6. Kết cấu của khóa luận
1.3 Công tác kiểm soát thuế GTGT
1.3.4 N ội dung kiểm soát thuế GTGT
KSNB trong ngành thuế là một yếu tố mang tính sống còn. Đây là hệ thống các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức, được thiết lập nhằm phòng ngừa, phát hiện xử lý kịp thời các rủi ro nhằm đạt được mục tiêu mà CQT các cấp đã đề ra. Đồng thời, đảm bảo mọi các cán bộ, nhân viên phải tuân thủ đầy đủ các quy định nội bộ. Như vậy hệ thống KSNB điều chỉnh hành vi của các thành phần nghiệp vụ và toàn bộ các bộ phận chức năng: tuyên truyền hỗ trợ luật pháp, đăng kí, kê khai, kế toán thuế, quản lý và cưỡng chế nợ, kiểm tra…
Hệ thống KSNB theo báo cáo COSO có các bộ phận sau: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông, Giám sát.
a. Môi trường kiểm soát:
Là sắc thái chung của đơn vị, nó chi phối ý thức kiểm soát của mọi thành viên trong đơn vị và là nền tảng đối với các bộ phận khác của hệ thống KSNB. Các nhân tố chính thuộc môi trường kiểm soát: tính chính trực và giá trị đạo đức; đảm bảo năng lực nhân sự; triết lý và phong cách điều hành của nhà quản lý; cách thức phân định quyền hạn và trách nhiệm; chính sách nhân sự.
b. Đánh giá rủi ro:
Đây là bộ phận thứ hai của hệ thống KSNB. Có thể nhận thấy, trong bất kỳ đơn vị, tổ chức cơ quan mọi hoạt động đều có thể phát sinh rủi ro. Hiện nay, cách thức
SVTH: Nguyễn Thị Hải Lý - Lớp K44B KTKT
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
quản trị rủi ro đó là xác định mục tiêu và phân tích các nhân tố có thể gây rủi ro cho việc thực hiện mục tiêu đó để có những xử lý chủ động, kịp thời.
c. Hoạt động kiểm soát:
Là những chính sách và thủ tục để đảm bảo các chỉ thị của cấp trên được thực hiện. Các chính sách và thủ tục giúp hạn chế rủi ro mà đơn vị thường gặp phải. Những thủ tục kiểm soát có thể là: phân chia trách nhiệm đẩy đủ; phê chuẩn đúng đắn cho các nghiệp vụ, Quyết định; kiểm soát hệ thống HS, chứng từ thanh toán của NNT; kiểm soát sự tiếp cận đối với các chương trình tin học và HS dữ liệu NNT; kiểm tra độc lập việc thực hiện bởi một nhân viên hoặc một đội khác; kiểm tra soát xét lại việc thực hiện thông qua đánh giá kết quả thực hiện so với kế hoạch. Hiện nay phần lớn hoạt động KSNB được thực hiện trên máy tính, rất nhiều ứng dụng quản lý thuế đã được sử dụng. Trong đó, tại các Cục thuế Tỉnh sử dụng ứng dụng quản lý thuế QLT, cấp Chi cục sử phần mềm quản lý thuế QLTCC; phần mềm hỗ trợ kê khai thuế; phần mềm thanh tra kiểm tra; phần mềm quản lý nợ QTN; ứng dụng QHS theo dõi việc nhận trả HS thuế; ứng dụng VATWIN được sử dụng để quản lý thuế GTGT và một số sắc thuế khác như thuế TTĐB, thuế TNCN…
d. Thông tin và truyền thông:
Đây là điều kiện không thể thiếu cho việc thiết lập, duy trì và nâng cao năng lực kiểm soát trong đơn vị thông qua các báo cáo để cung cấp thông tin về hoạt động cho đối tượng bên trong và bên ngoài đơn vị. Tại các Chi cục Thuế, hàng tháng phải lập báo thống kê tình hình kê khai thuế trong tháng và trình lãnh đạo đơn vị và Cục thuế Tỉnh, đội QLN và cưỡng chế nợ lập báo cáo tình hình thu nợ và nợ tồn đọng hàng tháng cho lãnh đạo Chi cục xem xét và Cục thuế Tỉnh… Hiện nay ngành thuế xây dựng hệ thống thông tin trong mạng máy tính, tại các CQT có mạng thông tin nội bộ nhằm đảm bảo thông tin từ cấp trên được truyền đạt kịp thời đến nhân viên, và nhân viên trong cơ quan nhận biết được đầy đủ nhiệm vụ của mình.
e. Giám sát:
Đây là bộ phận cuối cùng của hệ thống KSNB. Giám sát là quá trình mà nhà quản lý đánh giá chất lượng của hệ thống KSNB. Gồm có:
SVTH: Nguyễn Thị Hải Lý - Lớp K44B KTKT
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
- Giám sát thường xuyên: thông qua tiếp nhận ý kiến đóng góp của NNT, UBND tại địa bàn CQT, KBNN, ngân hàng thương mại…
- Giám sát định kỳ: thông qua các cuộc kiểm tra nội bộ trong đơn vị được thực hiện định kỳ hàng năm và được tiến hành theo quy trình thanh tra kiểm tra nội bộ ngành thuế ban hành kèm theo Quyết định số 118/QĐ-TCT ngày 26/1/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế.
f. Hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001:2008
Hiện này, các CQT còn xây dựng và nâng cao công tác quản lý thông qua việc cam kết xây dựng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008
ISO là tên viết tắt của tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (International Orgnaization for Standardization), được thành lập vào năm 1946 và chính thức hoạt động vào ngày 23/2/1947, nhằm mục đích xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, thương mại và thông tin. ISO có trụ sở ở Geneva (Thụy Sĩ) và là một tổ chức quốc tế chuyên ngành có các thành viên là các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia của 111 nước. Tùy theo từng nước mức độ tham gia xây dựng các tiêu chuẩn ISO có khác nhau. Tại Việt Nam, tổ chức tiêu chuẩn hóa là Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, thuộc Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường. Mục đích của các tiêu chuẩn ISO là tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động trao đổi hành hóa dịch vụ trên toàn cầu trở nên dễ dàng hơn và đạt được hiệu quả. Tất cả các tiêu chuẩn của ISO đặt ra đều có tính chất tự nguyện, tuy nhiên thường các nước chấp nhận ISO và coi nó là tính chất bắt buộc.
Hệ thống quản lý chất lượng được trình bày trong sổ tay chất lượng thường áp dụng cho các lĩnh vực:
- Thủ tục hành chính về đăng ký thuế - Thủ tục hành chính về kê khai
- Thủ tục hành chính về kê khai qua mạng - Thủ tục hành chính về hoàn thuế
- Quy trình kiểm soát HS
- Quy trình đánh giá chất lượng nội bộ - …
SVTH: Nguyễn Thị Hải Lý - Lớp K44B KTKT
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
CQT
1.3.4.2 Kiểm soát thuế GTGT thông qua quy trình nghiệp vụ về thuế
Theo luật quy định của luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ban hành ngày 29/11/2006 và Thông tư số 28/2011/TT-BTC ban hành ngày 28/2/1011, công tác quản lý thuế đối với mọi sắc thuế theo các nội dung sau:
- Khai thuế, tính thuế - Nộp thuế
- Thủ tục hoàn thuế, bù trừ thuế - Kiểm tra, thanh tra thuế
- Xử lý vi phạm pháp luật về thuế - ….
Công tác kiểm soát thuế GTGT cũng dựa trên những nội dung quản lý trên. Mỗi quy trình, thủ tục trên đều được tổng cục thuế hướng dẫn quy trình thực hiện. Hoạt động kiểm soát được thiết lập nhằm đảm bảo các quy trình, thủ tục trên được thực hiện đúng quy trình, đúng quy định đảm bảo thuế GTGT được thu đúng, thu đủ, hạn chế rủi ro gian lận trốn thuế.
Sơ đồ 1.1 Quy trình quản lý thuế theo cơ chế cơ sở kinh doanh Tự kê khai - Tự tính - Tự nộp thuế
KBNN
KK – KTT & TH QLN và CCNT
Kiểm tra Tuyên truyền –
Hỗ trợ NNT
NNT
SVTH: Nguyễn Thị Hải Lý - Lớp K44B KTKT
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Trong đó kiểm soát thuế GTGT thực hiện chủ yếu qua các quy trình sau:
- Quy trình kê khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế được ban hành cũng Quyết định 1864/QĐ-TCT ngày 26/12/2011 [Phụ lục 1], [Phụ lục 2], [Phụ lục 3].
- Quy trình QLN thuế được ban hành kèm theo Quyết định 1395/QĐ-TCT ban hành ngày 14/10/2011 [Phụ lục 4].
- Quy trình kiểm tra thuế được ban hành kèm theo Quyết định 528/QĐ-TCT ban hành ngày 29/5/2008 [Phụ lục 5], [Phụ lục 6].
- Quy trình hoàn thuế được ban hành kèm theo Quyết định 905/QĐ-TCT ngày 1/7/2011 [Phụ lục 7].
1.3.4.3 Kiểm tra thuế GTGT thông qua công tác thanh tra kiểm tra
Kiểm tra thuế là xác định tính đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu trong HS thuế nhằm đánh giá sự tuân thủ pháp luật về thuế của NNT. Kiểm tra thuế được thực hiện tại trụ sở NNT và CQT.
Kiểm tra thuế là hoạt động giám sát của CQT đối với các hoạt động giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của NNT nhằm đảm bảo pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh.
Kiểm tra thuế là một trong những chức năng của CQT nhằm phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật thuế, đảm bảo tính công bằng trong thực thi pháp luật thuế; đồng thời làm cho NNT ý thức được rằng hệ thống giám sát luôn tồn tại hiệu quả, thông qua đó thúc đẩy sự tự giác tuân thủ pháp luật.
- Nguyên tắc kiểm tra: theo điều 75 luật quản lý thuế số 78 công tác kiểm tra phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
+ Thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến NNT, đánh giá việc chấp hành pháp luật của NNT, xác minh và thu thập bằng chứng để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
+ Không cản trở hoạt động bình thường của CQT, tổ chức, cá nhân là NNT + Tuân thủ quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan
SVTH: Nguyễn Thị Hải Lý - Lớp K44B KTKT
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
- Các hình thức kiểm tra: + Căn cứ theo tính kế hoạch:
Kiểm tra theo chương trình: là kiểm tra theo chương trình, kế hoạch đã được lập ra trước và được phê duyệt. Căn cứ vào nguồn lực hiện có, tình hình chấp hành pháp luật thuế trên địa bàn đã duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra đã phê duyệt.
Kiểm tra đột xuất: được tiến hành khi CQT phát hiện tổ chức kinh doanh có dấu hiệu gian lận, vi phạm pháp luật thuế. Theo yêu cầu của giải quyết khiếu nại, tố cáo, DN nộp đơn phá sản, hoặc do cơ quan cấp trên yêu cầu kiểm tra.
+ Căn cứ theo nội dung và phạm vi kiểm tra:
Kiểm tra toàn diện: là kiểm tra tổng hợp, toàn diện tình hình tuân thủ pháp luật cuả DN mà DN có nghĩa vụ thực hiện và ngành thuế chịu trách nhiệm quản lý.
Kiểm tra hạn chế: là kiểm tra trong phạm vi hẹp; kiểm tra một sắc thuế hoặc một kỳ tính thuế; kiểm tra một số HS hoàn thuế…
+ Căn cứ theo địa điểm tiến hành kiểm tra:
Kiểm tra tại CQT: được thực hiện thường xuyên đối với HS khai thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác các thông tin chứng từ trong HS, sự tuân thủ pháp luật của NNT, phân tích các biến động trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT thông qua việc so sánh thông tin về NNT qua các kỳ với nhau và với các biến động của ngành để xác định mức độ ổn định và tuân thủ của NNT nhằm phát hiện những điểm bất thường gây ảnh hưởng, rủi ro đến nghĩa vụ nộp thuế từ đó đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, hạn chế gian lận ẩn lậu thuế, đảm bảo nguồn thu NSNN.
Kiểm tra tại trụ sở NNT: trong khi kiểm tra tại CQT được thực hiện thường xuyên thì kiểm tra tại trụ sở NNT thường thực hiện theo kế hoạch và được thực hiện với một số DN nhất định, do kết quả kiểm tra tại CQT yêu cầu kiểm tra hoặc khi có dấu hiệu bất thường, DN phá sản, bỏ trốn hoặc theo yêu cầu của lãnh đạo…