Quy trình ki ểm toán BCTC của công ty TNHH kiểm toán AFA

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong BCTC tại công ty TNHH kiểm toán AFA (Trang 42 - 46)

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN

2.2. Quy trình ki ểm toán khoản mục thuế GTGT trong báo cáo tài chính

2.2.1. Quy trình ki ểm toán BCTC của công ty TNHH kiểm toán AFA

a. Lập kế hoạch kiểm toán

Trong bước lập kế hoạch kiểm toán công ty sẽ thực hiện các thủ tục để đạt được sự hiểu biết sâu sắc về hoạt động kinh doanh của khách hàng, hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán của khách hàng. Trên cơ sở của sự hiểu biết này để đánh giá các rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát gắn liền với hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính của khách hàng. Cũng trong giai đoạn này công ty sẽ thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ nhằm đánh giá sơ bộ về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của khách hàng trong năm và làm cơ sở để xác định các rủi ro có thể có đối với báo cáo tài chính và hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Trên cơ sở những hiểu biết và đánh giá trên công ty sẽ tập trung vào việc đánh giá rủi ro chi tiết cho từng loại tài khoản và nghiệp vụ chủ yếu trên báo cáo tài chính của khách hàng, từ đó lập kế hoạch kiểm toán chi tiết.

Kế hoạch kiểm toán sẽ được lập bởi trưởng nhóm kiểm toán và được soát xét bởi chủ nhiệm kiểm toán phụ trách khách hàng, thành viên Ban Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm kiểm soát rủi ro và chất lượng kiểm toán.

Các bước thực hiện chi tiết như sau:

SVTH: Trần Hoàng Nhạc Khánh 34

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

• Thu thập toàn bộ các tài liệu và thông tin cần thiết để có thể hiểu biết sâu sắc về đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty bao gồm việc tìm hiểu về các yếu tố bên trong doanh nghiệp như cơ cấu tổ chức quản lý, mục tiêu kinh doanh, các hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp, các nguồn tài chính và chính sách kế toán của các đơn vị; các yếu tố bên ngoài như môi trường kinh doanh, tình hình cạnh tranh trên thị trường, các vấn đề đặc thù của ngành, các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty và quá trình kiểm soát rủi ro, kiểm soát hoạt động và thông tin của Ban lãnh đạo Công ty.

• Thu thập tài liệu, thực hiện phỏng vấn và quan sát các nhân viên của Công ty để có thể hiểu và đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán của doanh nghiệp.

Công việc này bao gồm việc tìm hiểu và đánh giá các chu trình kinh doanh sau:

- Chu trình lập báo cáo tài chính theo quy định hiện hành;

- Quy trình quản lý tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng và các giao dịch bằng tiền trong Doanh nghiệp;

- Chu trình quản lý doanh thu, thu nhập khác và các khoản phải thu;

- Chu trình quản lý và theo dõi việc sử dụng tài sản cố định và các khoản đầu tư;

- Chu trình quản lý và theo dõi hàng tồn kho, chi phí mua sắm;

- Chu trình quản lý và theo dõi tiền lương và các khoản thanh toán cho người lao động;

- Chu trình theo dõi thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước;

- Chu trình theo dõi và quản lý các khoản vay, nợ.

Trong việc soát xét các quy trình này, các KTV của công ty phải hiểu được về các hoạt động kinh doanh chủ yếu trong mỗi chu trình, việc ứng dụng tin học trong quản lý mỗi chu trình để có thể rút ra các kết luận sơ bộ về mức độ tin cậy của quy trình xử lý các thông tin tài chính.

• Phân tích sơ bộ tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị.

Công việc này bao gồm việc Thu thập các thông tin tài chính và phi tài chính của đơn vị; Thực hiện tính toán và so sánh các chỉ số và thông tin; Phân tích kết quả dựa trên các tính toán ban đầu và phân tích sâu hơn trên cơ sở kết hợp các thông tin với kết quả đạt được trong các tính toán ban đầu.

SVTH: Trần Hoàng Nhạc Khánh 35

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

• Đánh giá rủi ro cho các khoản mục chủ yếu trên báo cáo tài chính của công ty.

Công việc này bao gồm việc xem xét các rủi ro phát hiện trong quá trình tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của đơn vị, tìm hiểu về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị, phân tích sơ bộ tình hình tài chính và kết quả kinh doanh trong các bước trên và xác định thêm các rủi ro chi tiết liên quan đến từng tài khoản và số dư cụ thể

• Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết cho từng khoản mục trên báo cáo tài chính.

b. Thực hiện kiểm toán

Việc thực hiện kiểm toán bao gồm việc kiểm tra đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán của khách hàng và kiểm tra chi tiết cho từng chỉ tiêu trình bày trên báo cáo tài chính, tổng hợp và đánh giá kết quả kiểm tra chi tiết cho từng khoản mục trình bày trên báo cáo tài chính. Việc thực hiện kế hoạch kiểm toán sẽ được thực hiện tại các đơn vị bởi các nhóm kiểm toán. Mỗi nhóm kiểm toán sẽ bao gồm có trưởng nhóm và các nhân viên kiểm toán. Toàn bộ công việc kiểm toán đều được soát xét bởi chủ nhiệm kiểm toán, thành viên Ban Tổng Giám đốc phụ trách khách hàng và thành viên Ban Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm kiểm soát rủi ro và chất lượng cuộc kiểm toán.

Các bước công việc chi tiết như sau:

• Soát xét các thủ tục kiểm soát đối với quy trình ký hợp đồng với khách hàng, theo dõi doanh thu, chi phí và các nghĩa vụ tài chính liên quan;

• Soát xét các thủ tục kiểm soát đối với quy trình quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và theo dõi công nợ phải trả;

• Soát xét việc tuân thủ các quy chế quản lý và sử dụng tài sản cố định;

• Soát xét các thủ tục kiểm soát đối với quy trình quản lý theo dõi tiền lương và các khoản thanh toán, tạm ứng cho cán bộ công nhân viên;

• Soát xét việc quản lý theo dõi về thuế và các nghĩa vụ với ngân sách nhà nước;

• Soát xét các thủ tục kiểm soát đối với quy trình quản lý và theo dõi hàng tồn kho;

• Gửi thư xác nhận và đối chiếu với số liệu kế toán của các khoản tiền gửi ngân hàng, các khoản đầu tư, các khoản phải thu và phải trả tại thời điểm cuối năm;

• Đối chiếu các khoản phải thu – phải trả;

SVTH: Trần Hoàng Nhạc Khánh 36

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

• Quan sát thực tế đối với các tài sản cố định chủ yếu của các Công ty, kiểm tra việc phản ánh giá trị tài sản cố định chủ yếu tại ngày kết thúc năm tài chính;

• Tham gia chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho và tiền mặt trên cơ sở chọn mẫu (nếu có);

• Thực hiện kiểm tra trên cơ sở chọn mẫu đối với các số dư và nghiệp vụ kinh tế trình bày trên báo cáo tài chính của đơn vị;

• Phân tích và đánh giá một số tỷ suất tài chính chủ yếu;

• Thực hiện các thủ tục kiểm toán khác hoặc các thủ tục thay thế cần thiết trong các trường hợp cần thiết;

• Tổng hợp và đánh giá kết quả kiểm tra chi tiết cho từng khoản mục trình bày trên báo cáo tài chính của khách hàng.

c. Kết thúc kiểm toán

• Phân tích tổng thể báo cáo tài chính lần cuối để khẳng định rằng các thông tin trên báo cáo tài chính là phù hợp với thực tế sự hiểu biết của công ty về hoạt động kinh doanh của công ty. Việc phân tích này bao gồm tính toán các chỉ số, so sánh các chỉ số và thông tin, phân tích kết quả. Thông qua việc phân tích báo cáo tài chính lần cuối này KTV có thể nhìn nhận đánh giá lại về báo cáo tài chính một cách tổng thể làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán đồng thời có thể cung cấp cho các đơn vị được kiểm toán các vấn đề tư vấn liên quan đến công tác tài chính. Việc phân tích tổng thể báo cáo tài chính lần cuối cũng xem xét đến việc trình bày các thông tin và chính sách kế toán trong báo cáo tài chính.

• Phân tích soát xét các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán. Công việc này được thực hiện chủ yếu bằng cách soát xét các thông tin tài liệu và phỏng vấn.

• Lập báo cáo tổng hợp các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán làm cơ sở cho việc lập báo cáo kiểm toán và thư quản lý.

- Lập dự thảo báo cáo kiểm toán và thư quản lý;

- Gửi dự thảo báo cáo kiểm toán và Thư quản lý đến Ban lãnh đạo công ty;

- Thảo luận với Ban lãnh đạo về kết quả kiểm toán và các khuyến nghị KTV đưa ra trong Thư quản lý;

SVTH: Trần Hoàng Nhạc Khánh 37

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

- Hoàn chỉnh báo cáo kiểm toán, Thư quản lý và phát hành bản chính thức của báo cáo tài chính đã được kiểm toán.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong BCTC tại công ty TNHH kiểm toán AFA (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)