CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.2. Thực trạng ứng dụng phương thức tín dụng chứng từ giai đoạn 2010 –
2.2.5. Tình hình hoạt động thanh toán tín dụng thư giai đoạn 2010 – 2012
2.2.5.3. Giá trị phí thu được
2.2.5.3.1. Phí thu từhoạt động thanh toán quốc tế
Phí dịch vụ được coi là thu nhập của Ngân hàng, phí thu được càng nhiều thì thu nhập càng nhiều, nếu giảm thiểu chi phí thực hiện thì phần chênh lệch sẽ là lợi nhuận mà Ngân hàng thu được. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ phí thu quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức cạnh tranh do KH hiện nay vẫn ưu tiên về giá khi lựa chọn sửdụng dịch vụ và loại hình này vẫn chưa cótính riêng biệt trong sản phẩm của mỗi NH.
Bảng 2.11: Phí thu từhoạt động thanh toán quốc tế Đơn vị: USD, %
Chỉ tiêu Năm
2010
Năm 2011
Năm 2012
SO SÁNH
2011/2010 2012/2011
(+/-) (%) (+/-) (%)
1.Chuyển tiền 2,815 4,230 10,774 1,415 50.27 6,544 154.70
2. Nhờ thu 282 376 782 94 33.33 406 107.98
3. L/C 4,150 5,853 12,950 1,703 41.04 7,097 121.25
Tổng cộng 7,247 10,459 24,506 3,212 44.32 14,047 134.31 (Nguồn: Báo cáo Hoạt động TTQT tại Chi nhánh năm 2010 –2012)
Đại học Kinh tế Huế
Giá trịdoanh số tăng qua các năm nên dẫn đến hệquảtất yếu là phí thu được từ hoạt động này cũng tăng theo. Bảng 2.11 cho thấy mứcphí thu đượctăng44.32% năm 2011 và 134.31% năm 2012 nhỏ hơn mức tăng của doanh số (51.40% năm 2011 và 114.85% năm 2012). Nguyên nhân là do chiến lược cạnh tranh về phí của Ngân hàng và một phần cũng do sự thay đổi cơ cấu doanh thu với sựchuyển dịch một phần từtỷ trọng phương thức L/C sang phương thức chuyển tiền. Giá trị phí thu đối với từng phương thức thanh toán quốc tếbiến động cụthể như sau:
Giá trị phí thu được từ phương thức chuyển tiền tăng từ 2,815 USD lên 4,230 USD năm 2011, tốc độ 50.27% và vươn lên 10,774 USD năm 2012, đạt mức tăng ấn tượng 154.70%.
Phương thức nhờ thu cũng có giá trị phí tăngtheo doanh số. Phí thu năm 2011 là 376 USD, tăng 94 USD so với năm 2010, tương ứng 33.33%. Năm 2012 tiếp tục đà tăng với 406 USD tăng thêm so với năm 2011, tương ứng 107.98%.
Phương thức tín dụng chứng từ tuy không có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất nhưng mức phí thu được lại nhiều nhất trong ba phương thức: Năm 2011 tăng41.04%, giá trị phí thu cộng thêm 3,212 USD so với năm trước. Năm 2012 mức tăng lên đến 121.25% tương ứng với giá trị phí tăng thêm là 14,047 USD, hiện dừng ở mức 24,506 USD. Sở dĩ tốc độ tăng trưởng phí thu năm 2012 lớn hơn mức tăng doanh số năm 2012 (92.74%) là do năm này có nhiều bộ hồ sơ giá trị lớn phải thực hiện tu chỉnh theo yêu cầu của KH nên giá trị phí thu cũng vìđó mà tăng thêm.
Qua biểu đồ 2.4 về cơ cấu phí thu được theo từng phương thức trong TTQT, ta thấy tỷtrọng phí thu được từL/C chiếm
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
3. Phương thức L/C 2. Phương thức nhờ thu 1. Phương thức chuyển tiền
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu phí thu trong Thanh toán quốc tế
Đại học Kinh tế Huế
tỷ trọng lớn nhưng đang có xu hướng giảm dần, từ 57.3% năm 2010 chỉ còn 52.8%
năm 2012, giảm gần 5%. Thay vào đó là tỷ trọng phí thu được từ sự vươn lên của phương thức chuyển tiền, từ33.8% năm 2010 đến tỷlệ43.9% trong tổng mức phí thu từhoạt động thanh toán quốc tế, tăng gần 10% trong 3 năm. Tỷtrọng phí nhờ thu thay đổi không nhiều trong suốt giai đoạn.
Bảng 2.12: Tỷlệphí thu trên doanh sốtrong thanh toán quốc tế Đơn vị: % Tỷ lệ thu phí Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1. Chuyển tiền 0.57 0.51 0.54
2. Nhờ thu 0.28 0.27 0.27
3. Phương thức L/C 0.67 0.67 0.77
Bảng 2.12 cho thấy tỷ lệ thu phí lớn nhất vẫn là từ các hợp đồng thư tín dụng.
Do thủtục vềbộchứng từrất phức tạp, cán bộthanh toán quốc tếphải thực hiện nhiều công đoạn, liên quan đến nhiều bộ phận khác nhau và trách nhiệm của Ngân hàng trong hình thức này cũng là lớn nhất. Mức phí thu trung bình giữ nguyên trong 2 năm 2010 và 2011, đến năm 2012 tăng đột ngột 0.1%. Tình trạng này chỉ là tạm thời do những tu chỉnh từphía KHđãđược đềcậpởtrên. Đầu năm 2013 NH đã có những điều chỉnh giảm tỷlệphí thu trong biểu phí TTQT áp dụng trong toàn hệthống.
Hình thức nhờ thu ít được áp dụng nên tỷ lệ phí thu không biến động nhiều, xoanh quanhởmức 0.28% năm 2010, duy trì mức 0.27% trong 2 năm tiếp theo.
Tỷlệphí thu áp dụng cho hình thức chuyển tiền có nhiều biến động, từ 0.57%
năm 2010giảm còn 0.51% năm 2011 và tăng lên 0.54% năm2012. Nguyên nhân là do năm2011 CN mới tiến hành tiếp cận được các trung tâm du học nên thực hiện chính sách thu phí thấp để khởi tạo mối quan hệ. Năm 2012 tuy mức phí có cao hơn 2011 nhưng lại thấp hơn mức 2010, cho thấy nỗlực giảm phí tăng cạnh tranh.
2.2.5.3.2. Phí thu từ phương thức tín dụng chứng từ
Vai trò của NHTM trong phương thức L/C cũng phân biệt theo loại hình, thư tín dụng nhập khẩu giao dịch phức tạp hơn thư tín dụng xuất khẩu. Đối với L/C xuất chỉ cần ngân hàng làm nhiệm vụ thông báo và ghi có vào tài khoản KH khi nhận tiền
Đại học Kinh tế Huế
từ phía đối tác. Trong khi đó L/C nhập lại yêu cầu Ngân hàng phải thực hiện nhiều nghiệp vụnhư phát hành L/C, theo dõi L/C, kèm theo nghĩa vụ thanh toán khi KH của mình không trả được tiền. Trách nhiệm cao hơn đòi hỏiphí thu cao hơn để đảm bảo an toàn cho NH cũng nhưtrang trải chi phí cho các nghiệp vụphát sinh.
Bảng 2.13: Phí thu từ phươngthức tín dụng chứng từ Đơn vị: USD, %
Chỉ tiêu Năm
2010
Năm 2011
Năm 2012
SO SÁNH
2011/2010 2012/2011
(+/-) (%) (+/-) (%)
1. L/C nhập 3,455 5,485 12,420 2,030 58.76 6,935 126.44
2. L/C xuất 695 368 530 -327 -47.05 162 44.02
3. Tổng L/C 4,150 5,853 12,950 1,703 41.04 7,097 121.25 (Nguồn: Báo cáo Hoạt động TTQT tại Chi nhánh năm 2010 –2012)
Từbảng 2.13 kết hợp với biểu đồ 2.5 về cơ cấu phí thu được từ phương thức tín dụng chứng từ ta thấy phí thu từ L/C nhập cao và chiếm tỷ trọng nhiều hơn hẳn L/C xuất. Một phần nguyên nhân là do L/C xuất hầu như không phát triểnở Ngân hàng. Một phần cũng là vì tỷlệphí thu từL/C xuất chỉ khoảng 0.5% giá trị hồ sơ trong khi tỷ lệ nàyởL/C nhập là gần 0.70% (bảng 2.14).
Bảng 2.14: Tỷlệphí thu trong L/C Đơn vị: %
TRONG ĐÓ: Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
L/C nhập 0.71 0.69 0.79
L/C xuất 0.53 0.47 0.57
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
2. L/C xuất 1. L/C nhập
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu phí thu từL/C
Đại học Kinh tế Huế