CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ KIỂM TOÁN THU Ế GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1. N ội dung cơ bản về thuế GTGT
1.2.3. Quy trình ki ểm toán thuế GTGT
1.2.3.1. L ập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên mà các KTV cần thực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán nhằm tạo ra các điều kiện pháp lý cũng như những điều kiện cần thiết khác cho kiểm toán. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300, khoản 8 nêu rõ
“Kế hoạch kiểm toán phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán; phát hiện gian lận rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn và bảo đảm cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn. Kế hoạch kiểm toán trợ giúp KTV phân công công việc cho trợ lí kiểm toán và phối hợp với KTV và chuyên gia khác về công việc kiểm toán”. Giai đoạn này gồm các bước sau:
a. Lập kế hoạch chiến lược
Kế hoạch chiến lược thường được lập cho các cuộc kiểm toán lớn về quy mô, tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán BCTC nhiều năm trong đó vạch ra mục tiêu, định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm phương pháp tiếp cận và tiến trình của cuộc kiểm toán. Kế hoạch chiến lược do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết về tình hình hoạt động và môi trường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán. Kế hoạch chiến lược là cơ sở lập kế hoạch tổng thể, là cơ sở chỉ đạo thực hiện và soát xét kết quả cuộc kiểm toán.
Nội dung và các bước công việc của kế hoạch chiến lược:
SVTH: Trần Hoàng Nhạc Khánh 22
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
- Tổng hợp thông tin về lĩnh vực hoạt động, loại hình DN, hình thức sở hữu, công nghệ sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý và thực tiễn hoạt động của đơn vị, đặc biệt lưu ý đến những nội dung chủ yếu như: động lực cạnh tranh, thị trường tiêu thụ, giá cả…
- Xác định những vấn đề liên quan đến BCTC như chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán áp dụng…
- Xác định vùng rủi ro chủ yếu của DN và mức độ ảnh hưởng tới BCTC (đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát).
- Đánh giá hệ thống KSNB
- Xác định các mục tiêu kiểm toán trọng tâm và phương pháp tiếp cận kiểm toán - Xác định nhu cầu về sự hợp tác của các chuyên gia: chuyên gia tư vấn pháp luật, KTV nội bộ, KTV khác và các chuyên gia khác như kỹ sư xây dựng, kỹ sư nông nghiệp…
- Dự kiến nhóm trưởng và thời gian thực hiện.
Ứng với giai đoạn lập kế hoạch chiến lược này khi nghiên cứu kiểm toán khoản mục thuế GTGT sẽ giúp KTV nắm bắt được số lượng các loại hàng hóa dịch vụ DN sản xuất kinh doanh; phân loại hàng hóa dịch vụ nào thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và với mức thuế suất là bao nhiêu; phương pháp tính thuế mà DN áp dụng; quy trình quản lý và hạch toán thuế GTGT của DN; các loại sổ sách, bảng biểu để theo dõi thuế GTGT; những rủi ro tiềm tàng có thể có đối với khoản mục này;… Sự hiểu biết về đặc thù kinh doanh của khách hàng sẽ giúp cho KTV xác định được các sự kiện, các nghiệp vụ có ảnh hưởng nhiều đến thông tin tài chính. Những hiểu biết này không chỉ có ích cho việc xây dựng kế hoạch kiểm toán mà còn giúp cho KTV nhanh chóng xác định các điểm trọng tâm cần đặc biệt lưu ý khi kiểm toán cũng như khi đánh giá tính hợp lý của các thông tin và các giải trình của người quản lý.
b. Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể
Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán, trong đó mô tả phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành công việc. Kế hoạch kiểm toán tổng thể là cơ sở lập chương trình kiểm toán. Hình thức và nội dung của kế hoạch kiểm toán tổng thể thay đổi tùy theo quy mô của khách hàng, tính chất phức tạp của công việc
SVTH: Trần Hoàng Nhạc Khánh 23
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
kiểm toán, phương pháp và kĩ thuật đặc thù do KTV sử dụng. Nội dung và các bước công việc của kế hoạch kiểm toán tổng thể gồm:
Hiểu biết về hoạt động của đơn vị được kiểm toán:
- Hiểu biết chung về kinh tế và đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh có tác động đến đơn vị khách hàng.
- Các đặc điểm cơ bản của khách hàng như: lĩnh vực hoạt động, kết quả tài chính và nghĩa vụ cung cấp thông tin kể cả những thay đổi từ lần kiểm toán trước.
- Năng lực quản lí của ban quản lí.
Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB
- Các chính sách kế toán mà đơn vị được kiểm toán áp dụng và những thay đổi trong chính sách đó.
- Ảnh hưởng của các chính sách mới về kế toán và kiểm toán
- Hiểu biết của KTV về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB, những điểm quan trọng KTV dự kiến trong thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản.
Đánh giá rủi ro và mức độ trọng yếu:
- Đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và xác định những vùng kiểm toán trọng yếu
- Xác định mức độ trọng yếu cho từng mục tiêu kiểm toán
- Khả năng có những sai sót trọng yếu theo kinh nghiệm của những năm trước và rút ra từ những gian lận và sai sót phổ biến
- Xác định các nghiệp vụ và sự kiện kế toán phức tạp, bao gồm cả những ước tính kế toán
Nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán - Những thay đổi quan trọng của các vùng kiểm toán
- Ảnh hưởng của công nghệ thông tin đối với công việc kiểm toán
- Công việc kiểm toán nội bộ và ảnh hưởng của nó đối với các thủ tục kiểm toán độc lập.
Phối hợp, chỉ đạo, giám sát và kiểm tra
- Sự tham gia của các KTV khác trong công việc kiểm toán những đơn vị cấp dưới, như các công ty con, các chi nhánh, các đơn vị trực thuộc.
SVTH: Trần Hoàng Nhạc Khánh 24
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
- Sự tham gia của các chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác.
- Số lượng đơn vị trực thuộc phải kiểm toán.
- Yêu cầu về nhân sự
Các vấn đề khác
- Khả năng hoạt động liên tục của đơn vị
- Những vấn đề đặc biệt phải quan tâm như sự hiện hữu của các bên có liên quan.
- Điều khoản của hợp đồng kiểm toán và những trách nhiệm pháp lý khác.
- Nội dung và thời hạn nộp báo cáo kiểm toán hoặc những thông báo khác dự định gửi cho khách hàng.
Trường hợp công ty kiểm toán đã lập kế hoạch chiến lược cho cuộc kiểm toán thì các nội dung đã nêu trong kế hoạch chiến lược không phải nêu lại trong kế hoạch kiểm toán tổng thể.
c. Chương trình kiểm toán
Chương trình kiểm toán phải được lập và thực hiện cho mọi cuộc kiểm toán cụ thể tùy thuộc vào khách hàng kiểm toán trong đó xác định nội dung công việc kiểm toán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa các KTV cũng như dự kiến về những tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập.
Thuế GTGT là một loại thuế khá phức tạp mà trong từng loại hình DN khác nhau thì phương pháp hạch toán thuế GTGT khác nhau. Về mặt lí luận, vẫn chưa có một chương trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT cụ thể hoàn thiện áp dụng cho tất cả các loại hình DN và được sử dụng phổ biến tại các công ty kiểm toán độc lập. Thực tế cho thấy, tại các công ty kiểm toán độc lập khác nhau thì áp dụng các chương trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT khác nhau tùy thuộc trình độ, khả năng và kinh nghiệm của các KTV của công ty kiểm toán đó. Tuy nhiên, để có thể hoàn thành tốt công việc kiểm toán khoản mục thuế GTGT, đưa ra ý kiến chính xác về tính trung thực và hợp lí trên các khía cạnh trọng yếu của khoản mục này thì chương trình kiểm toán cũng cần đảm bảo một số điểm cơ bản sau:
- Xem xét, kiểm tra số dư đầu kì của thuế GTGT
SVTH: Trần Hoàng Nhạc Khánh 25
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
- Xem xét, kiểm tra thuế GTGT phải nộp Nhà nước phát sinh trong kì - Xem xét, kiểm tra số thuế GTGT đã nộp Nhà nước trong kì báo cáo - Xem xét, kiểm tra số thuế còn phải nộp tại thời điểm cuối kì.