CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ KIỂM TOÁN THU Ế GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1. N ội dung cơ bản về thuế GTGT
1.1.5. Phương pháp hạch toán thuế GTGT
1.1.5.2. H ạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
- Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, căn cứ vào hóa đơn GTGT và các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hóa nhập kho theo giá thực tế bao gồm giá mua chưa có thuế GTGT, chi phí thu mua, vận chuyển, bốc xếp, thuê kho bãi từ nơi mua về đến doanh nghiệp ghi:
Nợ TK 152, 153, 156 (611): giá trị thực tế NVL, công cụ, hàng hóa mua vào Nợ TK 211, 213: nguyên giá TSCĐ
Nợ TK 133: thuế GTGT đầu vào
Có TK 111, 112, 331: tổng giá thanh toán.
SVTH: Trần Hoàng Nhạc Khánh 14
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
- Khi mua dịch vụ thì tùy vào nơi sử dụng mà phản ánh váo chi phí khu vực đó, ta ghi:
Nợ TK 627, 641, 642: giá mua chưa thuế GTGT Nợ TK 133: thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331: tổng giá thanh toán
- Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT nhưng không tách riêng được, ghi:
Nợ TK 152, 153, 156, 211, 213, 627,641, 642: giá mua chưa có thuế GTGT Nợ TK 133: thuế GTGT đầu vào
Có TK 111, 112, 331: tổng giá thanh toán
Cuối kỳ, kế toán tính và xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ trên cơ sở phân bổ theo tỷ lệ doanh thu.
Số thuế đầu vào được khấu trừ theo tỉ lệ % giữa doanh thu chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu trong kỳ.
Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ:
Nợ TK 3331: thuế GTGT phải nộp Có TK 133: thuế GTGT được khấu trừ.
Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ:
Nợ TK 632: giá vốn hàng bán
Có TK 133: thuế GTGT được khấu trừ.
Nếu số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ quá lớn thì được phân bổ dần, ta kết chuyển:
Nợ TK 142: chi phí trả trước
Có TK 133: thuế GTGT được khấu trừ.
Định kỳ phân bổ ghi:
Nợ TK 632: chi phí phân bổ thuế GTGT không được khấu trừ
SVTH: Trần Hoàng Nhạc Khánh 15
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Có TK 142:
- Khi nhập khẩu hàng hóa, vật tư… kế toán phản ánh:
Nợ TK 152, 153, 156, 211, 213: giá có thuế xuất nhập khẩu và thuế GTGT Có TK 3333: thuế xuất nhập khẩu
Có TK 111, 112, 331: giá đã có thuế xuất nhập khẩu nhưng chưa có thuế GTGT.
Thuế GTGT hàng nhập khẩu được tính là:
Nợ TK 133: thuế GTGT tính trên giá có thuế xuất nhập khẩu Có TK 3331 (TK 33312):
Nếu hàng hóa nhập khẩu dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, chương trình, dự án, hoạt động văn hóa, phúc lợi ghi:
Nợ TK 152, 156, 211: giá mua cả thuế nhập khẩu, thuế VAT Có TK 111, 112, 331: giá mua ngoài thuế
Có TK 3333: thuế xuất, nhập khẩu
Có TK 3331 (TK 33312): thuế GTGT của hàng nhập khẩu.
- Khi mua hàng hóa giao bán ngay (thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế) cho khách hàng không qua nhập kho, ghi:
Nợ TK 632: giá mua chưa có thuế GTGT đầu vào Nợ TK 133: thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331: tổng giá thanh toán.
- Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án, hoạt động văn hóa, phúc lợi thì giá trị vật tư hàng hóa, dịch vụ mua ngoài bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người trả (giá cả thuế) và chi phí thu mua, vận chuyển, ghi:
Nợ TK 152, 153, 211: giá bao gồm cả thuế GTGT Có TK 111, 112, 331:
SVTH: Trần Hoàng Nhạc Khánh 16
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
- Khi mua hàng phải trả lại (thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế), căn cứ vào chứng từ xuất hàng trả lại cho bên bán và các chứng từ liên quan ghi:
Nợ TK 111, 112, 331: tổng giá trị hàng mua trả lại Có TK 133: thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 152, 153, 156, 211, 213: giá trị hàng mua trả lại chưa có thuế GTGT.
- Khi dịch vụ có chứng từ đặc thù thì ta tính ra số thuế GTGT phải nộp rồi ghi:
Nợ TK 152, 153, 211, 627, 641, 642: giá chưa thuế GTGT Nợ TK 133: thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331: tổng giá thanh toán.
b. Hạch toán thuế GTGT đầu ra:
- Khi bán hàng hóa, dịch vụ căn cứ vào hóa đơn GTGT và các tem vé đặc thù để xác định số thuế GTGT đầu ra:
Nợ TK 111, 112, 131, 136: tổng giá thanh toán Có TK 3331: thuế GTGT đầu ra
Có TK 511, 512, 515, 711: giá chưa có thuế GTGT.
- Trường hợp cung cấp dịch vụ thu tiền trước: kế toán phải ghi nhận doanh thu là toàn bộ số tiền thu được chưa có thuế GTGT và phản ánh thuế GTGT phải nộp:
Nợ TK 111, 112,…: tổng số tiền thanh toán Có TK 33311: thuế GTGT phải nộp
Có TK 3387: doanh thu bán hàng chưa có thuế GTGT
- Trường hợp bán hàng theo phương pháp trả chậm, trả góp, kế toán xác định doanh thu bán hàng là giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT và phản ánh thuế GTGT ghi:
Nợ TK 111, 112: số tiền trả lần đầu Nợ TK 131: số tiền trả góp còn lại Có TK 3331: thuế GTGT đầu ra
Có TK 511: doanh thu bán hàng chưa có thuế GTGT
Có TK 3387: lãi bán hàng trả chậm (doanh thu chưa thực hiện).
- Trường hợp bán hàng theo phương thức hàng đổi hàng:
+ Khi đưa hàng đi đổi:
SVTH: Trần Hoàng Nhạc Khánh 17
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Nợ TK 131: giá trị tiền hàng đem trao đổi đã có thuế GTGT Có TK 511: giá trị tiền hàng đem đi trao đổi chưa có thuế GTGT Có TK 33311: thuế GTGT phải nộp
+ khi nhận hàng hóa đổi về:
Nợ TK 152, 153, 156…: giá trị tiền hàng nhận về chưa có thuế GTGT Nợ TK 133: thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 131: giá trị tiền hàng nhận về đã có thuế GTGT
- Trường hợp đem sản phẩm, hàng hóa thuộc diện chịu thuế đi biếu, tặng, cho, trả thay lương:
Nợ TK 627, 641, 642, 334: tổng giá trị hàng hóa đã có thuế GTGT Có TK 33311: thuế GTGT phải nộp
Có TK 512: giá trị hàng hóa chưa có thuế GTGT
- Khi bán hàng cho khách hàng hưởng chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán hoặc hàng bán bị trả lại thì ta ghi:
Nợ TK 521, 531, 532:
Nợ TK 3331: số thuế GTGT tính trên các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán hoặc hàng bán bị trả lại
Có TK 111, 112, 131:
- Trường hợp phát sinh các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính và hoạt động bất thường:
Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 33311
Có TK 515, 711
Cuối tháng so sánh số thuế GTGT đầu vào với số thuế GTGT đầu ra, để xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:
Nợ TK 3331: số thuế GTGT được khấu trừ Có TK 133:
Khi được hoàn thuế, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 3331: số thuế được hoàn Có TK 711:
SVTH: Trần Hoàng Nhạc Khánh 18
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Quá trình hạch toán có thể được khái quát như sau:
Sơ đồ 1.4 - Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Giải thích sơ đồ 1.4:
(1) Giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ nhập kho theo giá thực tế chưa có thuế GTGT đầu vào.
(2) Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
(3) Thuế GTGT hàng nhập khẩu được khấu trừ và nộp NSNN (4) Doanh thu bán hàng chưa có thuế GTGT
(5) Thuế GTGT phải nộp
(6) Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ với thuế GTGT phải nộp (7) Nộp thuế GTGT vào NSNN
1.2. Kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC 1.2.1. Vai trò của kiểm toán thuế GTGT
Như chúng ta đã biết sự phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng khi bản thân các quan hệ kinh tế xã hội ngày càng phát triển thì nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước theo đó cũng ngày càng mở rộng với các sắc thái và bình diện khác
SVTH: Trần Hoàng Nhạc Khánh 19
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
nhau. Để duy trì và bảo đảm hoạt động cho một xã hội ngày càng phát triển về mọi mặt thì bộ máy Nhà nước cần phải có nguồn thu ổn định trong đó thuế là nguồn thu chủ yếu và quan trọng cho hoạt động của Nhà nước bất kể Nhà nước đó ở trong thể chế chính trị nào. Ở Việt Nam hiện nay nguồn thu chủ yếu của NSNN là từ hệ thống thuế với sự đóng góp đáng kể là nguồn thu thuế GTGT.
Thuế GTGT với đặc điểm và ưu điểm của nó không những chứng minh phù hợp với điều kiện kinh tế các nước phát triển mà thuế GTGT đã, đang và sẽ chứng minh được những ưu điểm của nó trong điều kiện kinh tế các nước đang phát triển như nước ta. Thực tế đã cho thấy thuế GTGT ra đời ở nước ta từ năm 1999 thay cho thuế doanh thu với những điểm nổi bật là phản ánh rõ ràng, minh bạch và liên tục số thuế trong từng khâu của toàn bộ chu trình sản xuất, lưu thông, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ. Trong quá trình áp dụng thuế GTGT Nhà nước đã ra nhiều loại văn bản, thông tư nhằm không ngừng hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động của các DN cùng như tìm cách để thuế GTGT phù hợp hơn với điều kiện kinh tế nước ta. Chính điều này đã gây không ít khó khăn cho quá trình áp dụng thuế GTGT cho các DN trong quá trình hạch toán và yêu cầu kiểm toán khoản mục thuế GTGT của các công ty kiểm toán độc lập cần phải liên tục được hoàn thiện. Kiểm toán thuế GTGT không những đòi hỏi công ty kiểm toán phải có một chu trình kiểm toán toàn diện mà còn đòi hỏi sự kịp thời nắm bắt các văn bản pháp lý có liên quan và sự hiểu biết sâu sắc của các KTV về loại thuế này. Kiểm toán tốt khoản mục thuế GTGT có ý nghĩa rất lớn không chỉ đối với NSNN mà còn đối với bản thân các DN.
Thực tế qua những năm áp dụng thuế GTGT cho thấy có rất nhiều sự gian lận trong quá trình hạch toán thuế GTGT tại các DN nhằm trốn thuế và khoản mục thuế GTGT liên quan tới hai chỉ tiêu quan trọng trong bảng CĐKT: thuế GTGT được khấu trừ và thuế GTGT phải nộp vào NSNN. Hai chỉ tiêu này phản ánh quyền và nghĩa vụ của DN. Các gian lận như: mua từ chợ đen hóa đơn GTGT giả mẫu BTC; ghi chép không trung thực giữa các liên trong cùng một hóa đơn; áp dụng sai thuế suất đối với hàng hóa dịch vụ; cố ý nhầm lần giữa hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT với hàng hóa dịch vụ không chịu thuế GTGT nhất là khi vận dụng thuế suất 0%. Chính điều này gây
SVTH: Trần Hoàng Nhạc Khánh 20
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
tổn thất cho NSNN. Vì vậy kiểm toán khoản mục này bên cạnh giúp tăng thu NSNN, góp phần đáp ứng nhu cầu chi tiêu thường xuyên và ngày càng tăng của NSNN mà còn giúp các DN trong việc lanh mạnh hơn môi trường hoạt động tài chính, môi trường kinh doanh, tạo ra sự công bằng, bình đẳng giữa các DN trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.