TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
1.2. Những vấn đề cơ bản về kiểm soát qui trình cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại
1.2.2. Kiểm soát qui trình cho vay đối với khách hàng cá nhân
Theo Hoàng Minh (2007): Hệ thống KSNB là các chính sách, quy trình, thông lệ và cơ cấu tổchức được thiết lập nhằm có được sự đảm bảoở mức độhợp lý rằng ngân hàng sẽ đạt được các mục tiêu kinh doanh và phòng ngừa, khắc phục các sựviệc xảy ra ngoài mong muốn.
Ở Việt Nam, hiện nay chưa có mộtđịnh nghĩa chính thức nào vềkiểm soát cho vay tại các NHTM, tuy nhiên kiểm soát cho vay có thể định nghĩa như sau: Kiểm soát cho vay tại NHTM là quá trình ngân hàng phân tích, theo dõi, kiểm tra từng khoản vay để xác định rủi ro (rủi ro tiềm tàng, rủi ro hiện tại hoặc rủi ro có thểxảy ra tương lai) mà ngân hàng có thể phải gánh chịu. Từ đó, có các biện pháp ngăn chặn thích hợp, kịp thời đểkhôngảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng2.
Hoạt động kiểm soát được tiến hành trong suốt quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, bắt đầu từkhi ngân hàng nhận được hồ sơ vay vốn của khách hàng cho đến khi khách hàng trảnợxong.
1.2.2.2. Sự cần thiết và mục đích của kiểm soát hoạt động cho vay
Việc kiểm soát hoạt động cho vay giúp NH nhận biết một cách kịp thời bất cứsự sụt giảm chất lượng tín dụng hoặc rủi ro của khoản vay để có thể có hành động ngăn chặn nhằm bảo vệlợi ích của ngân hàng. Mặc dù trước khi chấp thuận cho vay, NH đã tiến hành công tác thẩm định tín dụng, qua đó đãđánh giá, sàng lọc và chấp nhận mức rủi ro nhất định của khoản vay, nhưng người vay có động cơ mạo hiểm hơn sau khi vay được tiền. Chính sự khác nhau giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay đã thúc đẩy động cơ này. Nghiên cứu cho thấy một trong những nguyên nhận khiến các NH gặp khó
2Khóa luận Ngô Quỳnh Nga, K41 Kế toán Kiểm toán, Đại học Kinh tế Huế
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
khăn về các khoản tín dụng là không kiểm soát được các vấn đề sau khi giải ngân. Sự thiếu sót này đã biến “một quyết định tốt” lúc ban đầu thành “một quyết định tồi”.
Kiểm soát cho vay thường xuyên và xuyên suốt còn giúp NH nắm bắt được những nhu cầu mới của khách hàng, từ đó có được cơ hội kinh doanh mới cho NH.
Cuối cùng, kiểm soát danh mục tín dụng giúp NH quản lý kết cấu danh mục tín dụng đảm bảo tuân thủ đúng chính sách tín dụng và các quy định pháp lý trong hoạt động tín dụng, hướng tới mục tiêu giảm thiểu rủi ro và tối đa hoá lợi nhuận của NH.
1.2.2.3. Quy trình kiểm soát cho vay đối với khách hàng cá nhân
Quá trình kiểm soát tín dụng bắt đầu từ khi KH đặt vấn đềvay vốn với NH cho tới khi KH trảnợxong. Hoạt động này có thể chia làm 3 giai đoạn chính là:
1.2.2.3.1. Kiểm soát trước khi cho vay
Bao gồm công tác thẩm định tín dụng và kiểm soát hồ sơ, văn bản.
Công tác thẩm định tín dụng: đóng một vai trò quan trọng trong quy trình kiểm soát tín dụng (KSTD) của NH. Đây là bước tiền đề để đưa ra một quyết định cho vay đúng đắn, giảm thiểu rủi ro tín dụng ngay từ đầu. Hoạt động này bao gồm các công việc sau:
- Thẩm định tư cách pháp lý của KH.
- Thẩm định về khả năng trả nợ của KH thông qua việc phân tích tình hình tài chính cơ sởkinh doanh (CSKD) và phân tích sự khả thi của phương án sản xuất kinh doanh (SXKD). Cụthểlà:
+ Phân tích tình hình tài chính của CSKD sử dụng dữliệu từ các báo cáo tài chính của CSKD và áp dụng kỹ thuật phân tích tỷ số tài chính để đánh giá xem tình hình thanh khoản, tình hình sửdụng nợ, hiệu quảsửdụng tài sản và khả năng sinh lợi của CSKDnhư thếnào? Từ đó đánh giá KHcó khả năng trảnợhay không? Tuy nhiên, do sử dụng dữ liệu quá khứ nên phân tích tình hình tài chính có những hạn chế nhất định cần được bổsung bằng phân tích phương án SXKD.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
+ Phân tích phương án SXKD sử dụng dữ liệu quá khứvà dữ liệu ước lượng để đánh giá tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận và dòng tiền kỳ vọng, từ đó, đánh giá sự khả thi của phương án SXKD. Kết hợp giữa phân tích tình hình tài chính KH và phân tích phương án SXKD là sự kết hợp giữa dữ liệu quá khứ và tương lai nhằm đánh giá chính xác hơn khả năng trảnợcủa KH.
- Đánh giá mức độ tin cậy của phương án SXKD và dự án đầu tư thông qua việc thẩm định dòng tiền, thẩm định chi phí sử dụng vốn, thẩm định chỉ tiêu ROE, ROA. Từ đó, ngân hàng có cơ sở đánh giá rủi ro tín dụng và quyết định cho vay.
Kiểm soát hợp đồng, văn bản: Cán bộtín dụng sau khi soạn thảo xong hợp đồng tín dụng chuyển cho Phụtrách bộ phận có liên quan kiểm soát lại nội dung hợp đồng, các văn bản và ký nháy vào phần cuối của từng trang tài liệu.
1.2.2.3.2. Kiểm soát trong khi cho vay
Việc kiểm tra các chứng từgiải ngân, hồ sơ giải ngân, kiểm tra xem các điều kiện rút vốn đã được KH đáp ứng đầy đủ hay chưa, kiểm tra việc phát tiền vay. Nếu chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện rút vốn thì NVTD phải báo lại cho KH để tìm giải pháp.
1.2.2.3.3. Kiểm soát sau khi cho vay
- Kiểm tra tình hình KH, tình hình sửdụng vốn vay thông qua việc kiểm tra sổ sách kế toán, các báo cáo tài chính định kỳ, các chứng từ, hoá đơn hạch toán (thu chi tiền mặt, chuyển khoản, chi khác…), chứng từthanh quyết toán, thanh ký hợp đồng…;
kiểm tra thực tế để đánh giá xem KH có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không, phương án SXKD có được thực hiện đúng tiến độhay không.
- Kiểm tra tình hình trả nợ và quan hệgiữa KH và NH: theo dõi xem KH có trả nợ đều đặn hay không, mức độ sửdụng vốn vay so với dự kiến. Đồng thời theo dõi, đánh giá sự hợp tác của KH đối với NH thông qua việc có thường xuyên cung cấp thông tin về phương án vay vốn cho NH hay không.
- Kiểm tra tài sản bảo đảm: TSĐB là công cụhạn chếrủi ro quan trọng đối với NH. Nó vừa tác động đến nghĩa vụ trả nợ, vừa có tác dụng phòng ngừa rủi ro, giảm nhẹtổn thất cho NH khi KH không trả được nợ. Ít nhất 1 năm 2 lần hoặc theo quy định
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
của NH, cán bộtín dụng phải thực hiện kiểm kê, kiểm tra TSĐB, bao gồm cảviệc định giá lại TSĐBnếu thấy cần thiết.