CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng phương thức tín dụng chứng từ
1.3.3. Các yếu tố môi trường
1.3.3.1. Luật pháp và chính sách kinh tếvĩ mô
Hoạt động của toàn bộ nền kinh tế nói chungvà hệ thống NHTM nói riêngđều chịu sự điều tiết của luật pháp và các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước.
Luật pháp là khung hành lang pháp lý cho các hoạt động của nền kinh tế: Nếu luật pháp quy định phù hợp sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển, nâng cao lòng tin của nhân dân đối với Nhà Nước và các chính sách ban hành. Nếu luật pháp cứng nhắc không thích ứng thực tế, các quy định bất cập từ lâu, chồng chéo, kém hiệu lực gây khó khăn trong thực hiện có thể bị lợi dụng để thực hiện những hành vi thiếu trung thực làm tổn hại đến lợi ích của người tham gia, kiềm chế sự phát triển.
Chính sách kinh tế vĩ mô có vai tròđiều tiết trực tiếp đối với hoạt động kinh tế quốc dân nói chung và lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán xuất nhập khẩu của NHTM nói riêng. Mọi chính sách vĩ mô đều có ảnh hưởng dù là trực tiếp hay
Đại học Kinh tế Huế
gián tiếp, mạnh hay yếu, tích cực hay kìm hãm đến hoạt động TTQT. Trong đó bao gồm mộtsố chính sách cơ bản ảnh hưởng như sau:
Chính sách thuế: Thuế là một phần chi phí mà doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước. Thông qua chính sách thuế cao hay thấp, nhà nước điều tiết việc sản xuất hay nhập khẩu, xuất khẩu một mặt hàng nào đó. Điều này vì thế mà tác động đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và hoạt động TTQT của NHTM.
Chính sách kinh tế đối ngoại:Chính sách vĩ mô mang tính định hướng cho toàn bộ nền kinh tế nên ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động TTQT củangân hàng. Một quốc gia lựa chọn xu hướng bảo hộ mậu dịch sẽ làm cho hoạt động ngoại thương bị kìm hãm, ngược lại nếu thiên về xu hướng tự do hoá mậu dịch sẽ giúp ngoại thương có điều kiện phát triển, từ đó thúc đẩy hoạt động TTQT ở các NHTM phát triển.
Hoạt động TTQT có liên quan chặt chẽ đến tỷ giá, ngay trong các điều kiện TTQT đã thể hiện điều này. Với chính sáchtỷ giá thả nổi có điều tiết đang áp dụng tại nước ta, nếu tỷ giá quá thấp sẽ kìm hãm xuất khẩu, giảm sự cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước trên thị trường quốc tế, nếu tỷ giá quá định quá cao lại ảnh hưởng đến việc nhập khẩu hàng hóa nước ngoài, vốn là nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp trong nước, nhất là trong điều kiện Việt Nam là nước nhập siêu. Những bất ổn tỷ giá hối đoái trong thời gian dài gây tác động xấu đến toàn bộ nền kinh tế nên việc bình ổn tỷ giá góp phần giữ ổn định thị trường, tạo sự an tâm trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến hoạt động TTQT.
1.3.3.2. Sự thay đổi chính sách kinh tếchính trị ở nước bạn hàng Như đã nói ở trên, hoạt động TTQTdiễn ra giữa các đối tác thuộc các quốc gia khác nhau. Do đó, dù đã có các quy chuẩn quốc tế để thực hiện nhưng hoạt động TTQT vẫn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi môi trường chính trị, kinh tế, xã hội của nước bạn hàng. Điều 36, UCP 600 quy định NH phát hành và người nhập khẩu có thể từ chối thanh toán L/C trong những trường hợp bất khả kháng như thiên tai bạo động, dân biến, chiến tranh, động đất hỏa hoạn…Các chính sách vĩ mô trong nước, sự thay đổi
Đại học Kinh tế Huế
về xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu của nước đối tác, từ đó ảnh hưởng đếncảquá trình TTQT. Thêm vào đó, xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa với đặc trưng nổi bật là tự do hoá thương mại, tự do hoá tài chính đang diễn ra mạnh mẽ càng làm cho những biến động lớn về kinh tế, chính trị trên thế giới có thể dẫn đến biến động về cán cân thương mại quốc tế, tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền, làm biến động thị trường trong nước. Có thể khẳng định hoạt động TTQT giờ đây phụ thuộc nhiều hơn vào tình hình thế giới chứ không chỉ là hai quốc gia đối tác nữa.
1.3.3.3. Các yếu tố đặc thù địa phương và cạnh tranh 1.3.3.3.1. Các yếu tố đặc thù địa phương
Vị trí địa lý có vai trò quan trọng trong định hướng hình thành nền kinh tế của từng quốc gia và từng địa phương. Hoạt động giao thương quốc tế thường phát triển ở các địa phương có vịtrí chiến lược quan trọng và cảng biển lớn. Nhiều quốc gia hàng đầu thếgiới như Mỹ, Nhật, Anh đều là các quốc gia ven biển phát triển nhờ tài nguyên sẵn có và địa thếthuận lợi với các cảng biển lâu đời. Điển hình ởChâu Á là Singapore, tuy không có tài nguyên, song vị trí địa lý mang lại cho Quốc đảo này nhiềutiềm năng và ưu thế. Quốc đảo nhỏ bé này chỉ rộng 692.7 km2, nhưng lại nằm ngay nơi giao nhau của con đườnghuyết mạch chính vận chuyển hàng hải giữa Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và eo biển Malacca. Địa thế nơi đây phẳng đều, những eo biển giữa các hòn đảo chính là nơi neo đậu thuận tiện của các thuyền bè. Nằm tại một trong những giao lộ của thế giới, vị trí chiến lược của Singapore chính là một yếu tố thuận lợi góp phần giúp quốc gia này phát triển thành một trung tâm quan trong trong các lĩnh vực thương mại, viễn thông và du lịch. Singapore nối liền Malaysia bởi hai cây cầu vượt, và những hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Riau của Indonesia chỉ cách quốc gia một chuyến tàu tốc hành. Đảo quốc Singapore có một phi trường lớn phục vụ hơn 69 hãng hàng không. Đất nước này được mệnh danh là "cửa ngõ" vào Đông Nam Á. Nhờ lợi thế này cùng với chính sách đúng đắn, thương mại quốc tế đã phát triển từ lâu và tiếp tục đem lại nguồn lợi và thành tựu kinh tế đáng kể cho Singapore: Theo tờ Wall Street Journal, báo cáo từ Knight Frank và CitiPrivate Wealth ước tính, GDP bình quân đầu người của Singapore, ở mức 56.532 USD vào năm 2010 tính theo đồng giá sức mua
Đại học Kinh tế Huế
(PPP), cao nhất trên thế giới. GDP bình quân đầu người tính theo PPP của Nauy, là 51.226 USD, của Mỹ là 45.511 USD, còn của Hồng Kônglà 45.301 USD.
Các chính sách quốc gia có vai trò điều tiết trên phạm vi toàn đất nước còn chính sách của từng địa phương mang tính triển khai cho phù hợp với tình hình trên nền tảng chính sách vĩ mô. Những địa phương năng động thường đưa ra các chính sách mang tính cởi mở, tạo điều kiện tối đa cho các DN, điều này cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của hoạt động kinh tế nói chung và TTQT nói riêngở địa phương đó. Nhiều nơi, tuy có điều kiện thuận lợi về tự nhiên nhưng vẫn kém phát triển do trình độ quản lý chưa cao cũng như tập quán con người nơi đây có ảnh hưởng.
1.3.3.3.2. Các yếu tốcạnh tranh
Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của nền kinh tếthị trường, bất cứ ngành nào cũng có sự cạnh tranh nhưng độ mạnh yếu giữa các ngành khác nhau là khác nhau.
Điều này dẫn đến rào cản khi gia nhập thị trường (đối với DN mới gia nhập) hoặc tồn tại và mở rộng thị phần (đối với DN trong ngành) cũng khác nhau. Một thị trường bắt đầu đi vào độc quyền thì việc gia nhập vào thị trường hầu như không thểxảy ra vì DN độc quyền đã tận dụng các ưu thế của mình để tạo rào cản. Ngoài ra, một thị trường mà người tiêu dùng đã quen với một doanh nghiệp lâu đời thì việc thâm nhập và mở rộng thị phần cho DN mới cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là trong điều kiện KH ít năng động, ngại thay đổi.
Tài chính–Ngân hàng là một trong những ngành cạnh tranh khốc liệt nhất hiện nay. Một khi các ngân hàng hiện tại đã xây dựng được cho mình một thương hiệu bền vững, với những sản phẩm, dịch vụtài chính hiệu quảvà khác biệt cộng với một cơ sở KH đông đảo và trung thành, chi phí chuyển đổi để lôi kéo KH của ngân hàng mới thành lập sẽ cực kỳ cao và do đó họ bắt buộc phải cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định gia nhập thị trường hay không.
Đại học Kinh tế Huế
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á-CHI NHÁNH HUẾ
2.1.Giới thiệu Ngân hàng thương mại CổPhầnĐông Á –Chi nhánh Huế