CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT QUY TRÌNH CHO VAY KHÁCH
3.1.2. Định hướng hoạt động của Ngân hàng Á Châu Chi nhánh Huế
3.1.2.1. Định hướng hoạt động của Ngân hàng Á Châu - CN Huế năm 2012 Với mục tiêu giữ vững danh hiệu là ngân hàng bán lẻtốt nhất Việt Nam, cùng với nỗ lực chung của hệ thống, ACB Huế đang từng bước ra sức phấn đấu tăng trưởng mạnh cả về quy mô hoạt động lẫn chất lượng dịch vụ. Trong giai đoạn tới, toàn hệ thống ACB sẽ bước qua một giai đoạn phát triển mới, phấn đấu xây dựng và quảng bá thương hiệu ACB lên một tầm cao mới.
Mặc dù trong những năm qua ACB Huế đãđạt được sự tăng trưởng đáng kểso với chỉ tiêu đặt ra, tuy nhiên để có thể đứng vững và tiếp tục phát triển trong một môi trường mà sựcạnh tranh trong giới ngân hàng ngày càng mạnh mẽ, khốc liệt như hiện nay thì chi nhánh phải xây dựng cho mình một chiến lược và những mục tiêu cụthể:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Tăng trưởng ổn định và bền vững
Kiểm soát tốt rủi ro để đảm bảo an toàn
Mởrộng mạng lưới hoạt động
Chuẩn bị nguồn nhân lực kếthừa
Hoàn thiện văn hóa công ty
Đểthực hiện những mục tiêu trên, chi nhánh đãđặt ra định hướng phát triển trong thời gian tới như sau:
Tăng trưởng tín dụng trên cơ sởthận trọng, đảm bảo tăng trưởng một cáchổn định, an toàn và hiệu quả. Hoạt động cho vay liên tục dựa trên nguyên tắc “Cho vay thận trọng”. Tiếp tục quản lý chất lượng tín dụng theo thông lệvà chuẩn mực quốc tế.
Đổi mới cơ cấu tổ chức và phương thức quản lý theo hướng nâng cao tính chủ động, linh hoạt, thống nhất của từng bộ phận, đảm bảo tính kỷ cương trong công tác quản trị điều hành, thiết lập và nâng cao thiết chế dưới sựquản lý của Ban KS
Quan tâm hơn nữa đến chấtlượng sản phẩm dịch vụ, tăng cường việc cải tiến quy trình nghiệp vụ và đa dạng hóa các gói sản phẩm dịch vụ. Vừa chủ động phát triển thêm các sản phẩm mới để đáp ứng kịp thời nhu cầu vay ngày càng đa dạng của khách hàng, vừa tập trung khai thác những sản phẩm dịch vụvốn là thếmạnh của ngân hàng.
Chủ động tìm tới khách hàng để tư vấn về các sản phẩm mới và đẩy nhanh công tác cho vay nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng dư nợ, cải tiến và thực hiện tốt nguyên tắc quản lý tín dụng 5C, giữtỷlệnợquá hạn dưới 3%.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác chăm sóc KH, duy trì và củng cố mối quan hệ đối với KH truyền thống, tăng cường hơn nữa hoạt động quảng cáo, truyền thông, mở rộng thị phần đến các tuyến, các cụm dân cư trên địa bàn tỉnh và các vùng lân cận.
Phát triển mạng lưới hoạt động bằng việc khẩn trương thực hiện khảo sát, nghiên cứu trong thời gian sớm nhất phải đặt thêm 01 PGDtrên địa bàn và bốtrí thêm hệ thống máy ATM để mở rộng quy mô hoạt động, mở rộng mạng lưới phân phối và tăng cường khả năng cạnh tranh củachi nhánh trên địa bàn.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Tiếp tục quan tâm đến hoạt động đào tạo nhân lực nội bộ, thu hút thêm nguồn nhân lực mới, xây dựng được đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổchức kỷluật và tinh thần trách nhiệm cao, có đủbản lĩnh và năng lực chuyên môn đểhoàn thành tốt công việc.
3.1.2.2. Những thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng Á Châu Chi nhánh Huế trong thời gian tới
Thuận lợi
Ngân hàng Á Châu là ngân hàng lớn nhất trong khối ngân hàng tư nhân ở Việt Nam, nhiều năm liền được tạp chí Euromoney bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam - chính điều này đã mang đến cho ACB Huế một ưu thế so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn là “được thừa hưởng một thương hiệu tốt và có được sự tín nhiệm cao của khách hàng”.Hơn nữa, ACB Huếvới đội ngũ cán bộtrẻcó trình độ chuyên môn, năng động, thái độ phục vụ nhiệt tình, đoàn kết nhất quán đã góp một phần không nhỏtrong việc phát huy thế mạnh của chi nhánh, giữvững niềm tin khách hàng và phát triển giá trị thương hiệu.
ACB Huếcó quy trình tín dụng thống nhất trong toàn hệthống, việc quản lý hồ sơ, dữ liệu của KH mang tính an toàn, bảo mật cao. Công tác kiểm tra, giám sát trong quy trình tại các phòng ban diễn ra một cách hợp lý và khoa học, giúp ban lãnh đạo dễdàng kiểm soát khoản vay từthời điểm xét duyệt đến khi thanh lý hợp đồng.
Có sự phối hợp liên kết chặt chẽgiữa các phòng ban trong công tác quản lý rủi ro tín dụng cũng như các hoạt động khác của chi nhánh.
Ngân hàng có một hệthống Kiểm toán nội bộ ở Hội sở, định kỳ2-3 năm sẽ tiến hành kiểm toán tại các Chi nhánh của ACB, điều này giúp phát hiện và khắc phục các sai sót tại các Chi nhánh, giảm thiểu rủi ro đặc biệt là rủi ro tín dụng, mang lại hiệu quảcao cho ACB Huếnói riêng và cho ACB nói chung.
Khó khăn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn sau cuộc khủng hoảng nên ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh ngân hàng nói riêng.
Nợ xấu của Chi nhánh ở mức thấp nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tếthế giới suy thoái và các hoạt động sản xuất thương mại trong nước tiếp tục đình trệ.
Các văn bản chỉ đạo hướng dẫn trong công tác tín dụng được ban hành nhiều tuy nhiên lại chưa mang tính hệthống, trình tựtổng thể, đôi khi xảy ra tình trạng đan xen, chồng chéo giữa các văn bản.
Số lượng đối thủvà mức độcạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ngày càng khốc liệt. Cụ thể, hiện nay có khoảng 20 NHTM và các PGD được phân bố rộng rãi trên địa bàn tỉnh. Trong năm 2012, dự kiến ở Huế sẽ đi vào hoạt động chi nhánh ngân hàng TMCPPhương Đông (OCB), chi nhánh ngân hàng TMCPĐông NamÁ (Seabank)… Để cạnh tranh, các ngân hàng đã đưa ra nhiều chính sách nhằm thu hút vốn nhàn rỗi và lôi kéo khách hàng.Điều này đỏi hỏi các ngân hàng phải đầu tư thời gian,tiền của và trí lực để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Đội ngũ nhân viên CN tuy được đào tạo hết sức chuyên nghiệp nhưng đa phần còn trẻ nên thiếu kinh nghiệm và kiến thức trong một số lĩnh vực kinh doanh như: kinh doanh vận tải, hàng lưu niệm, khách sạn, nhà hàng… nên gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập thông tin, thẩm định khách hàng. Gắn liền với nghiệp vụcho vay là việc thẩm định giá trị tài sản cầm cốthếchấp nhưng hiện tại AREV Huếchỉ có 02 nhân viên thẩm định tài sản nên khó có thể đáp ứng kịp thời thông tin về TSĐB.