CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN
2.2. Quy trình ki ểm toán khoản mục thuế GTGT trong báo cáo tài chính
2.2.3. Ki ểm toán khoản mục thuế GTGT trong BCTC tại một đơn vị khách hàng - công ty CP XYZ - do AFA th ực hiện
2.2.3.1. L ập kế hoạch kiểm toán
Kế hoạch kiểm toán được lập bởi nhóm kiểm toán trực tiếp tham gia kiểm toán thực hiện theo các bước sau:
(1) Thông tin về hoạt động của khách hàng
Đây là công việc rất quan trọng vì qua đó KTV hiểu được đối tượng kiểm toán của mình cũng như các nhân tố có thể ảnh hưởng đến đối tượng đó.
Công ty cổ phần XYZ được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3203000XXX ngày xx/xx/2003 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Đà Nẵng trên cơ sở cổ phần hóa DNNN. Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động sản xuất kinh doanh theo Luật doanh nghiệp, Điều lệ công ty và các quy định pháp lý hiện hành có liên quan.
Đặc điểm tổ chức công tác kế toán:
- Tổ chức bộ máy kế toán: có 1 Kế toán trưởng và 4 kế toán viên phụ trách mỗi phần hành khác nhau.
- Chính sách và chế độ kế toán chủ yếu của công ty: công ty áp dụng Chế độ kế toán Việt Nam, ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006, Hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và các quy định về sửa đổi, bổ sung có liên quan do Bộ Tài chính ban hành.
- Hình thức kế toán: Nhật ký chung.
- Các nghĩa vụ về thuế: công ty áp dụng mức thuế suất thuế GTGT là 10% và thuế suất thuế TNDN là 22%, các loại thuế khác theo quy định hiện hành.
Trưởng nhóm kiểm toán thu thập thông tin về hoạt động của khách hàng và những thay đổi trong năm kiểm toán. Trong bước này các KTV sẽ thu thập các thông tin chung về khách hàng như giấy phép hoạt động, lĩnh vực hoạt động, địa bàn hoạt động, tổng số vốn kinh doanh, vốn đầu tư, số vốn vay, thời gian hoạt động, các thông tin về Ban giám đốc, thông tin về các đơn vị thành viên…
Cùng trong bước này, KTV sẽ thu thập các thông tin về môi trường và lĩnh vực hoạt động của khách hàng, tóm tắt các quy chế kiểm soát nội bộ, thị trường và
SVTH: Trần Hoàng Nhạc Khánh 51
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
cạnh tranh; các đặc điểm về hoạt động kinh doanh và các biến đổi trong công nghệ sản xuất kinh doanh; rủi ro kinh doanh, các thay đổi về quy mô kinh doanh và các điều kiện bất lợi có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng; tình hình kinh doanh của khách hàng (thông tin về sản phẩm, thị trường, nhà cung cấp và các hoạt động nghiệp vụ) trong đó KTV rất chú trọng các thay đổi về nhà cung cấp hay thay đổi về hình thức bán hàng… thông qua giấy làm việc:
- A300 “Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động”
- A400 “Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh quan trọng”
Sau khi thu thập đầy đủ thông tin chung về khách hàng giúp KTV xác định rõ những điểm mạnh và điểm yếu của công ty khách hàng, nắm vững tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh của khách hàng sau đó KTV sẽ tiến hành phân tích sơ bộ BCTC để phát hiện những chỉ tiêu biến động bất thường rồi rút ra những vấn đề cần chú trọng trong cuộc kiểm toán.
(2) Tìm hiểu về Hệ thống kế toán và Hệ thống Kiểm soát nội bộ
Mục đích của việc phân tích, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ là để kiểm tra các nhân tố cơ bản mà thông qua đó có thể xác định rõ hoạt động của khách hàng có được thực hiện trong môi trường tốt hay không. Qua đó đánh giá việc áp dụng các chính sách kế toán cũng như việc tuân thủ các nguyên tắc kế toán tại công ty khách hàng.
Đối với việc tìm hiểu Hệ thống kế toán và Hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, KTV sẽ thu thập các thông tin về chính sách kế toán, chuẩn mực kế toán mà khách hàng áp dụng cùng như các thay đổi về chính sách kế toán đối với việc lập Báo cáo tài chính trong năm kiểm toán, các thông tư, quy định và chế độ mà công ty khách hàng phải tuân thủ. Ngoài ra, KTV cũng rất chú trọng các giao dịch và các nghiệp vụ có ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính, ảnh hưởng của công nghệ thông tin và hệ thống máy tính đến tổ chức công tác kế toán của đơn vị.
Quá trình đánh giá hệ thống KSNB (bao gồm môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát) được thực hiện trong quá trình phỏng vấn ban lãnh đạo của đơn vị khách hàng, thu thập thông tin qua các tài liệu của đơn vị.
SVTH: Trần Hoàng Nhạc Khánh 52
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Từ bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ (phụ lục 2), KTV xác định hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty có thiết kế tuy nhiên chưa hoạt động hữu hiệu. Hệ thống KSNB của công ty XYZ được đánh giá ở mức trung bình.
Ngoài ra, KTV còn tìm hiểu HTKSNB liên quan đến thuế GTGT thông qua quá trình phỏng vấn chứ không được lưu trên giấy làm việc, chủ yếu các câu hỏi sau:
Bảng 2.4 - Tìm hiểu hệ thống KSNB liên quan đến thuế GTGT
STT Câu hỏi Trả lời Ghi chú
1
Việc tính toán, kê khai và nộp thuế được thực hiện như thế nào?
Thực hiện theo Thông tư và quy định hiện hành. Mới đây nhất là Thông tư 200/2014/TT- BTC mới được ban hành
2
Hóa đơn sử dụng tại đơn vị là do đơn vị tự in hay BTC ban hành
Công ty tự in nhưng dựa theo mẫu của BTC
3
Hệ thống sổ kế toán theo dõi việc phát sinh và nộp các khoản thuế
- Bảng tổng hợp chứng từ gốc
- Sổ Cái TK 133, 333 - Sổ chi tiết TK 133, 33311,
33312
4
Cơ cấu nhân viên tham gia thực hiện và quản lý
- Các nhân viên được phân công trách nhiệm rõ ràng - Các nhân viên kế toán liên
quan hạch toán thuế GTGT đầu vào phù hợp.
(3) Đánh giá rủi ro và xác định mức trọng yếu
Trong bất lỳ một cuộc kiểm toán nào, KTV đều tiến hành đánh giá rủi ro để xây dựng chương trình kiểm toán hiệu quả và phù hợp nhất. Việc đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch của AFA được các KTV thực hiện đánh giá đối với rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, đồng thời thể hiện kết quả đánh giá đó trong kế hoạch kiểm
SVTH: Trần Hoàng Nhạc Khánh 53
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
toán tổng thể. Hiện tại AFA chỉ đánh giá rủi ro chung cho cuộc kiểm toán mà chưa thực hiện xác định rủi ro cho từng khoản mục.
Xác định mức độ trọng yếu (PM) là một vấn đề rất phức tạp, đòi hỏi kinh nghiệm và những đánh giá chuyên môn dựa trên sự am hiểu về khách hàng và mức đánh giá rủi ro kiểm toán của KTV. Là công ty cổ phần nên cổ đông quan tâm đến chỉ tiêu lợi nhuận, hơn nữa mục đích của việc kiểm toán này là phục vụ cho hoạt động đấu thầu. Mức trọng yếu của công ty XYZ được xác định như sau:
Bảng 2.5 - Bảng xác định mức trọng yếu Chỉ tiêu
lựa chọn Kế hoạch Thực tế Tiêu chí được sử dụng để ước tính
mức trọng yếu (LNTT/ DT/
VCSH/ Tổng TS)
Lợi nhuận Lợi nhuận Nguồn số liệu để xác định mức
trọng yếu (BCTC trước kiểm toán/BCTC năm trước/Kế hoạch SXKD/Ước tính/BCTC sau kiểm toán)
BCTC trước kiểm toán
BCTC đã điều chỉnh sau kiểm
toán
Lý do lựa chọn tiêu chí này Là Công ty cổ phần nên cổ đông quan tâm đến LN cao và phục vụ hoạt động đấu thầu
(Nguồn: Giấy làm việc của công ty AFA) Lợi nhuận trước thuế năm 2014 của công ty XYZ là 11.177.084.948 đồng.
Với việc lựa chọn chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế thì ta xác định mức trọng yếu tổng thể bằng (5%-10%)*LNTT. Đối với công ty XYZ thì KTV lựa chọn tỷ lệ để ước tính mức trọng yếu là 10% vì công ty này là công ty cổ phần nhưng chưa niêm yết hay đăng ký đại chúng, rủi ro được đánh giá ở mức thấp. Mức trọng yếu tổng thể = 10%*LNTT = 1.117.708.495 đồng.
Căn cứ trên mức độ trọng yếu này, KTV sẽ tính mức trọng yếu thực hiện là mức giá trị do KTV xác định ở mức thấp hơn mức trọng yếu đối với tổng thể BCTC nhằm giảm khả năng sai sót tới một mức độ thấp hợp lý để tổng hợp ảnh hưởng của những sai sót không được điều chỉnh và không được phát hiện không vượt quá mức
SVTH: Trần Hoàng Nhạc Khánh 54
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
trọng yếu đối với tổng thể BCTC. Mức trọng yếu thực hiện MP = 75%*PM = 838.281.371 đồng.
Bảng 2.6 - Bảng xác định mức trọng yếu (tiếp theo)
Giá trị tiêu chí được lựa chọn (a) 11,177,084,948 11,177,084,948 Điều chỉnh ảnh hưởng của các biến
động bất thường (b) 0 0
Giá trị tiêu chí được lựa chọn sau điều
chỉnh (c) =(a)-(b) 11,177,084,948 11,177,084,948
Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu (%)
- LNTT: 5%-10%
- DT: 0,5%-3%
- VCSH: 1%-5%
- Tổng TS: 1%-2%
(d) 10.0 10.0
Lý do lựa chọn tỷ lệ này Là công ty cổ phần nhưng chưa niêm yết hay đăng ký đại chúng, rủi ro được đánh giá ở mức
thấp.
Mức trọng yếu tổng thể (PM) (đồng) (e) =(c)*(d) 1,117,708,495 1,117,708,495 Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng
yếu thực hiện (50%-75%) (%) (f) 75 75
Mức trọng yếu thực hiện (MP)
(đồng) (g) =(e)*(f) 838,281,371 838,281,371
Tỷ lệ sử dụng để ngưỡng sai sót không
đáng kể (0%-4%) (%) (h) 4 4
Ngưỡng sai sót không đáng kể/sai sót
có thể bỏ qua (đồng) (i) =(g)*(h) 33,531,255 33,531,255 (Nguồn: Giấy làm việc của công ty AFA) Từ đó ta tính ngưỡng sai sót có thể bỏ qua CE = 4%*MP = 33.531.255 đồng.