CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT QUY TRÌNH CHO VAY KHÁCH
3.2. Giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát cho vay tại Ngân hàng Á Châu - Chi nhánh Huế
3.2.2. Nhóm giải pháp liên quan đến đội ngũ cán bộ tín dụng
Tất cả ngân hàng đều nhận thức được rằng con người là nhân tố quan trọng nhất của mọi vấn đề, quyết định hiệu quảcủa mọi hoạt động. Đối với hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng, yếu tố con người, cụthểlà NVTDcá nhân đóng vai trò then chốt.
Do đó, đểcó thể nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng, ngân hàng cần có những giải pháp nâng cao năng lực và hiệu suất làm việc cho đội ngũ nhân viên của mình.
Đa sốnhân viên tín dụng cá nhân tại ACB Huế đều tốt nghiệp hệ đại học, chuyên ngành tài chính ngân hàng và kế toán nên nhìn chung về cơ bản đã có một nền tảng kiến thức khá vững vàng. Tuy nhiên, hầu hết nhân viên tín dụng ở chi nhánh có tuổi đời còn rất trẻ, nên kinh nghiệm sống cũng như làm việc còn nhiều hạn chế. Do đó, ngân hàng cần có chính sách tiếp tục mởrộng đào tạo, phát triển, bổsung, cập nhật thêm vềnghiệp vụvà kinh nghiệm thực tếcho nhân viên nhằm hỗtrợcho họlàm việc tốthơn. Cụthể:
Tổchức các buổi sinh hoạt nghiệp vụ định kỳ, có thể1 tháng/lần. Người chủ trì buổi sinh hoạt nghiệp vụcó thể là các trưởng bộ phận tín dụng hay một thành viên trong Ban giám đốc. Nội dung buổi sinh hoạt có thểmô phỏng như sau:
Tại ACB, tất cả các nhân viên đều được cập nhật thường xuyên các văn bản, quy định hướng dẫn công việc của Hội sở chính hoặc của NHNN mới ban hành thông qua hệ thống Lotus cá nhân. Do đó, buổi sinh hoạt có thểthảo luận các vấn đề vướng mắc về thực hiện các văn bản, chế độ, quy định nghiệp vụ của ngân hàng, vướng mắc trong công việc để từ đó đưa ra hướng giải quyết cụthể.
Trưởng Bộ phận khách hàng cá nhân (CBL) cũng như nhân viên CA tranh thủ trao đổi với lãnh đạo cấp trên về những vấn đề phát sinh chưa thể xử lý trong khi thực hiện nhiệm vụ, từ đó ban lãnh đạo sẽ có những góp ý để CBL/CA có thể đưa ra cách giải quyết vấn đềmột cách thiết thực và hợp lý nhất.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Tiếp tục tăng cường các khóa học đào tạo nội bộ, các buổi tập huấn ngắn ngày, bồi dưỡng nghiệp vụ để củng cố và nâng cao trình độ kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên, đặc biệt là các kiến thức về các gói sản phẩm tín dụng mới, nghiệp vụ về những lĩnh vực, đối tượng khách hàng mới. Đặc biệt, ngân hàng phải chú trọng đến vấn đềchất lượng của công tác đào tạo này: kết thúc các khóa học nên tổchức những bài kiểm tra nhỏ, ngắn gọn và chấm điểm khách quan để đánh giá; cán bộ sau khi được ngân hàng cử đi học cũng phải chịu trách nhiệm cụ thể để tránh căn bệnh hình thức, tránh hiện tượng ngân hàng bỏtiền cho cán bộ đi học nhưng sau khi kết thúc khóa học lại không mang lại hiệu quảtrong công việc.
Hiện tại ACB có một lợi thế là có trung tâm đào tạo của ngân hàng với đội ngũ giảng viên trong nước và nước ngoài giàu kinh nghiệm thực tiễn tại Hội sở chính. Do đó, nếu phát huy tốt lợi thế này thì chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên ngân hàng sẽ được đảm bảo tốt và không ngừng được nâng cao trong môi trường kinh doanh cạnh tranh như hiện nay.
Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần mở các lớp học bồi dưỡng vềngoại ngữcũng như kỹ năng mềm nhằm rèn luyện và nâng cao khả năng ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp cho nhânviên đểphục vụ cho nhóm khách hàng nước ngoài.
Áp dụng hình thức lương thưởng phù hợp với hiệu quảcông việc
ACB cần có những khoản phụcấp cũng như các khoản thưởng thêm cho những nhân viên tín dụng làm việc hiệu quả, vượt chỉ tiêu đề ra, mang vềmức thu nhập cao cho Ngân hàng. Đây chính là đòn bẩy quan trọng để ACB chiêu mộ người tài, giữ người giỏi, hạn chếtối đa hiện tượng “chảy máu chất xám” và khuyến khích nhân viên cống hiến hết sức mình cho hoạt động chung của chi nhánh.
Khuyến khích sựtựhọc
Hiện nay, cường độ làm việc trong ngành ngân hàng là rất căng thẳng và chịu nhiều áp lực nên hầu hết nhân viên tín dụng ở ACB Huế chưa có điều kiện để tự học, cập nhật thêm những kiến thức mới. Ban lãnh đạo chi nhánh cần tạo điều kiện, khuyến khích nhân viên tựhọc hơn nữa, đặc biệt là việc cập nhật những thông tin về kinh tế,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
chính trị, xã hội. Bên cạnh đó, các cán bộ tín dụng ngoài việc bồi dưỡng về mặt kiến thức, nghiệp vụcũng cần tựrèn luyện các kỹ năng sau:
Kỹ năng tìm hiểu thông tin: NVTD phải biết cách thu thập và khai thác thông tin cần thiết đểkhắc phục một phần tình trạng thông tin mất cân xứng giữa ngân hàng và khách hàng, nhằm mởrộng tín dụng đồng thời hạn chế được rủi ro.
Kỹ năng phục vụ khách hàng: đòi hỏi nhân viên tín dụng có những kỹ năng và kiến thức nhất định về marketing để thu hút và phục vụ khách hàng. NVTD phải nắm vững nghiệp vụ tín dụng và hiểu biết các nghiệp vụ ngân hàng khác để khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng có khả năng thu hút và mởrộng cho vay.
Kỹ năng đàm phán với khách hàng: NVTD phải biết cách đàm phán, thương lượng với khách hàng về các vấn đề có liên quan đến việc tuân thủ các điều khoản trong chính sách, quy trình tín dụng nhằm bảo vệquyền lợi cho ngân hàng.
Kỹ năng tổng hợp: trên tất cả các dữ liệu đã thu thập được, NVTD phải có khả năng chọn lọc và tổng hợp được điểm mạnh, yếu của khách hàng, từ đó nêu được quan điểm của mình vềnhững đánh giá đối với khách hàng.
Kỹ năng phân tích: Quaviệc phân tích những thông tin, sốliệu đã thu thập được, NVTD có khả năng phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau đểphục vụ cho hoạt động tín dụng. Kỹ năng này đặc biệt quan trọng để NVTD có khả năng nhận diện những dấu hiệu rủi ro của khách hàng vay.
Công tác tuyển dụng:
Trong việc tuyển dụng, nên chọn đúng người, đúng việc, phải chú trọng đến năng lực thực sựchứ không nên quá xem trọng bằng cấp. Tuyển dụng vừa đủ với nhu cầu hiện tại, không nhiều quá cũng không ít quá để tiện phân công, bố trí công việc phù hợp.
Bên cạnh đó, chi nhánh cần chú ý bố trí đội ngũ cán bộ nhân viên phù hợp khả năng, trình độ, sở trường của mỗi người theo nguyên tắc “căn cứ công việc để bố trí lao động” đểtránh những rủi ro trong kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực quản trị rủi ro ngân hàng.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Tóm tắt chương 3
Thông qua thực trạng tìm hiểu được trong quá trình thực tập tại Ngân hàng Á Châu - Chi nhánh Huế. Chương 3 trình bày các nội dung cụthể như sau:
Thứ nhất: Đánh giá chung về công tác kiểm soát quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Chi nhánh: Nêu lên những vấn đềcòn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại này bên cạnh những vấn đề mà Chi nhánh đãđạt được
Thứhai: Từnhững nhận định, đánh giá ở trên để đềxuất một sốgiải pháp hoàn thiện và tăng cường đối với quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh trong thời gian tới.