CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.2. Thực trạng ứng dụng phương thức tín dụng chứng từ giai đoạn 2010 –
2.2.5. Tình hình hoạt động thanh toán tín dụng thư giai đoạn 2010 – 2012
2.2.5.1. Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế
2.2.5.1.1. Doanh sốhoạt động thanh toán quốc tế
Bảng 2.5: Doanh sốhoạt động thanh toán quốc tế Đơn vị: USD, %
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
SO SÁNH
2011/2010 2012/2011
(+/-) (%) (+/-) (%)
1.Chuyển
tiền 492,550 829,877 1,992,293 337,327 68.49 1,162,416 140.07 2. Nhờ
thu 102,230 141,250 286,000 39,020 38.17 144,750 102.48 3. L/C 620,000 868,000 1,673,000 248,000 40.00 805,000 92.74
Tổng cộng
1,214,780 1,839,127 3,951,293 624,347 51.40 2,112,166 114.85 (Nguồn: Báo cáo Hoạt động TTQT tại Chi nhánh năm 2010 –2012)
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 2.5 cho thấy doanh số thanh toán quốc tế tăng trưởng tốt qua các năm, năm sau cao hơn năm trước với tốc độ khá ấn tượng. Từcon số 1,214,780 USD năm 2010 rồi tới 1,839,127 năm 2011 và đạt mức 3,951,293 USD năm 2012, đạt tốc độ tăng trưởng 51.40% năm 2011 và 114.85% năm 2012. Tốc độ tăng trưởng này là rất cao, tuy nhiên nếu xét vềgiá trị thì con số gần 4 triệu USD còn khá khiêm tốn so với nhiều đối thủtrên thị trường Thanh toán quốc tế. Hướng biến động tích cực này thuận chiều với diễn biến tình hình huy động và phát triển tín dụng của chi nhánh, cho thấy có thể các biện pháp kết hợp giới thiệu sản phẩm TTQT cho các KH có quan hệ tín dụng với ngân hàng, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, chính sách KH, đã phát huy hiệu quả. Thị trường TTQT đã bắt đầu có những bước tiến mới, xét vềmặt cụthểta có:
Phương thức chuyển tiền có tốc độ tăng trưởng cao, doanh số từ 392,000 USD lên đến 1,162,416 USD, tăng gần 3 lần trong 3 năm. KHđến chuyển tiềnở Ngân hàng Đông Á chủyếu là chuyển tiền du học sinh, có tính chu kỳ theo các đợt nhập học. Có được mức tăng ấn tượng 68.49% năm 2011 và 140.07% năm 2012 là thành quả của việc tiếp cận và có chính sách chăm sóc, ưu đãi hợp lý đối với các Trung tâm du học sinh. Các trung tâm này có được sự tin tưởng và thường được ủy quyền chuyển tiền cho các học viên trung tâm của mình.
Do đó,những KH này thường chuyển tiền số lượng lớn, và nếu giữ được quan hệ lâu dài sẽ đem lại nguồn doanh số ổn định vàtăng theo sự phát triển của những trung tâm đó. Ngân hàng đang tiếp tục tiếp cận để có thể nhận lượng hồ sơ nhận chuyển tiền học bổng từ các trường đại học, các trung tâm giáo dục trên địa bàn.
Ngoài ra, hoạt động chuyển tiền còn diễn ra với một số trường hợp nhỏ lẻ
0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1. Phương thức chuyển tiền 2. Phương thức nhờ thu
3. Phương thức L/C
Biểu đồ1: Doanh sốThanh toán quốc tế
Đại học Kinh tế Huế
mục đích ngày một đa dạng như phí đăng bài báo, phí xuất bản nước ngoài, sinh hoạt phí, chuyển tiền định cư,…
Phương thức nhờ thu thường ít được áp dụng trong thực tếdo tính chất không chắc chắn và không quy định trách nhiệm cho bên nhờ thu là NHTM. Doanh số thu được từhình thức này tuy giá trị tuyệt đối không lớn nhưng cũng có mứctăng trưởng khá, từ102,230 USD năm 2010 lên 141,250 USD và đạt giá trị286,000 USD vào cuối năm 2012, mức tăng trung bình gần 60% mỗi năm.
Phương thức tín dụng chứng từcó doanh số tăng trưởng tốt: 40% năm 2011, từ giá trị bắt đầu giai đoạn là 620,000 USD năm 2010, mức tăng 248,000 USD; năm 2012 tăng 92.74%. Ngoài các hiệu ứng chung đối với hoạt động TTQT từ chính sách quảng cáo, tiếp thị, thì có một nguyên nhân cụ thể là do năm 2012 Ngân hàng đã nhận được 3 hợp đồng mở L/C có giá trị trên 300,000 USD từ một KH lâu năm của mình.
Do tổng giá trị doanh số thanh toán L/C còn khá khiêm tốn (chỉ 868,000 USD năm 2011 và ở mức 1,673,000 USD cuối năm 2012) nên lượng tăng thêm này gây ảnh hưởng lớn đến biến động tương đối. Tuy nhiên cũng không vì thếmà bỏ qua kỳvọng về cơ hội thực hiện các hợp đồng quy mô hơn, đem lại nguồn thu lớn hơn vàuy tín NH trong lĩnh vực này đangngày càng cải thiện.
2.2.5.1.2. Tỷtrọng doanh sốtừL/C trên tổng doanh số Bảng 2.6: Cơ cấu theo doanh sốthanh toán quốc tế Đơn vị: %
Chỉ tiêu Năm
2010
Năm 2011
Năm 2012
Chênh lệch tăng giảm
% 2011- 2010
Chênh lệch tăng giảm
% 2012- 2011
1. Chuyển tiền 40.55 45.12 50.42 4.58 5.30
2. Nhờ thu 8.42 7.68 7.24 -0.74 -0.44
3. L/C 51.04 47.20 42.34 -3.84 -4.86
Tổng doanh số 100.00 100.00 100.00 0.00 0.00
(Nguồn: Báo cáo Hoạt động TTQT tại Chi nhánh năm 2010 –2012)
Đại học Kinh tế Huế
Xét vềtỷtrọng trong doanh số (bảng 2.6 và biểu đồ 2.2) thì phương thức tín dụng chứng từchiếm tỷtrọng lớn nhất nhưng xu hướng ngày càng giảm, nhường chỗ cho sự vươn lên của phương thức chuyển tiền: Năm 2010 là 51.04%, năm 2011 giảm 3.84% còn 47.20% và đến năm 2012 tiếp tục giảm nhẹ và chiếm 42.34%
trong tổng doanh số TTQT. Chênh lệch giảm hơn 9% so với đầu giai đoạn mặc dù giá trị doanh số có mức tăng đáng kể. Sở dĩ có hiện tượng này là do tốc độ tăng doanh số của phương thức chuyển tiền cao hơn nhiều so với phương thức L/C như đã phân tích ở trên. Điều này đã khiến phần trăm của phương thức chuyển tiền liên tục vươn lên mạnh mẽ, từ 40.55% năm 2010 lên hơn 50% năm 2012. Tỷ trọng phương thức nhờ thu giảm nhẹ khoảng 1% trong cả thời kỳ. Nguyên nhân của chiều hướng hoán đổi này là do nhân lực mảng TTQT còn hạn chế, nên hiện đang tập trung nhiều hơn vào việc tiếp cận các KH là các trung tâm du học. Vì giaiđoạn 2010 –2012 cũng là lúc làn sóng du học tự túc đang bắt đầu nở rộ trên địa bàn Thừa Thiên Huế. Mặt khác, hiện KH của Ngân hàng là chủ yếu đối tượng KH cá nhân nên danh tiếng vềhoạt động ứng dụng tín dụng chứng từ đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu còn hạn chế. Ngân hàng cần có biện pháp giới thiệu và kích thích sửdụng KH các dịch vụ ứng dụng tín dụng chứng từ của Ngân hàng nếu muốn mởrộng hoạt động thanh toán này trong thời gian tới.
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
3. Phương thức L/C
2. Phương thức nhờ thu
1. Phương thức chuyển tiền
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu doanh sốThanh toán quốc tế
Đại học Kinh tế Huế