KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU - CHI NHÁNH HUẾ
2.1 Giới thiệu khái quát về ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Huế
2.1.6. Tình hình nguồn lực của Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Huế
Nguồn nhân lực là một trong những nhân tốcó tính quyết định đến hoạt động kinh doanh của NH. Vì vậy, trong những năm qua, cùng với sựbiến chuyển của nền kinh tế xã hội, ACB cũng đã có những thay đổi tích cực đối với đội ngũ cán bộnhân viên.
Thông qua bảng tình hình laođộng của ACB Huế giai đoạn 2009 - 2011 (bảng 2.1) ta thấy tổng số lao động củaCN có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2010 tăng 6,00%
và năm 2011 tăng 13,21%. Biến động tăng này là do sự gia tăng số lượng KH đến với chi nhánh, do đó đòi hỏi một số lượng lớn cán bộ có trình độ để đảm bảo các hoạt động giao dịch được diễn ra nhanh chóng. Hơn nữa, năm 2011, việc mở rộng Phòng giao dịch (PGD) BigC thành PGD An Cựu với quy mô giao dịch lớn hơn, do đó, nhu
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
động về lao động năm 2011 so với năm 2010 (13,21%) cao hơn năm 2010 so với năm 2009 (6,00%) là do khi khai trương PGD An Cựu, Chi nhánh đã điều chuyển một số cán bộ làm việc lâu năm, có kinh nghiệm sang hỗ trợ hoạt động của PGD, đồng thời tuyển thêm nhân viên mới để đảm bảo hoạt động của Chi nhánh diễn ra bình thường.
Xét vềgiới tính: Qua bảng 2.1 ta thấy, số lao động nữluôn chiếm ưu thế hơn so với lao động nam (chiếm 61,67% vào năm 2011), đây cũng chính là đặc điểm chung của các NHtrên địa bàn hiện nay vì tính chất và đặc điểm của ngành NH, là loại hình dịch vụnên luôn cần một số lượng lớn các nhân viên nữgiao dịch với KH. Tuy nhiên, tỷtrọng lao động nữ qua 3 năm có xu hướng giảm nhẹ (năm 2009: 64,00%, năm 2010:
62,26%, năm 2011: 61,67%), điều này cho thấy rằng ACB Huế đang cố gắng cân đối tỷ lệ lao động tại CN, bởi đặc trưng của ngành ngân hàng là hoạt động huy động vốn phải song song với hoạt động cấp tín dụng, nên việc tạo ra sự ngang bằng giữa tỷlệ nam lợi thếtrong lĩnh vực tín dụng và tỷlệnữ trong huy động vốn là chính sách nhân sựhiệu quảmà CNhướng tới.
Xét về trình độ học vấn: ACB xem trình độ học vấn là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc tuyển dụng nhân sự và luôn được đánh giá là một trong những ngân hàng có chế độtuyển dụng gay gắt nhất. Hầu hết nhân viên của ACB Huế đều có trình độ Đại học và trên Đại học, chiếm trên 81% tổng số lao động của CN.
Đặc biệt, 100% cán bộ tín dụng của ACB Huế có trình độ từ Đại học trở lên, đây là một điều rất thuận lợi cho công tác tín dụng của chi nhánh. Đối với số lượng nhân viên ở các trình độ khác thì mức biến động không đáng kể. Trong quá trình làm việc, nhân viên ACB thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụthông qua các khóa học tại trung tâm đào tạo riêng của ACB. Với mục tiêu trong chính sách đào tạo của ACB là xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức trong kinh doanh, chuyên nghiệp trong phong cách làm việc và thái độ nhiệt tình phục vụ khách hàng. Điều này chứng tỏ rằng ACB luôn quan tâm, thực hiện tốt chiến lược nguồn lực của mình, nhằm hoàn thiện mục tiêu “Luôn vươn đến sự hoàn hảo”mà ACB đãđặt ra ngay từnhững ngày đầu hoạt động.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Bảng 2.1: Tình hình laođộng của ACB Huế giai đoạn 2009 - 2011
Đơn vị tính: Người
(Nguồn: Phòng Hành chính - ACB Huế)
Chỉtiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010
+/- % +/- %
Tổng 50 53 60 3 6,00 7 13,21
Phân theo giới tính 50 53 60 3 6,00 7 13,21
- Nam 18 20 23 2 11,11 3 15,00
- Nữ 32 33 37 1 3,13 4 12,12
Phân theo trìnhđộhọc vấn 50 53 60 3 6,00 7 13,21
-Đại học và trên đại học 41 43 49 2 4,88 6 13,95
-Cao đẳng, trung cấp 2 2 3 0 0,00 1 50,00
-Lao động phổthông 7 8 8 1 14,29 0 0,00
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
2.1.6.2. Tình hình tài sản, nguồn vốn của ACB Huế
Với tình hình nguồn nhân lực ta biết được chất lượng lao động thì sức mạnh vềtài chính và quy mô hoạt động sẽ được thểhiện thông qua tình hình tài sản - nguồn vốn.
Tình hình tài sản của ACB Huế
Qua bảng 2.2, ta dễdàng nhận thấy rằng giá trị tài sản của ACB Huế tăng qua các năm, cụ thể năm 2010 tăng 360.790 triệu đồng (47,32%) và năm 2011 tăng 182.388 triệu đồng (16,24%). Tuy nhiên, tốc độ tăng của năm 2011 thấp hơn 31,08% so với năm 2010.
Điểm đặc biệt mà ta thấy được ởbảng tình hình tài sản - nguồn vốn của ACB Huế qua ba năm2009 - 2011 đó làhai khoản mục“Đầu tư và cho vay”, “Tài sản Có khác”
luôn chiếm tỷ trọng cao. Khoản mục “Tài sản có khác” chủ yếu là nguồn vốn điều chuyển nội bộ, các khoản phải thu, các khoản lãi, phí phải thu. Donăm 2009,khả năng huy động củatăng cao vượt quá khả năng cho vay nên đãđể lại một lượng tiền gửi lớn tại CN. Để tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi này, ACB Huế đã gửi tiền vào Hội sở chính nhằm đa dạng hóa các loại hình kinh doanh, tìm kiếm thêm lợi nhuận đồng thời phân tán rủi ro cho CN, vì thế khoản mục này chiếm đến 64%. Từ năm 2010 đến nay chi nhánh đã sử dụng tốt nguồn nhàn rỗi từ việc huy động để đầu tư và cho vay làm cho khoản mục “Tài sản có khác” giảm dần đồng thời khoản mục “Đầu tư cho vay” tăng dần và chiếm 58% vào năm 2011.
Khoản mục“Dựtrữvà thanh toán”tại chi nhánh năm 2010 qua từng năm đều tăng, trung bình khoảng 3.271 triệu đồng (10,00%). Tỷtrọng của khoản mục này trong tổng tài sản qua từng năm tại chi nhánh lại giảm, cụthể năm2010 giảm 1,04% và năm2011 giảm 0,16%. Đối với các NHTM, trong hoạt động kinh doanh của mình, ngoài việc đảm bảo nhu cầu thanh toán thì còn phải đảm bảo nhu cầu chi trả tiền gửi cho khách hàng. Vì vậy, khả năng dựtrữvà thanh toán của ngân hàng là điều đáng quan tâm.
Chiếm tỷ trọng nhỏ với tốc độ tăng qua các năm khá thấp trong tổng tài sản đó chính là khoản mục“Tài sản cố định”. Năm 2010 tài sản cố định tăng10,07% và năm 2011 tăng 9,95%, bởi lẽ số máy móc được trang bị khi khai trương PGD Phú Hội (2008) và Phòng Giao dịch BigC (2009) vẫn còn hoạt động tốt và hiệu quả nên CN vẫn chưa có nhu cầu đầu tư thay mới những thiết bị này. Tuy nhiên, ACB trực tuyến
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
hóa các giao dịch ngân hàng thông qua hệquản trị nghiệp vụngân hàng bán lẻ(TCBS - The Complete Banking Solution); phần mềm hệ thống (CLMS - Consumer Loan Management) quản lý trong việc làm hồ sơ vay nhằm giảm thiểu sai sót và rủi ro. Vì vậy, mặc dù tài sản cố định chiếm tỷtrọng không đáng kểsong nó lạiđóng vai trò khá lớn đến sựthành công của ACB.
Tình hình nguồn vốn của ACB Huế
Những biến động vềgiá trị nguồn vốn của ACB Huếcũng tương tự như biến động về tài sản. Nhìn chung, giá trị nguồn vốn của ACB Huế tăng qua ba năm, cụ thể năm 2010 tăng 360.790 triệu đồng (47,32%) và năm 2011 tăng 182.388 triệu đồng (16,24%).
Hoạt động trên nguyên tắc “Đi vay để cho vay”, nên huy động vốn là mảng không thể thiếu trong hoạt động của các ngân hàng. Năm 2009, lượng tiền gửi của các tổ chức và cá nhân vẫn chiếm tỷtrọng lớn (77,87%) trong tổng nguồn vốn của ACB Huế, tuy nhiên 2 năm trởlại đây lượng tiền huy động từ các tổ chức kinh tế và cá nhân đã giảm đáng kể: 178.112 triệu đồng (30,00%) vào năm 2010 và năm 2011 giảm 41.560 triệu đồng (10,00%) dẫn đến tỷtrọng chỉ còn chiếm khoảng 28% - 37%. Bên cạnh đó, chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn là khoản mục “Phát hành Giấy tờ có giá”. Năm 2009 chỉ chiếm 15,43% nhưng 2 năm nay mức tỷ trọng đã là 58% - 61,25%. Năm 2010, khoản mục này tăng 533.793 triệu đồng (453,7%) và năm 2011 tăng 148.264 triệu đồng (22,76%). Nguyên nhân là do sự thay đổi chiến lược kinh doanh của Ngân hàng trước tình hình thị trường, thay vì tiến hành thu hút vốn bằng cách huy động tiền gửi từ khách hàng, chi nhánh đã thực hiện thông qua việc phát hành các loại giấy tờcó giá như: cổphiếu, trái phiếu, kỳphiếu, chứng chỉ huy động vàng…
“Tài sản nợ khác”là khoản mục có tốc độ tăng trưởng đáng được lưu ý nhất qua 3 năm: năm 2010 tăng 3.938 triệu đồng (10,00%), nhưng đến năm 2011 tăng 74.397 triệu đồng, tức tăng đến 171,76%. Nguyên nhân chủ yếu là do các khoản lãi, phí phải trảcủa chi nhánh năm2011tăng 219,22%, cụthể là tăng73.414 triệu đồng.
Đối với khoản mục “Vốn và các quỹ”, 3 năm trở lại đây đều tăng với tỷ lệ 10,00%. Tỷ trọng khoản mục này qua 3 năm không mấy biến động. Để giải thích cho thực tế trên không còn lý do nào khác ngoài sự khó khăn của thị trường tài chính và nền kinh tế.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Đơn vịtính: Triệu đồng Chỉtiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010
Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- %
A. Tài sản 762.442 100,00 1.123.232 100,00 1.305.620 100,00 360.790 47,32 182.388 16,24
1. Dựtrữvà thanh toán 31.153 4,09 34.268 3,05 37.695 2,89 3.115 10,00 3.427 10,00
2. Đầu tư và cho vay 238.767 31,32 452.164 40,26 767.446 58,78 213.397 89,37 315.282 69,73
3. Tài sản cố định 1.023 0,13 1.126 0,1 1.238 0,09 103 10,07 112 9,95
4. Tài sản Có khác 491.499 64,46 635.674 56,59 499.241 38,24 144.175 29,33 (136.433) (21,46)
B. Nguồn vốn 762.442 100,00 1.123.232 100,00 1.305.621 100,00 360.790 47,32 182.388 16,24 1. TG của tổchức kinh tế, cá nhân 593.707 77,87 415.595 37,00 374.035 28,65 (178.112) (30,00) (41.560) (10,00)
2. Tiền gửi của KBNN và TCTD khác 1 0,00 1 0,00 1 0,00 0 0,00 0 0,00
3. Phát hành giấy tờcó giá 117.652 15,43 651.445 58,00 799.709 61,25 533.793 453,70 148.264 22,76
4. Tài sản nợkhác 39.377 5,16 43.315 3,86 117.712 9,02 3.938 10,00 74.397 171,76
5. Vốn và các quỹ 11.705 1,54 12.876 1,15 14.163 1,08 1.171 10,00 1.287 10,00
(Nguồn: Phòng Kếtoán - ACB Huế)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ