KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU - CHI NHÁNH HUẾ
2.1 Giới thiệu khái quát về ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Huế
2.1.7. Tình hình hoạt động của Ngân hàng Á Châu - Chi nhánh Huế qua 3 năm (2009-2011)
2.1.7.1. Hoạt động huy động vốn của Chi nhánh
Qua bảng 2.3, ta thấy vốn huy động tại ACB Huế tăng về giá trị tuyệt đối qua 3 năm nhưng tốc độ tăng của năm sau thấp hơn năm trước. Công tác huy động vốn chủ yếu trong 2 năm trở lại đây là thông qua việc phát hành các loại giấy tờ có giá. Năm 2010 tổng vốn huy động tại ACB Huế đạt 1.067.040 triệu đồng, tăng 355.680 triệu đồng (50%) so với năm 2009. Điều này cho thấy sự nỗ lực rất lớn của Á Châu Huế trong năm 2010, khi thị trường ngân hàng đang có một sự cạnh tranh mạnh mẽ với nhiều ngân hàng được khai trương trên địa bàn. Năm 2011, tổng vốn mà ACB Huế huy động được tăng106.704 triệu đồng (10,00%). Việc tăng không đồng đều trong cơ cấu huy động vốn xuất phát chủyếu từnhững biến động liên tục của nền kinh tếtrong nước như: tình trạng lạm phát, sản xuất đình trệ, vàng và ngoại tệ sốt giá…điều này làm cho các NHTM luôn trong tư thếchạy đua lãi suất khốc liệt gây áp lực không nhỏ trong quá trình huy động vốn của ACB Huế.Tuy nhiên vào cuối năm 2011, khi các NHTM lao vào cuộc cạnh tranh thu hút vốn nhàn rỗi, ACB đãđưa ra biểu lãi suất huy động vốn được xây dựng rất đa dạng vềkỳhạn và phong phú vềmức tiền gửi; các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn áp dụng lãi suất thả nổi Floating,…;chương trình khuyến mãi hấp dẫn vào dịp cuối năm như “Xuân phát tài”
đãđẩy sốvốn huy động của ACB lên đến 1.173.744 triệu đồng.
Chiếm tỷtrọng lớn khoảng 60% - 70% tổng vốn huy động tại CN đó là tiền gửi từ khách hàng cá nhân (KHCN), bởi đây chính là đối tượng mà ACB Huế tập trung khai thác tối đa. Năm2011, tổng vốn huy động từKHCNđạt 837.751 triệu đồng.
Tỷ trọng vốn huy động từ Khách hàng tư nhân và Khách hàng doanh nghiệp (KHDN) so với KHCN trên địa bàn Thừa Thiên Huế còn thấp (30% - 40%), đặc biệt tỷ trọng này qua 3 năm 2009 - 2011 lại có xu hướng giảm là do tình hình kinh tếkhó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh không mấy thuận lợi nên các doanh nghiệp không có nhiều vốn để gửi ngân hàng. Hơn nữa, mục tiêu hoạt động của các doanh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
nghiệp là lợi nhuận vì thếnên họ luôn phải tìm các kênhđầu tư mà đồng vốn của họ ở đó sinh lời nhiều nhất.
Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn huy động được phân loại theo kỳ hạn, ta thấy nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷtrọng khá cao, trong cả 3 năm đều đạt mức 77,19% trên tổng nguồn vốn huy động. Điều này phù hợp với tâm lý của khách hàng gửi tiền hiện nay thường gửi ngắn hạn, kỳhạn phổbiến khách hàng thường chọn là kỳhạn 3 tháng.
2.1.7.2. Hoạt động tín dụng của Chi nhánh
Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng nên Chi nhánh đã không ngừng phát huy tính chủ động sáng tạo của tập thể, cá nhân và có những giải pháp tích cựcđểnâng cao chất lượng hoạt động nhằm mởrộng tín dụng.
a.Cơ cấu dư nợ
Nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế trên cơ sởnguồn vốn huy động được, ACB Huếsửdụng vốn dưới nhiều hình thức như: cho vay, bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối. Trong đó, hoạt động chủyếu và thường xuyên nhất vẫn là cho vay.
Qua bảng 2.4a ta thấy, dư nợ tín dụng của Chi nhánh tăng qua 3 năm, cụthể: năm 2010 tăng 51.322 triệu đồng (21,66%) vànăm 2011 tăng 103.011 triệu đồng (35,74%)
Ảnh hưởng sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu năm 2008- 2009, tình hình lạm phát tăng cao vào năm 2010 và sựcạnh tranh của nhiều NHtrên địa bàn, hoạt động tín dụng của CN gặp khá nhiều khó khăn. Hoạt động cho vay chỉ khởi sắc sau gói kích cầu hỗ trợ lãi suất nhưng năm 2011 do mục tiêu kiềm chế lạm phát của Chính phủ và áp lực đảm bảo tính thanh khoản, các ngân hàng phải đối mặt với chính sách thắt chặt tín dụng. Tuy nhiên nhờ sự linh hoạt, nhạy bén trong chính sách tín dụng, năm 2010 CNđã đạt được những kết quảkhả quan: Dư nợ tín dụng của KHCN tăng 27.617 triệu đồng (16,58%) so với năm 2009; dư nợ tín dụng của KHDN tăng 23.705 triệu đồng (33,72%). Tuy nhiên,đến năm 2011 tốc độ tăng trưởng tín dụng của CN có xu hướng thay đổi, dư nợ đối với KHCN giảm 35.476 triệu đồng (18,28%) trong khi đó dư nợKHDN lại tăng 138.487 triệu đồng (147,33%). Nguyên nhân là do diễn biến phức tạp của thị trường tiền tệcùng với quy định thắt chặt tỷlệcấp tín dụng
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
của NHNN đòi hỏi Chi nhánh phải có sựsàng lọc khách hàng trong cho vay, mặc khác từ năm 2011 đối tượng DNTN của Chi nhánh được chuyển sang nhóm KHDN, điều này đã làm cho dư nợtín dụng theo đối tượng đã có sựbiến chuyển rõ rệt.
Cơ cấu dư nợ cho vay qua 3 nămphân bổ khá đồng đều cho khoản vay ngắn hạn và trung - dài hạn.Điều này cho thấy trong những năm qua, CN đã nổlực tập trung phát triển và duy trì tốt mối quan hệvới các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và các cá nhân trên địa bàn.
b. Tình hình trích lập dựphòng
Bảng 2.4 (b): Tình hình trích lập dựphòng rủi ro tín dụng 2009 - 2011 Đơn vịtính: triệu đồng
Chỉtiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Trích lập dựphòng 2.322 4.031 3.475
1. Dựphòng cụthể 50 83 89
2. Dựphòng chung 2.271 3.949 3.386
(Nguồn: Phòng Kinh doanh - ABC Huế) Trích lập quỹdựphòng rủi ro là một trong những yếu tốquan trọng để đảm bảo an toàn khoản vay.Hiện nay việc trích lập dự phòng rủi ro của Chi nhánh được thực hiện theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN. Trong những năm qua,ACB nói chung và ACB - Chi nhánh Huếnói riêng luôn chủ động nâng cao chất lượng tín dụng nhằm phản ánh đúng nhất thực trạng tín dụng, tiến dần đến chuẩn mực quốc tế.
Năm 2010, ACB đã nghiên cứu xây dựng tỷ lệ chiết khấu tài sản đảm bảo để xác định số dự phòng rủi ro phải trích và việc áp dụng quy định này đã mang lại kết quả khá chính xác trong việc đánh giá toàn diện vềtài sản đảm bảo, từ đó xác định mức dự phòng cụthểphải trích phù hợp.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Đơn vịtính: Triệu đồng
Chỉtiêu
2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
GT % GT % GT % GT % GT %