Đánh giá chung về công tác kiểm soát quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Á Châu - Chi nhánh Huế

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác kiểm soát quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh huế (Trang 101 - 105)

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT QUY TRÌNH CHO VAY KHÁCH

3.1.1. Đánh giá chung về công tác kiểm soát quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Á Châu - Chi nhánh Huế

Qua việc tìm hiểu thực trạng công tác kiểm soát hoạt động cho vay, cơ cấu tổchức nói chung và chính sách quy trình hoạt động tín dụng tại Phòng khách hàng cá nhân; ta nhận thấy: ACB Huếlà một chi nhánh còn khá non trẻtrong khi thị trường Thừa Thiên Huế đã có sự xuất hiện của những ngân hàng lớn với nhiều phòng giao dịch như Agribank, BIDV, Vietcombank, Viettinbank, Sacombank... hoạt động kiểm soát tín dụng đối với KHCN của Á Châu Huếvẫn còn gặp nhiều khó khăn và hạn chếcần khắc phục, tuy nhiên ngân hàng cũng đã gặt hái được nhiều thành công ban đầu.

3.1.1.1. Nhữngkết quả đạt được

- Trong thời gian qua, ACB Huế đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động kiểm soát tín dụng. Trong bối cảnh nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn và sự cạnh tranh mạnh mẽgiữa các Ngân hàng, ACB Huế đã phân tích tình hình, đưa ra các giải pháp xửlý linh hoạt và kịp thời nhằm đảm bảo an toàn chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng cho Chi nhánh.

- Phần lớn các khoản vay đều được kiểm tra, kiểm soát q u a n h iều k h â u một cách t h ư ờn g xuyên, liên tục. B ê n cạ n h đ ó , A C B c ũ n g đã ban hành nội dung công việc cụ thể được tiến hành trong việc kiểm tra, kiểm soát khoản vay thông qua các văn bản hướng dẫn công việc và các quy chế cụ thể, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện giám sát khoản vay. Quy chếkiểm soát tín dụng được ban hành và thực hiện thống nhất trên toàn hệ thống, từHội sở đến tất cả các chi nhánh, điểm giao dịch trên cả nước. Định kỳ, Chi nhánh thường tổ chức các đợt kiểm tra về việc thực hiện quy

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

trình, quy chế của cán bộ tín dụng. Điều này đã phần nào giúp phát hiện kịp thời những điểm sai sót trong việc thực hiện quy trình kiểm soát.

- Chính sách phát triển mở rộng tín dụng của ACB Huế luôn đi kèm với việc nâng cao chất lượng đồng thời hạn chế tối đa rủi ro tín dụng. Do đó, chủ trương của Chi nhánh là luôn quan tâm đến việc quản lý rủi ro tín dụng, tăng cường hoạt động kiểm soát để đảm bảo an toàn tốt nhất cho hoạt động của Chi nhánh.

- ACB Huế còn được đánh giá là một trong những ngân hàng áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin vào quá trình hoạt động. Tất cả công việc từ quản lý thông tin khách hàng, làm hồ sơ vay vốn, quản lý lãi suất cũng như công tác thu hồi nợ đều được theo dõi và xử lý bằng máy tính với phần mềm luôn được cập nhật cho phù hợp với tình hình thực tế. Từ đó tăng khả năng quản lý khoản vay của khách hàng được tốt hơn,rút ngắn được thời gian thu hồi nợ gốc và lãi.

Như vậy, nhìn chung trong 3 năm qua, CN đã tập trung xử lý, kiểm soát và tăng trưởng khá tốt trong cảcông tác tín dụng cũng như huy động vốn. Với những kết quả đáng ghi nhận như: chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế tăng trưởng bình quân qua các năm, các chỉ tiêu vềchất lượng và an toàn hoạt động tín dụng của CN đạt khá tốt, tỷlệnợ xấu, nợ nhóm 2 đảm bảo theo quy định. Tất cảnhững kết quả đạt đượcđã tạo niềm tin và động lực phấn đấu cho toàn thểcán bộcủa CN trong thời gian sắp tới.

3.1.1.2. Những vấn đề còn tồn tại

 Hạn chếtừphía khách hàng:

Bên cạnh những khách hàng có thái độhợp tác với nhân viên thẩm định trong việc cung cấp thông tin và có uy tín, thiện chí trảnợvay tốt, còn có những khách hàng gây khó khăn trong việc cung cấp hồ sơ vay hoặc cung cấp không kịp thời hồ sơ cho NVTD (điều này rất khó nhận biết được trước khi thẩm định cho vay).

 Hạn chếtừphía ngân hàng:

- Mặc dù việc tránh khỏi hoàn toàn rủi ro tín dụng là không bao giờ làm được và không một ngân hàng nào có thểtránh khỏi. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân quan trọng khiến khoản vay bị quá hạn là do NVTD đã không kiểm soát khoản vay

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

một cách kịp thời ngay từ ban đầu, từ đó không phát hiện sớm việc sử dụng vốn vay không đúng mục đích của khách hàng. Hơn nữa, việc thu thập thông tin để lưu trữ trở nên khó khăn đối với những khách hàngở xa Chi nhánh, NVTD không đủ thời gian và có sẵn các thông tin tin cậy để phân tích, nắm bắt tốt tình hình khách hàng hoặc dễ rơi vào sựsắp đặt trước của những khách hàng thiếu trung thực.

- Trung tâm ttin tín dụng CIC của NHNN là một trong những kênh hữu ích cho NH trong việc tìm hiểu lịch sửtín dụng của KH nhưng thông tin không được thường xuyên cập nhật hoặc không đầy đủ, đặc biệt là đối với KH quan hệtín dụng lần đầu.

- Chi nhánh tiếp nhận rất nhiều hồ sơ vay vốn với nhiều mục đích kinh doanh khác nhau như các hồ sơ liên quan đến việc xây dựng nhà cửa, mua sắm bất động sản, trang thiết bị, máy móc... trong khi đó, đa số NVTD được đào tạo từcác chuyên ngành trong lĩnh vực kinh tếnên việc đánh giá các tiêu chuẩn kỹthuật gặp rất nhiều khó khăn.

- Các hóa đơn, chứng từ do khách hàng tự lập và cung cấp nên việc kiểm chứng tính chính xác và khách quan của các tài liệu này rất khó. Việc thẩm định thường dựa trên những thông tin chủquan do khách hàng cung cấp.

3.1.1.3. Một số nguyên nhân

Vềphía khách hàng

Sựthiếu nghiêm túc của người vay trong quá trình thực hiện hợp đồng

Trường hợp khách hàng của CN sử dụng vốn sai mục đích như đã trình bày hoặc cố tình gian lận để chiếm đoạt vốn vẫn còn là nguy cơ dẫn đến rủi ro khiến NH không thể thu hồi vốn, bằng cách người vay cố tình làm giả các giấy tờ thế chấp, TSĐB, làm sai lệch các thông tin tài chính trong kế hoạch, dự án vay vốn…cũng có những khách hàng mặc dù có đủ khả năng nhưng lại không có thiện chí trảnợ, chây ì trong việc trảnợvay cho Ngân hàng.

Rủi ro vềcông nghệ

Điều này thể hiện rất rõ trong các dự án, phương án vay vốn trung dài hạn tại Chi nhánh, một sốvốn vay của Hộ kinh doanh được sửdụng với mục đích đầu tư máy móc, thiết bịtrong sản xuất. Nhiều dựán không thểthành công do không thẩm định rõ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

chất lượng, giá trị thực tế của công nghệ, vì vậy ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất sau này dẫn đến việc không thực hiện đúng cam kết trảnợcho Chi nhánh.

Sửdụng sai mục đích so với cam kết trong hợp đồng tín dụng khiến cho nguồn trảnợ trở nên bấp bênh, không ổn định. Vì vậy, khi KH đã sửdụng vốn sai mục đích, việc thanh toán gốc và lãiđúng hạn rất khó xảy ra, xuất hiện rủi ro tín dụng cho CN

Năng lực quản trị của khách hàng còn nhiều hạn chế

Do trìnhđộ năng lực quản lý trong kinh doanh của KH còn yếu kém, thiếu kỹ năng trong công tác quản trị, hoạch định kếhoạch và chưa nhạy bén với tình hình thị trường luôn biến động làmảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quảhoạt động quản lý.

Vềphía ngân hàng

Nhận thức của nhân viên tín dụng

Mặc dù CN luôn đề cao hoạt động quản lý tín dụng nói chung và KSTD nói riêng nhưng một số NVTD chưa nhận thức được đúng đắn tầm quan trọng và vai trò của việc kiểm soát sau khi cho vay mà chỉ coi trọng khâu thẩm định trước cho vay.

Một sốkhác còn chủquan trong việc kiểm soát hoặc có thực hiện nhưng khá sơ sài.

Kinh nghiệm của nhân viênởChi nhánh

Mặc dù ACB Huế có đội ngũ cán bộ với chuyên môn cao, năng động, nhiệt tình trong công việc nhưng do tuổi đời quá trẻ nên một số nhân viên vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc phân tích năng lực tài chính của KH, nắm bắt tâm lý khách hàng, từ đó ảnh hưởng đến công tác thẩm định kháchhàng đểra quyết định cho vay.

Việc kiểm soát còn chưa chặt chẽ

Kiểm soát chưa thực sựchặt chẽtính xác thực, minh bạch của các thông tin về nhân thân khách hàng cũng như tình hình tài chính của khách hàng mà nhân viên thẩm định khách hàng đã cung cấp.

Tính độc lập trong công tác tín dụng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Tính độc lập trong công việc ở các khâu vẫn chưa được chú trọng, vẫn có sự kiêm nhiệm giữa nhân viên quản lý TSĐB và nhân viên pháp lý chứng từdẫn đến hiệu quả công việc không cao. Đặc biệt là giữa nhân viên thẩm định TSĐB và nhân viên thẩm định khách hàng. Vì vậy, có thể xảy ra trường hợp nâng cao giá trị TSĐB để khách hàng có thể vay cao hơn mức thực tếcho phép.

Thông tin vềkhách hàng bất cân xứng

Thiếu thông tin chính xác vềkhách hàng hoặc thông tin trong tình trạng không cân xứng, chưa được cập nhật đang là khó khăn đối với các ngân hàng. Hiện nay, tại Chi nhánh, thông tin vềkhách hàng chủyếu lấy từhồ sơ vay vốn trước đó, cập nhật từ hệ thống TCBS và Trung tâm thông tin tín dụng CIC, tuy nhiên những thông tin này thường chưa đầy đủ và không được cập nhật thường xuyên. Vì vậy quá trình thẩm định của NVTD mất nhiều thời gian, và thiếu hiệu quả, có khi là không chính xác.

Chính sách tín dụng của chi nhánh còn hạn chế

Chính sách tín dụng còn hạn chế nhiều đối tượng KH triển vọng như chỉ tập trung cho vay đối với khách hàng có địa điểm sinh sống, kinh doanh gần chi nhánh, có cơ sở hạ tầng phát triển... để dễ dàng tiếp cận và phục vụ khách hàng một cách trọn gói, có thểdễdàng gặp gỡ và thường xuyên kiểm tra tình hình tài chính khách hàng.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác kiểm soát quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh huế (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)