Giải pháp rút ra từ kinh nghiệm các Ngân hàng khác thành công trong việc ứng dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu Thực trạng ứng dụng phương thức tín dụng chứng từ ở ngân hàng thương mại cổ phần đông á chi nhánh huế (Trang 79 - 84)

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ Ở NHTM CỔ PHẦN ĐÔNG Á –

3.3. Giải pháp rút ra từ kinh nghiệm các Ngân hàng khác thành công trong việc ứng dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

Thực tếcho thấy các NH mạnh trong việcứng dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ trong cả nước nói chung cũng như trên địa bàn Thừa Thiên Huế nói riêng đều là những NH có vốn nhà nước (Vietcombank, Vietinbank,…). Lợi điểm của các NH này là nguồn vốn lớn khả năng tài chính vững mạnh nhờ có sựhậu thuẫn của Nhà nước, có mối quan hệlâu dài với nhiều doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp nhà nước, kinh nghiệm dồi dào. Tuy nhiên, các NH này lại có điểm yếu là năng lực quản lý chưa cao, mối quan hệ với KHchưa thật sựsâu sắc. DongA Bank có thểtận dụng các điểm yếu này đểtạo thành lợi thế cho mình, nâng cao năng lực để dần san bằng điểm mạnh với đối thủ để nâng cao tính cạnh tranh cho hoạt động TTQT nói riêng và toàn hoạt động kinh doanh nói chung.

Đại học Kinh tế Huế

PHẦN BA: KẾT LUẬN

Ngày nay, trong điều kiện ngày một phát triển về hoạt động ngoại thương, TTQT dần trở thành một hoạt động then chốt đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tếnói chung và hệ thống NHTM nói riêng. Các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ tác động mạnh mẽ đến hoạt động TTQT của các NH. Từ đó,Nhà nước cần không ngừng hoàn thiện cac văn bản pháp lý về TTQT, hoàn thiện các chính sách thương mại, tạo môi trường thuận lợi, nâng cao chất lượng hàng hóa và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Riêng đối với địaphương cần có những chính sách chú trọng công nghiệp, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu đểtoàn tỉnh có thểphát triển một cách toàn diện, tận dụng hiệu quảnhững lợi thếmà thiên nhiên ban tặng.

NH Đông Á trong thời gian qua luôn chú trọng khai thác và phát triển nghiệp vụ TTQT nói chung và tín dụng chứng từ nói riêng như tăng cường quảng cáo, tiếp cận KH, giới thiệu sản phẩm, áp dụng công nghệkỹthuật cao trong thanh toán, chính sách KH hợp lý,... Tuy nhiên, nhiều điều kiện chủ quan và khách quan làm cho việc ứng dụng còn nhiều hạn chế (chính sách địa phương, hạn chếtrong công tác tiếp cận KH, cạnh tranh từ nhiều đối thủ,…). Hệ thống Đông Á và CN Huế cần thực hiện những biện pháp phù hợp nhằm tăng cường việc ứng dụng phương thức tín dụng chứng từvào hoạt động TTQT từ đó tăng hiệu quảhoạt động kinh doanh của mình.

Đề tài đãđạt được một sốkết quảsau:

- Tìm hiểu, khái quát được những vấn đề cơ bản lý luận vềThanh toán quốc tế, nội dung, các điều kiện và phương thức thanh toán quốc tế, phương thức tín dụng chứng từ, các bên tham gia và quy trình thực hiện, …

- Tìm hiểu được một số nhân tố tác động đến việc ứng dụng phương thưc thanh toán tín dụng chứng từtrong thực tếtại NHĐông ÁCN Huế.

- Xửlý sốliệu thu thập được bằng những lập luận phân tích có căn cứ. Mặt khác còn có sựhỗtrợ nhiệt tình của cán bộ hướng dẫn của NH về sự tác động về phía NH của các yếu tố ảnh hưởng trên thực tế. Thế nên, các nhận xét đánh giá có độ tin cậy tương đối cao.

Đại học Kinh tế Huế

- Đưa ra một sốgiải pháp dựa trên điều kiện thực tếcủa CNnhư tăng cường công tác marketing, làm sâu rộng quan hệvới các NHđại lý, cải thiện quy trình thanh toán, đa dạng hóa các dịch vụthanh toán quốc tế,…

Một số hạn chế của Khóa luận là mới chỉ đánh giá việcứng dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ dựa trên góc nhìn từ phía NHTM, còn chưa có được những nhìn nhận từ phía KH. Chưa đề ra được mô hình với các thông số cụ thể thể hiện mức độ tác động của từng nhân tố đến việcứng dụng phương thức tín dụng chứng từ đối với NHTM. Đề tài chưa có được sự so sánh giữa các NH cùng quy mô có ứng dụng phương thức tín dụng chứng từ trên địa bàn để đưa ra những nhận định phù hợp nhất về tác động của các nhân tố ảnh hưởng.

Hướng phát triển đề tài trong tương lai có thể đánh giá việc ứng dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từdựa trên việc điều tra từphía KH, sửdụng sốliệu để so sánh tình hình với các NH khác để đánh giá chính xác hơn. Có thểmở rộng hướng nghiên cứu trên quy mô rộng để đưa ra một mô hình tương đối cụthểvề tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến việcứng dụng phương thức tín dụng chứng từ ởNHTM.

Mặc dù trong quá trình thực tập em đã cố gắng tìm hiểu, phân tích đánh giá những nội dung của khóa luận nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót nên em kính mong được sựthông cảm và đóng gópý kiến của Thầy cô, các anh chị Ngân hàng và các bạn đểkhóa luận được hoàn chỉnh hơn.

Đại học Kinh tế Huế

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu tiếng Việt:

Luật, các văn bản pháp lý:

1. Luật các tổchức tín dụng (2010), Chính Phủ nước CHXHCN Việt Nam.

2. Thông tư 41/2011/TT-NHNN (2011) Hướng dẫn nhận biết và cập nhật thông tin KH trên cơ sở rủi ro phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền, Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Sách, bài giảng:

3. TS. Đinh Xuân Hạng (2002) Hoạt động tài chính của ngân hàng thương mại. Tài chính quốc tế, NXB Tài chính.

4. TS.Phan Thị Minh Lý (2006) Bài giảng thanh toán quốc tế,Đại học kinh tếHuế.

5. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2008) Giáo trình thanh toán quốc tế, NXB Thống Kê.

6. GS - TS. LêVăn Tư. Ngân hàng và thịtrường tài chính. NXB Thống kê.

Bài nghiên cứu:

6.Đinh Thu Hương - Lê Thị Thu Minh (2012) Tìm hiểu một sốnội dung về SWIFT, Trung tâm Thanh toán–VDB.

8. Nguyễn Thị Lan Phương (2010) Thanh toán quốc tếvà vai trò của Thanh toán quốc tế, Module mở, The Vietnam Foundation.

9. Phan Thị Thu Hà (2012) Bàn về điều hành lãi suất của Ngân hàng nhà nước Việt Nam,website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Khóa luận tốt nghiệp:

10. Trịnh Thị Lan Hương (2012) Hoạt động cho vay tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH thương mại cổphần Nhà Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học kinh tế.

11. HồThị Mỹ Hương (2009)Một sốgiải pháp mởrộng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từtại ngân hàng TechcomBank chi nhánh Tân Bình, Chuyên đềtốt nghiệp.

Đại học Kinh tế Huế

12. Khuyết danh (2011) Chính sách thuếxuất nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập với khu vực và thếgiới, Đại Học kinh tếquốc dân Hà Nội.

13. Phạm Hoàng Cẩm Nhung (2012) Nâng cao chất lượng dịch vụthanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổphần Ngoại thương chi nhánh Huế, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học kinh tế.

14. Nguyễn Phước Tôn Nữ Thùy Trang (2012) Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức thư tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam VietinBank chi nhánh 1 TP HCM, Khóa luận Tốt nghiệp.

15. Hoàng Thị Tý (2012)Đánh giá thực trạng và hiệu quảhoạt động Thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Huế, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học kinh tế.

Văn bản khác:

16. Các văn bản bản quy định, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh toán quốc tế, tín dụng chứng từ do NH Đông Á ban hành.

17. Các báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng Đông Á và chi Nhánh Huế năm 2010 –2012.

2. Tài liệu Tiếng Anh:

1. UCP 600 (2007) Quy tắc và Thực hành thống nhất vềtín dụng chứng từ trong xuất nhập khẩu, Phòng Thương mại Quốc tế(ICC).

3. Một sốtrang Web:

Batdongsan.com Dongabank.com Saga.vn

Sbv.gov.vn Swift.com

Vanban.chinhphu.vn Vi.wikipedia.org Vietnamplus Vietrade.gov.vn Voer.edu.vn

Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Thực trạng ứng dụng phương thức tín dụng chứng từ ở ngân hàng thương mại cổ phần đông á chi nhánh huế (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)