước. Thuế suất vào mặt hàng trung gian thường thấp hơn thuế suất áp vào hàng hóa tiêu thụ cuối cùng phù hợp với một nền kinh tế phần lớn nhập khẩu đầu vào sản xuất như nước ta. Thuế đối với hàng trung gian nhập khẩu đểlàmđầu vào cho những ngành mà nước ta có lợi thế cạnh tranh xuất khẩu thường cao hơn nhiều so với những đầu vào những ngành cạnh tranh với nhập khẩu. Tuy nhiên, những thay đổi về danh mục cho phép, biểu thuếáp dụng đối với từng mặt hàng xuất nhập khẩu được thông qua và thi hành trong thời gian ngắn làm các DN mất đi tính chủ động trong kế hoạch sản xuất kinh doanh. Trong thực tế, loại hàng hóa chính thường được DN nhập khẩu trong L/C tại NH gồm vải sợi hay máy móc, vốn là đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN nên thuế suất tương đối thấp, không phải là những mặt hàng xa xỉ phẩm, bị hạn chế hay cấm nhập khẩu. Một điểm lợi nữa là nguồn hàng đến từ Trung quốc vàẤn Độ, hai quốc gia được ưu đãi thuế đặc biệt của Nhà nước.
Chính sách đối ngoại: Trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị hội nhập sâu rộng, Đại hội XIĐảng Cộng Sản Việt Nam đưa ra đường lối đối ngoại định hướng tổng thể, bao trùm vẫn là nâng cao hiệu quảcác hoạt động đối ngoại, tiếp tục đưa các mối quan hệ quốc tế vào chiều sâu. Tiếp tục phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, Việt Nam sẽ ưu tiên phát triển quan hệhợp tác và hữu nghịtruyền thống với các nước láng giềng có chung biên giới, đồng thời nỗlực làm sâu sắc hơn nữa quan hệ với các đối tác chủ chốt. Điều này rất có lợi cho việc giao thương với các DN Trung Quốc vốn là bạn hàng lớn của cácKH của CN. Hội nhập quốc tếtrở thành định hướng đối ngoại lớn cho thất chính phủ ngày càng đánh giá cao vai trò của ngoại thương,tạo
Đại học Kinh tế Huế
điều kiện hơn cho các DN xuất nhập khẩu mở rộng thị trường tiêu thụ và tìm kiếm đối tác ở nước ngoài. Thế nhưng thủ tục hành chính còn phức tạp, quy định còn chồng chéo, các chính sách hỗ trợ DN lúc khó khăn vẫn chưa kịp thời, hiệu quả làm cản trở sự phát triển của nền ngoại thương nước nhà.
Tỷ giá hối đoái giai đoạn 2010 – 2012 chịu sự quản lý sát sao của Ngân hàng Nhà nước nhưng vẫn không ổn định, có sự chênh lệch tỷ giá lớn giữa thị trường tự do và NH, nhiều DN gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn ngoại tệ gây ra những cơn sốt về ngoại tệ, khan hiếm nguồn ngoại tệ gây ảnh hưởng đến việc nhập hàng hóa nước ngoài. Những bất ổn tỷ giá hối đoái trong thời gian dài gây tác động xấu đến toàn bộ nền kinh tế. Việc bình ổn tỷ giá góp phần giữ ổn định thị trường, tạo sự an tâm trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như hoạt động TTQT.
2.2.1.2. Tình hình các nước bạn hàng
Giai đoạn 2010 – 2012 kinh tế thế giới trong tình trạng khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa được giải quyết. Suy thoái trong khu vực đồng Euro cùng với khủng hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp gia tăng tại các nước thuộc khu vực này vẫn đang tiếp diễn. Hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp. Tăng trưởng của các nền kinh tế đầu tàu suy giảm kéo theo sự sụt giảm của các nền kinh tế khác. Một số nước và khối nước lớn có vị trí quan trọng trong quan hệ thương mại với nước ta như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật bản và EU đối mặt với nhiều thách thức nên tăng trưởng chậm.
Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước.Điều này có thể tác động lớn đến các DN có hàng hóa xuất khẩu qua những thị trường này vì tiêu thụ kém. Tuy nhiên trong phạm vi CN thì số lượng bạn hàng còn ít, chủ yếu là các hợp đồng quy mô nhỏ và không thường xuyên. Các hợp đồng mở L/Clạichủ yếu là L/C nhậphàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu thụ ở thị trường trong nước nên ít chịu ảnh hưởng.
Đại học Kinh tế Huế
2.2.1.3. Các yếu tố đặc thù địa phương và cạnh tranh 2.2.1.3.1. Các yếu tố đặc thù địa phương
Thừa Thiên Huế là điểm cuối hành lang kinh tế Đông - Tây nối từ Myanma- Đông Bắc Thái Lan - Lào - Miền Trung Việt Nam, là trung tâm thương mại, dịch vụ, giao dịch quốc tế với thành phố Huế và đô thị mới Chân Mây là hạt nhân. Đây là một trong những đầu mối giao thông của khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước,có cảng nước sâu Chân Mây là cửa ngõ ra biển Đông của hành lang kinh tế Đông – Tây.
Vị trí tự nhiên rất thuận lợi cho các hoạt động ngoại thương, đặc biệt là vận tải biển đường thủy. Tuy nhiên với điều kiện lịch sử xã hội là cố đô Triều Nguyễn, mang trong mình nhiều di tích lịch sử cần được bảo tồn cũng phần nào làm hạn chế sự phát triển của các hoạt động công nghiệp địa phương, trong đó có hoạt động xuất nhập khẩu.
Tỉnh ta được thiên nhiên ưu đãi về tự nhiên và có một truyền thống văn hoá lâu đời. Điều này tạo điều kiện để ngành du lịch phát triển, định hướng trở thành ngành mũi nhọn. Trong nhiều năm qua tỉnh đã đề ra nhiều chính sách khuyến khích các ngành, các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch. Ngành công nghiệp giữ vai tròđộnglực thúc đẩy các ngành kinh tế xã hội phát triển, nhiều khả năng phát triển các ngành có lợi thế về nguyên liệu, nhân lực và thị trường theo hướng hiện đại, tinh xảo.
Điềunày cho thấycông nghiệp không phải là ưu tiên hàng đầu của Tỉnh, do đó TTQT cũng chưa được hưởng điều kiện tốt nhất để phát triển trên quy mô lớn trên địa bàn.
2.2.1.3.2. Các yếu tốcạnh tranh
Giống như tình hình chung trong nước, các NH có vốn Nhà nước vẫn chiếm ưu thế trong lĩnh vực TTQT với nguồn vốn dồi dào và truyền thống lâu đời của mình.
Nguồn vốn lớn cho phép các DN có thể vay được những khoản lớn, thực hiện các dự án lớn, đồng nghĩa với đó là sự ràng buộc thanh toán cùng NH trong quá trình kinh doanh. Sự cạnh tranh trên địa bàn cũng đã bắt đầu đến từ phía các NH nước ngoài với lợi thế về thông tin hiện đại, thủ tục tín dụng đơn giản, xây dựng chính sách KH tốt.
Mặt khác, các DN địa phương thường ít năng động, thường quen giao dịch với một NH thân thuộc. Điều này làm việc thâm nhập vàổn định thịphần thêm phần khó khăn.
Đại học Kinh tế Huế
Tuy nhiên, thị trường Ngân hàng nước ta chưa thật sự tạo được điểm khác biệt về chiến lược sản phẩm, dịch vụ. Thếnên nếu NH nghiên cứu đưa ra những điểm mới để tạo điểm nhấn cho sản phẩm của mình thì sẽ có cơ hội giành được lợi thế.