Nhóm giải pháp về thẩm định và quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác kiểm soát quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh huế (Trang 109 - 114)

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT QUY TRÌNH CHO VAY KHÁCH

3.2. Giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát cho vay tại Ngân hàng Á Châu - Chi nhánh Huế

3.2.1. Nhóm giải pháp về thẩm định và quản trị rủi ro tín dụng

Thẩm định là khâu quan trọng trong quá trình cấp tín dụng vì nóảnh hưởng đến chất lượng tín dụng sau này. Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao đảm bảo được chất lượng của công tác thẩm định.

 Phải có đội ngũ nhân viên tín dụng giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng tốt, có kinh nghiệm, biết cách khai thác thông tin từkhách hàng cũng như biết sàng lọc những thông tin cần thiết để đánh giá khách hàng từ đó ra quyết định có nên chấp nhận khoản vay đó hay không.

Khi lập tờtrình thẩm định khách hàng vay vốn SXKD, NVTD phải xem xét thật kỹcác nội dung sau: việc vay vốn có thật sựcần thiết đối với KH hay không, nhu cầu vốn kinh doanh thực sự của khách hàng là bao nhiêu, hoạt động kinh doanh hiện tại của khách hàng có hiệu quảhay không, nguồn trảnợ hàng tháng của khách hàng là bao nhiêu và lấy từ đâu, có ổn định hay không… Khi có những nhận định chính xác về những vấn đềtrên thì tờ trình thẩm định của CA mới được xét duyệt cho vay.

Khi định giá tài sản thếchấp, nhân viên thẩm định tài sản cần thực hiện một cách chính xác, chặt chẽ, có căn cứ rõ ràng và chỉ thẩm định những tài sản có đầy đủ chứng từ chứng minh tính pháp lý. Đồng thời, cần kiểm soát và bảo đảm tính độc lập giữa bộphận thẩm định khách hàng và thẩm định TSĐB, tránh tình trạng nâng giá trị TSĐB đểkhách hàng có thể vay được hơn mức cho phép, gây rủi ro cho Chi nhánh.

Cần có những cuộc kiểm tra đột xuất đểphòng ngừa những rủi ro đến từ đạo đức của NVTD, như cử người vềxác minh lại những thông tin trên tờ trình thẩm định của CA (xác minh nguồn thu nhập từ lương, thu nhập ngoài lương,…)

3.2.1.2. Giải pháp về công tác quản trị rủi ro tín dụng

Xây dựng và hoàn thiện hệthống chấm điểm tín dụng khách hàng cá nhân Từ việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá khách hàng, NH có thể sàng lọc, phân loại được những khách hàng tốt. Hiện tại, CNchưa chú trọng việc xây dựng “Hệ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

thống chấm điểm tín dụng khách hàng cá nhân”, mà chỉchú trọng đến “Hệ thống chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp - Scoring”. Do đó, để thực hiện tốt hơn công tác cho vay, ACB Huế cần phải quan tâm nhiều đến hệthống chấm điểm tín dụng, mở rộng đối tượng chấm điểm, đặc biệt là KHCNđểcó thểnâng cao chất lượng nghiệp vụ cho vay của chi nhánh.

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc sửdụng vốn vay

Sau khi giải ngân, CN cần có kế hoạch cụ thể để tiến hành kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng như mục đích vay vốn ban đầu hay không?

Kiểm tra nguồn thu nhập hàng tháng của khách hàng để xem xét khả năng trả nợ của khách hàng vẫn đảm bảo hay không? Kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh hàng tháng của khách hàng đểthấy được hiệu quảcủa việc sửdụng vốn như thếnào?

Tùy theo đặc thù từng lĩnh vực hoạt động SXKD của mỗi KH, NVTD có thểsử dụng một trong các phương pháp sau đểkiểm tra việc sửdụng vốn vay:

Kiểm tra hàng hóa lưu kho

Căn cứ vào số lượng hoặc khối lượng hàng hóa thực tế hiện có trong kho khách hàng, NVTD tính toán và cân đối với giá trị tiền vay đã phát theo HĐTD.

Trường hợp tài sản hình thành từvốn vay là loại hàng hóa khó kiểm đếm trong thực tế (có số lượng lớn, không bao gói, lưu giữ dưới dạng rời như gạo, phân bón, cà phê, vật liệu xây dựng hoặc lưu trữtại nhiều kho khác nhau…), NVTD có thể dựa trên thẻkho hoặc các loại giấy tờ khác liên quan (phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, hóa đơn...) có thểchứng minh vềsố lượng, mẫu mã loại hàng hóa đang lưu kho.

 Trường hợp khách hàng đang vay vốn từ nhiều ngân hàng hay TCTD khác; NVTD cần yêu cầu khách hàng báo cáo rõ hàng hóa trong kho hình thành từ nguồn vốn vay nào, trong đó của chi nhánh chiếm tỷ trọng bao nhiêu đồng thời kiểm tra tính xác thực của nội dung báo cáo.

Kiểm tra việc thi công xây dựng cơ bản, máy móc thiết bị

NVTD xem xét thực trạng công trình tại thời điểm kiểm tra lần này và so sánh với thời điểm kiểm tra lần trước (sựtiến triển của công trình) đồng thời kiểm tra

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

các chứng từ liên quan đến việc nghiệm thu công trình, yêu cầu thanh toán của bên thi công, nhà đầu tư …

Đối với máy móc thiết bị, NVTD kiểm tra mẫu mã, chủng loại, số lượng, seri trên máy... có khớp đúng với thông tin trên giấy tờ, hóa đơn mua bán lưu trong hồ sơ phát tiền vay hay không.

Kiểm tra sổsách chứng từ

 Trường hợp hàng hóa hình thành bằng vốn vay đã được xuất đi, bán cho đối tác hoặc hiện đang trên đường vận chuyển… NVTD có thể áp dụng phương pháp kiểm tra các hóa đơn chứng từxuất khẩu, hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho…

NVTD cần theo dõi việc thanh toán của khách hàng đểthu nợkịp thời hoặc tổchức kiểm tra thực tếsau khi hàng đã về.

Nâng cao vai trò của công tác kiểm soát hoạt động tín dụng

Công tác kiểm soát nội bộ được xem là một công cụvô cùng quan trọng trong hoạt động tín dụng, thông qua hoạt động kiểm soát có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm soát cũng phát hiện, ngăn chặn những rủi ro đạo đức do nhân viên tín dụng gây ra. Dưới đây là một số đề xuất của bản thân tôi đểgóp phần nâng cao vai trò của công tác kiểm soát nhằm hạn chếrủi ro tín dụng như sau:

Tiếp tục tăng cường những cán bộcó trình độ chuyên môn, đã qua nghiệp vụ tín dụng để bổ sung cho bộ phận kiểm soát tín dụng (như cán bộ thẩm định, cán bộ quản lý tín dụng), đặc biệt ưu tiên những cán bộ đã làm việc lâu năm, có nhiều kinh nghiệm và có thành tích tốt trong công tác tín dụng.

 Thường xuyên mở các lớp đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ, luật pháp cho cán bộkiểm soát, vì chỉ khi nắm vững nghiệp vụ và luật lệthì công tác kiểm soát mới đạt hiệu quảcao được.

Cán bộkiểm soát tín dụng cần lưuý những vấn đềsau trong công việc:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

 Kiểm tra kỹ tính xác thực của những thông tin thu thập được và các nội dung trên tờtrình thẩm định tín dụng KHCN cũng như tờtrình thẩm địnhBĐS

Tổchức giám sát chặt chẽviệc giải quyết hồ sơ (thu thập thông tin khách hàng, giải ngân, sau giải ngân...) và công tác thu hồi nợ của nhân viên, đặc biệt là các khách hàng quen của nhân viên thẩm định tín dụng; xem xét kỹtính hợp lý của những đềxuất về điều chỉnh kỳhạn nợ, gia hạn nợcho khách hàng của nhân viên tín dụng.

 Tuân thủ các quy định về phê duyệt theo đúng chính sách, thủ tục tín dụng mà ACB ban hành.

Cần quy định trách nhiệm rõ ràngđối với cán bộkiểm soát, đồng thời có chế độ khuyến khích, thưởng phạt vật chất để khuyến khích, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động kiểm soát.

Nhân viên kiểm soát tín dụng phải luôn luôn ý thức vềviệc tựhọc, tựtìm hiểu hệthống pháp luật, hệthống chính sách, quy chếcủa ACB; rèn luyện kỹ năng thu thập, phân tích, đánh giá tổng hợp thông tin, cập nhật thêm các kiến thức về công tác kiểm soát tín dụng. Bên cạnh đó, kiểm soát viên tín dụng phải đảm bảo thực hiện công việc một cách khách quan và độc lập.

Xây dựng các phương án xửlý nợxấu

Tùy từng trường hợp, ngân hàng có thể lựa chọn phương án giải quyết đối với việc xửlý nợquá hạn, nợxấu của khách hàng

 Đối với những khách hàng dây dưa, châyì, không thích trảnợ, NVTD phải bám sát đến cùng, đôn đốc trả nợ thường xuyên bằng cách gọi điện nhắc nợ, thúc nợ hay đến tận nhà khách hàng và có thái độkiên quyết, cứng rắn hơn.

 Đối với những khách hàng có thái độ nóng nảy, hung hăng, trước hết NVTD phải thật sự bình tĩnh, sẵn sàng ứng phó mọi tình huống có thểxảy ra, thương lượng với họ thật nhẹ nhàng đểhọtrở nên bình tĩnh và hợp tác với ngân hàng. Trong trường hợp khách hàng vẫn nhất quyết không chịu hợp tác với ngân hàng thì mới nhờ đến ACBA và sựcan thiệp của cơ quan pháp luật.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

 Đối với KH có hoạt động sản xuất kinh doanh đang gặp khó khăn, trở ngại;

không thể thực hiện việc trảnợ theo đúng cam kết trong hợp đồng nhưng có thiện chí trảnợ, chi nhánh có thểáp dụng một hoặc kết hợp nhiều biện pháp như:

Chia sẻ khó khăn của khách hàng, động viên họ để họ có thể vượt quá khó khăn trước mắt, có thể giúp họ tìm hiểu nguyên nhân và định hướng cách giải quyết cụthểnếu được.

Tư vấn, hướng dẫn cho khách hàng trên nhiều khía cạnh nhằm tác động đến khả năng tạo ra lợi nhuận, định hướng nghề nghiệp và việc làm cho khách hàng trong tương lai, đềnghị khách hàng quản lý chặt chẽquá trình chi tiêu, tổchức lại hệ thống sản xuất kinh doanh, thay đổi máy móc, thiết bị và công nghệ.

Thanh lý một sốkhoản vay để xửlý các khoản nợ khó đòi

Nếu do nguyên nhân khách quan, bất khảkháng (thiên tai, tai nạn, trộm cắp...) khiến KH không trả được nợthì NH có thểxem xét gia hạn hoặc điều chỉnh hợp đồng cho vay tương ứng theo đúng quy định của ACB.

Bên cạnh đó, NVTD phải chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ cả trên giấy tờ cũng như trên hệthống TCBS, thường xuyên theo dõi vàđôn đốc khách hàng thu hồi nợcho đến khi khách hàng thanh lý hợp đồng. Tùy theo thái độ, khả năng trảnợ và thiện chí của khách hàng, NVTD áp dụng biện pháp đôn đốc nợ linh hoạt như: điện thoại, gửi thư nhắc nợ, trực tiếp đến nhà/cơ sở sản xuất kinh doanh /cơ quan của khách hàng nhắc nợ, mời khách hàng đến ngân hàng lập biên bản cam kết trảnợ…

Xây dựng mối quan hệthân thiết, lâu dài với khách hàng

Đây là một nguyên lý quan trọng trong việc quản lý rủi ro tín dụng vì nó là một cách để CN thu thập được những thông tin chính xác về khách hàng. Một khi khách hàng có quan hệ lâu dài với ACB thì thông qua các giao dịch phát sinh, CN sẽ biết được lịch sử tín dụng của KH và nhiều yếu tố khác (ví dụ thông qua tiền gởi sẽ biết được một phần tình hình tài chính của khách hàng, thông qua lịch sửtrảnợcó thểbiết được uy tín thanh toán của khách hàng). Mối quan hệ này sẽ được xây dựng trên chất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

lượng sản phẩm, sự đa dạng của các gói dịch vụ, thái độ phục vụ, trìnhđộchuyên môn của nhân viên, những chương trình khuyến mãi hay chính sáchưu đãi của chi nhánh...

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác kiểm soát quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh huế (Trang 109 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)