CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.3. Văn hoá doanh nghiệp
1.1.3.5. Tác động của VHDN đến sự phát triển của tổ chức
- Văn hoá doanh nghiệp tạo ra lợi thếcạnh tranh
Lợi thếcạnh tranh của doanh nghiệp được hình thành từnhững yếu tố: nhân sự, tài chính, công nghệ, máy móc, nguyên vật liệu, phương pháp làm việc. Nguồn lực tài chính, máy móc, nguyên vật liệu, phương pháp hoạt động đóng vai trò lợi thế so với đối thủ cạnh tranh trước khách hàng. Nguồn nhân lực đóng vai trò tham gia toàn bộ quá trình chuyển hoá các nguồn lực khác thành sản phẩm đầu ra, chính vì vậy nó có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra những lợi thếcạnh tranh.
Tính hiệu quả của nguồn nhân lực phụ thuộc rất lớn vào yếu tố văn hoá của doanh nghiệp. VHDN ảnh hưởng trực tiếp to lớn đến việc hình thành mục tiêu, chiến lược và chính sách, nó tạo ra tính định hướng có tính chất chiến lược cho bản thân doanh nghiệp, đồng thời cũng tạo thuận lợi cho việc thực hiện thành công chiến lược đã lựa chọn của doanh nghiệp. Môi trường văn hoá của doanh nghiệp còn có ý nghĩa tác động quyết định đến tinh thần, thái độ, động cơ của các thành viên, việc sử dụng lao động và các yếu tốkhác.
- Văn hoá doanh nghiệp là một nguồn lực của doanh nghiệp
VHDN giúp xây dựng một phong cách quản trị hiệu quả, đưa hoạt động của doanh nghiệp vào nề nếp và xây dựng mối quan hệ hợp tác thân thiện giữa các thành viên của doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp trở thành một cộng đồng làm việc trên tinh thần hợp tác, tin cậy, gắn bó, thân thiện và tiến thủ. Nó giúp tạo nên một nề nếp
văn hoá lành mạnh, tiến bộtrong tổchức, đảm bảo sựphát triển của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp.
- Văn hoá doanh nghiệp thu hút nhân tài, tăng cường sựgắn bó lao động.
Nhân tài có khuynh hướng gắn bó hơn với những doanh nghiệp có văn hoá phù hợp với những giá trịcá nhân và có thểgiúp họ đạt được những thành công trong sựnghiệp.
Khi chọn công ty để nộp hồ sơ, các ứng cử viên thường quan tâm đến mức độ phù hợp của những chính sách và giá trị trong công ty với những giá trị và sởthích của họ. Do đó, những doanh nghiệp nào có một nền VHDN đặc trưng, lành mạnh, tiến bộ, đặt con người lên hàng đầu trong sựnghiệp phát triển kinh doanh thì doanh nghiệp đó chắc chắn sẽ thu hút được nhiều chú ý và tạo được một hìnhảnh tốt đẹp trong lòng của cácứng cửviên, kích thích và thu hút họgia nhập vào tổchức của mình,đồng thời tạo cho các thành viên một sựtựhào và trung thành với tổchức.
- Văn hoá doanh nghiệp tạo nên bản sắc của doanh nghiệp
VHDN là tài sản tinh thần của doanh nghiệp và phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, tạo nên bản sắc (phong thái, nề nếp, thông lệ) của doanh nghiệp.
VHDN di truyền, bảo tồn bản sắc của doanh nghiệp qua nhiều thếhệthành viên, tạo ra khả năng phát triển bền vững của doanh nghiệp, VHDN được ví như “bộ gen” của doanh nghiệp.
Những doanh nghiệp thành công là những doanh nghiệp chứ trọng việc xây dưng, tạo ra môi trường văn hoá riêng biệt khác với các doanh nghiệp khác. Bản sắc văn hoá không chỉlà tấm thể căn cứ đểnhận diện doanh nghiệp, giúp định hình phong cách hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
- Văn hoá doanh nghiệpảnh hưởng tới hoạch định chiến lược
VHDN có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạch định chiến lược phát triển của doanh nghiệp thông qua việc chọn lọc thông tin thích hợp, đặt ra những mức tiêu chuẩn theo giá trị của tổ chức, cung cấp những tiêu chuẩn, nguyên tắc cho các hoạt động. VHDN cũng có ảnh hưởng đến hiệu quảcủa việc thực hiện chiến lược của doanh nghiệp. Bởi vì, một văn hoá mạnh, tức là tạo được một sự thống nhất và tuân thủ cao đối với giá trị, niềm tin của tổchức, sẽ là cơ sởquan trọng đểthực hiện thành công chiến lược của doanh nghiệp.
- Văn hoá doanh nghiệp tạo nên sự ổn định của tổchức
Có thểnói rằng, VHDN như một chất keo gắn kết các thành viên trong tổchức, có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý tổchức bằng cách đưa ra những chuẩn mực để định hướng suy nghĩ và hành vi của các thành viên. VHDN khẳng định mục tiêu của tổchức, hướng dẫn và uốn nắn những hành vi và cách ứng xử của các thành viên trong tổ chức thành một khối thống nhất, góp phần thực hiện thành công định hướng và chiến lược phát triển của tổchức.
b. Tác động tiêu cực
Thực tếchứng minh rằng: các doanh nghiệp có thành tích kém thuộc một trong hai loại: Không có tập hợp niềm tin nhất quán nào hoặc có mục tiêu rõ ràng và được thảo luận rộng rãi nhưng chỉlà mục tiêu có thể lượng hoáđược (mục tiêu tài chính) mà không có mục tiêu mang tính chất định tính. Ở một khía cạnh nào đó, các doanh nghiệp hoạt động kém có nền VHDN “tiêu cưc”.
Một doanh nghiệp có nền văn hoá tiêu cực có thể là doanh nghiệp mà cơ chế quản lý cứng nhắc theo kiểu hợp đồng, độc đoán, chuyên quyền và hệ thống tổ chức quan lieu, gây ra không khí thụ động, sợhãiở các nhân viên, khiến họ có thái độthờ ơ hoặc chống đối giới lãnhđạo. Đó cũng có thểlà một doanh nghiệp không có ý định tạo nên một mối liên hệ nào khác giữa những nhân viên ngoài quan hệ công việc, doanh nghiệp đó chỉ là tập hợp hàng nghìn người hoàn toàn xa lạ, chỉ tạm dừng chânở công ty, người quản lý chỉ phối hợp các cố gắng của họ để sản xuất được một thứ gì đó, nhưng niềm tin của nhân viên vào tổchức thì không hềcó.
Một điều không thể phủ nhận là nếu những giá trị hoặc niềm tin của doanh nghiệp mang tính tiêu cực thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến con người của doanh nghiệp đó. Công việc xác định phần lớn cuộc đời của một nhân viên, nó quyết định thời giờ đi lại của chúng ta, nơi chúng ta sống, cả đến hàng xóm láng giềng của chúng ta. Công việc ảnh hưởng đến quyền lợi, cách tiêu khiển cũng như bệnh tật của chúng ta. Nó cũng quyết định cách chúng ta dùng thời gian sau khi về hưu, đời sống vật chất của chúng ta và những vấn đề chúng ta sẽgặp phải lúc đó. Do đó, nếu môi trường văn hoá ởcông ty không lành mạnh, không tích cực sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm lý làm việc của nhân viên và tác động tiêu cực đến kết quảkinh doanh của toàn công ty.