CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
1.2. Nội dung công tác kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
1.2.3. Công tác kê khai, quyết toán thuế GTGT
1.2.3.1. Kê khai thuế GTGT
Đối tượng khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ là người nộp thuế tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế theo quy định của pháp luật về thuế GTGT.
Hồ sơ khai thuế GTGT theo tháng
Theo quy định tại thông tư 156/2013/TT-BTC do BộTài chính ban hành thì hồ sơ khai thuế GTGT bao gồm:
Tờ khai thuế giá trị gia tăng theo mẫu số 01/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này;
Bảng kê hoá đơn hàng hoá dịch vụ bán ra theo mẫu số 01-1/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này;
Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-2/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này;
Và một số bảng kê thuế GTGT, bảng phân bổ thuế GTGT cần thiết khác ban hành kem theo thông tư này.
Kết cấu tờ khai thuế GTGT
Với việc luôn cập nhập và tuân thủ chấp hành theo những Thông tư mới nhất về thuế của Bộ Tài chính, trong năm 2015, các doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế theo phương pháp khấu trừ sẽ sử dụng mẫu Tờ Khai thuế GTGT (Mẫu số 01/GTGT) ban hành kèm theo thông tư 119/2014/TT-BTC. Kết cấu của tờ khai bao gồm 3 phần chính:
Phần A: Không phát sinh hoạt động mua, bán trong kỳ
Phần B: Thuế GTGT còn được khấu trừ của kỳ trước chuyển sang
Phần C: Kê khai thuế GTGT phải nộp ngân sách nhà nước.
Phương pháp lập tờ khai thuế GTGT
Để kê khai thuế GTGT thì kế toán các doanh nghiệp cần đến sự hỗ trợ của phần mềm kê khai thuế của Tổng Cục Thuế, phần mềm đáp ứng những thay đổi về các mẫu
23 biểu theo thông 119/2014/TT-BTC. Để lập Tờ khai thuế GTGT và tiến hành khai thuế cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Lựa chọn tờ khai
Tùy vào từng doanh nghiệp lựa chọn kê khai thuế GTGT theo phương pháp nào thì doanh nghiệp sẽ tích vào tờ khai đó, đối với Công ty Cổ phần 1-5 là đối tượng Doanh nghiệp kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ, do đó Tờ khai thuế GTGT khấu trừ mẫu 01/GTGT
Bước 2: Lựa chọn kỳ kê khai
Kỳ kê khai thuế GTGT của mỗi DN có thể kê khai theo quý hoặc theo tháng tùy vào đặc điểm của doanh nghiệp. Đơn vị thuộc đối tượng kê khai thuế GTGT theo tháng trong bước này sẽ tích vào mục “Tờ khai tháng” trên giao diện của phần mềm HTKK.
Sau đó lựa chọn đúng thời gian kê khai cho tháng /quý nào trong năm.
Bước 3: Chọn phụ lục kê khai
Để tổng hợp số liệu và hoàn thành tờ khai thuế GTGT, cần phải tiến hành kê khai hàng hóa, dịch vụ bán ra, mua vào. Khi đó, sẽ có 2 phụ lục kê khai chính đươc lựa chọn:
- Phụ lục bảng kê hàng hóa, dịch vụ bán ra - mẫu 01-1/GTGT - Phụ lục bảng kê hàng hóa, dịch vụ mua vào - mẫu 01-2/GTGT.
Cuối cùng chọn “Đồng ý” để vào giao diện của tờ khai và cập nhập đầy đủcác chỉ tiêu của tờ khai.
1.2.3.2. Khấu trừ thuế, tính thuế và nộp thuế
Phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ trong kỳ được chuyển vào số thuế GTGT đầu ra, kế toán hạch toán:
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
- Nếu số thuế GTGT đầu vào lớn hơn số thuế GTGT đầu ra, kế toán sẽ chuyển số dư của TK 1331 sang kỳ sau để khấu trừ tiếp.
24 - Nếu số thuế GTGT đầu vào bé hơn số thuế GTGT đầu ra, kế toán sẽ phải nộp số tiền thuế theo số chênh lệch này vào ngân sách nhà nước.
Khi nộp thuế vào ngân sách nhà nước trong kỳ, kế toán ghi sổ:
Nợ TK 3331- Thuế GTGT phải nộp Có TK 111, 112
Trường hợp hoàn lại thuế GTGT đầu vào, khi nhận được tiền do Ngân sách nhà nước hoàn trả, căn cứ vào các chứng từ có liên quan, kế toán ghi sổ:
Nợ TK 111, 112 Có TK 133
Trường hợp doanh nghiệp được giảm thuế GTGT:
- Nếu số thuế được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp, kế toán ghi:
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp Có TK 711- Thu nhập khác
- Nếu số thuếđược giảm, được Ngân sách Nhà nước trả lại bằng tiền. Khi nhận được tiền, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 711- Thu nhập khác
25
TÓM TẮT CHƯƠNG I
Chương I của đề tài đã cơ bản hệ thống hóa và làm rõ được các vấn đề lý luận về công tác kế toán thuế GTGT tại DN, đặt nền tảng cho việc nghiên cứu và phân tích thực trạng công tác kế toán thuế GTGT tại Công ty Cổ phần 1-5. Cụ thể, tại chương I đã làm rõ cơ sở lý luận về các nội dung của kế toán thuế GTGT như:
- Giới thiệu tổng quan về thuế GTGT: khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế GTGT.
- Từ các Luật thuế, thông tư, nghị định và các nguồn tài liệu tham khảo khác làm rõ được các nội dung như: đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế và 2 căn cứ tính thuế là giá tính thuế và thuế suất.
- Xác định được 2 phương pháp tính thuế là phương pháp khấu trừ thuế GTGT và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.
- Giới thiệu về công tác khấu trừ thuế, kê khai thuế, quyết toán thuế và nộp thuế GTGT.
- Đặc biệt, đã làm rõ cơ sở lý thuyết của công tác kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ để làm tiền đề cho việc tìm hiểu thực trạng công tác kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ tại Công ty Cổ phần 1-5. Ở phần này đã làm rõ về các nội dung như: chứng từ sử dụng, tải khoản sử dụng, phương pháp hạch toán của thuế GTGT đầu vào và đầu ra, công tác khấu trừ thuế, kê khai quyết toán thuế, tính thuế, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
26