L ập kế hoạch kiểm toán

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong BCTC tại công ty TNHH kiểm toán AFA (Trang 46 - 49)

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN

2.2. Quy trình ki ểm toán khoản mục thuế GTGT trong báo cáo tài chính

2.2.2. Quy trình ki ểm toán khoản mục thuế GTGT tại công ty TNHH Kiểm toán AFA

2.2.2.1. L ập kế hoạch kiểm toán

Việc lập kế hoạch kiểm toán thường do các kiểm toán viên thực hiện hoặc có thể do các trợ lý kiểm toán có kinh nghiệm lập sau đó được các kiểm toán viên kiểm tra và bổ sung nếu cần thiết. Kế hoạch kiểm toán được lập gồm: kế hoạch chiến lược kế hoạch chi tiết.

Lập kế hoạch chiến lược bao gồm những công việc sau:

- Mô tả đặc điểm và tình hình kinh doanh của khách hàng như: lĩnh vực hoạt động, loại hình doanh nghiệp, công nghệ sản xuất sản phẩm, tổ chức bộ máy quản lý, các văn bản pháp lý có liên quan đến hoạt động kinh doanh mà khách hàng phải tuân thủ.

- Đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính.

- Mục tiêu kiểm toán trọng tâm và xác định phương pháp tiếp cận kiểm toán.

- Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ.

- Tìm hiểu chế độ kế toán đang được khách hàng áp dụng trong đó có các Chuẩn mực kế toán áp dụng, chính sách tài chính áp dụng trong việc lập Báo cáo tài chính…

- Xác định nhu cầu hợp tác với các chuyên gia khác để thực hiện kiểm toán.

- Dự kiến nhân lực cho cuộc kiểm toán: chủ nhiệm kiểm toán, trưởng nhóm và các thành viên tham gia.

Kế hoạch chi tiết được kiểm toán viên chính lập gồm có:

(1) Thông tin về hoạt động của khách hàng

- Khách hàng năm đầu, thường xuyên hay năm thứ mấy

SVTH: Trần Hoàng Nhạc Khánh 38

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

- Tên công ty khách hàng, trụ sở chính, các chi nhánh (nếu có), điện thoại, fax.

- Giấy phép hoạt động (quyết định thành lập, đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư…) - Lĩnh vực hoạt động, địa bàn hoạt động, vốn đầu tư, thời gian hoạt động.

- Hội đồng quản trị, Ban giám đốc: số thành viên, danh sách các thành viên.

- Kế toán trưởng, nhân sự chủ chốt của bộ phận kế toán.

- Tóm tắt quy chế kiểm soát nội bộ.

- Năng lực quản lý của Ban giám đốc.

- Hiểu biết chung về nền kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động của khách hàng.

- Đặc điểm kinh doanh và những biến đổi trong công nghệ sản xuất kinh doanh, thay đổi mở rộng hay thu hẹp thị trường và môi trường cạnh tranh, thay đổi nhà cung cấp hay hình thức bán hàng…

(2) Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ

- Căn cứ vào kết quả phân tích soát xét sơ bộ Báo cáo tài chính và tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng để xem xét mức độ ảnh hưởng tới việc lập Báo cáo tài chính.

- Các chính sách kế toán đang áp dụng và những thay đổi trong các chính sách đó.

- Các thông tin, các quy định và chế độ phải tuân thủ.

- Các sự kiện, các giao dịch và các nghiệp vụ có ảnh hưởng quan trọng đến Báo cáo tài chính cũng như các ảnh hưởng của các chính sách mới về kế toán và kiểm toán.

- Đội ngũ nhân viên kế toán.

- Yêu cầu về Báo cáo cùng các số dư tài khoản quan trọng.

- Kết luận và đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ là đáng tin cậy và có hiệu quả ở các mức độ: cao, trung bình hay thấp.

(3) Đánh giá rủi ro và xác định mức độ trọng yếu

 Ước tính mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC (PM)

PM là thước đo số lượng về trọng yếu trên phương diện toàn bộ BCTC và nó sẽ được sử dụng trong việc thiết kế các thủ tục kiểm toán nhằm đảm bảo rằng rủi ro của các sai phạm trọng yếu không được phát hiện đã được giảm đến mức thấp có thể chấp nhận được. Xác lập mức trọng yếu có ý nghĩa rất lớn, xác lập mức trọng yếu không phù hợp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát hiện các rủi ro kiểm toán cũng như chi phí để thực hiện cuộc kiểm toán. Do vậy, để thận trọng, AFA đã xây dựng chính sách thích hợp để xác lập

SVTH: Trần Hoàng Nhạc Khánh 39

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

mức trọng yếu bao gồm các chỉ tiêu được quy định làm số gốc và khung tỷ lệ tương ứng với từng chỉ tiêu đó. Trong các cuộc kiểm toán KTV sẽ dựa vào chính sách đó cũng như kinh nghiệm của mình để xác định chỉ tiêu và tỉ lệ thích hợp.

Chính sách xác lập mức trọng yếu ở AFA được xác định giống với hướng dẫn của VACPA:

Bảng 2.1 - Tỉ lệ xác định mức trọng yếu tương ứng với các chỉ tiêu Tên các chỉ tiêu Tỉ lệ (%)

Tổng tài sản hoặc VCSH 2

Tổng doanh thu 0,5 – 3

Lợi nhuận trước thuế 5 - 10

(Nguồn: Tài liệu phòng kiểm toán BCTC của công ty AFA) Một vài hướng dẫn cho việc xác định cơ sở PM đối với từng loại khách thể kiểm toán được AFA đưa ra như sau:

Bảng 2.2 - Bảng hướng dẫn xác định cơ sở trọng yếu của AFA

Loại hình khách thể Cơ sở Giải thích

Đơn vị phi lợi nhuận Tài sản/ Doanh thu LNTT không phản ánh quy mô của đơn vị

Đơn vị mới đi vào hoạt động kinh doanh, có khả năng bị phá sản

Tài sản, VCSH

Đơn vị mới đi vào hoạt động, LNTT, doanh thu chưa có

Doanh nghiệp do chủ sở hữu tự quản lý

LNTT nhưng cần có sự điều chỉnh phù hợp

Công ty niêm yết trên thị

trường chứng khoán LNTT

Đây là chỉ tiêu được đông đảo mọi người quan tâm, đặc biệt là cổ đông của công ty

Công ty không niêm yết trên

thị trường chứng khoán VCSH, Tổng doanh thu LNTT không phản ánh được qui mô của công ty Chi nhánh của công ty

xuyên quốc gia

Mức trọng yếu được xác định trên cơ sở doanh thu và ở mức cao hơn 2% so với các công ty không niêm yết trên

thị trường chứng khoán ngang bậc

(Nguồn: Tài liệu tại phòng kiểm toán BCTC công ty AFA)

SVTH: Trần Hoàng Nhạc Khánh 40

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Mặc dù đã có sự hướng dẫn cụ thể nhưng việc ước lượng PM mang tính chủ quan rất lớn của KTV. Đồng thời, trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV không thể dự đoán trược được tất cả các trường hợp mà có thể có ảnh hưởng đến sự đánh giá của KTV về mức trọng yếu thông qua các công việc trong giai đoạn hoàn thành kiểm toán. Do vậy, PM có thể thay đổi trong suốt giai đoạn thực hiện kiểm toán và nó phải được xem xét lại khi kết thúc kiểm toán.

Việc xem xét lại mức trọng yếu trên sẽ làm cơ sở cho KTV trong việc lựa chọn chỉ tiêu cũng như tỉ lệ xác định mức trọng yếu trong các cuộc kiểm toán tiếp theo.

 Phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục trên BCTC

Hiện nay, AFA không thực hiện phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục trên BCTC. Theo đó, sau khi xác định mức trọng yếu tổng thể (PM), KTV xác định mức trọng yếu thực hiện MP=(50%-75%)*PM. Đây là mức trọng yếu được sử dụng cho toàn bộ BCTC để đảm bảo nguyên tắc thận trọng rằng tất cả các sai sót được KTV phát hiện và các sai sót không được KTV phát hiện không vượt quá mức trọng yếu tổng thể (PM) đã xác định.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong BCTC tại công ty TNHH kiểm toán AFA (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)