CHƯƠNG 1: CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VỚI HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
1.1 Cơ sở lý thuyết về hộ nghèo
1.2.3 Tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo tại NHCSXH
1.2.3.1 Khái niệm và bản chất của tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo tại NHCSXH
Từ điển Oxford định nghĩa: “Tín dụng là trường hợp mà một khách hàng có thể có được hàng hóa hay dịch vụ trước khi thanh toán dựa trên uy tín và niềm tin cho rằng khoản thanh toán này sẽ được tiến hành trong tương lai”.
Như vậy, nếu hiểu quyền sử dụng vốn là một loại hàng hóa thì trong trường hợp này người được cấp tín dụng có thể có được quyền sử dụng vốn đó tại thời điểm hiện tại, và người cấp tín dụng dựa trên uy tín của người được cấp tín dụng mà có niềm tin rằng trong tương lai vốn cho vay ban đầu sẽ được hoàn trả cộng với một giá trị tăng thêm.
Tại Việt Nam, theo định nghĩa tại khoản 10 điều 4 Luật các tổ chức tín dụng thì việc cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
Về bản chất tín dụng ưu đãi cũng có những đặc điểm giống như quan hệ tín dụng thông thường bao gồm tính hoàn trả, tính thời hạn và tính phí. Tuy nhiên, tín dụng ưu đãi có những ưu tiên đối xử nhất định, như ưu tiên đối xử về lãi suất, ưu tiên đối xử về thời hạn cho vay, ưu tiên đối xử về thủ tục vay vốn… để người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn dùng vào việc sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, ổn định xã hội và phát triển kinh tế.
Đối tượng nhận tín dụng ưu đãi: Vì lãi suất cho vay thường thấp hơn mức cân bằng của thị trường, cầu về nguồn vốn cao hơn mức cung ứng nguồn vốn, do đó đối tượng cho vay của các chương trình ưu đãi chỉ hạn chế trong một số nhóm đối tượng cụ thể, giá trị của một khoản tín dụng ưu đãi bị giới hạn (thường có giá trị nhỏ). Điều này khác với chương trình tín dụng của các NHTM, thông thường giá trị khoản cấp tín dụng phụ thuộc vào nhu cầu nguồn vốn của khách hàng và nguồn vốn của NHTM.
Tín dụng ưu đãi tại NHCSXH đối với hộ nghèo do Chính phủ quy định đối với từng chương trình riêng biệt mà Chính phủ quan tâm, cần đầu tư, như: Cho vay hộ nghèo, cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, cho vay hộ nghèo về nhà ở, cho vay xuất khẩu lao động… Vì vậy, tương ứng với một chương trình thì sẽ có quy định một đối tượng thụ hưởng cụ thể với những tiêu chuẩn rõ ràng để đảm bảo hỗ trợ đúng đối tượng thụ hưởng, tránh bị lợi dụng.
Trong từng giai đoạn cụ thể sẽ có những chương trình tín dụng ưu đãi được đưa ra nhằm phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, cũng như phù hợp với định hướng mà Chính phủ quan tâm. Vì vậy, đối tượng hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi tại NHCSXH sẽ được tiếp cận nhiều chương trình tín dụng hơn, quy mô đầu tư cũng được mở rộng hơn.
Ưu đãi về lãi suất: Thông thường lãi suất của NHTM cung cấp dựa trên mối quan hệ cung và cầu về vốn. Tuy nhiên NHCSXH cấp tín dụng cho những đối tượng có chất lượng cuộc sống thấp nên mức lãi suất cho vay ấn định thấp hơn so với lãi suất thị trường. Lãi suất này thường được ngân hàng nhà nước hay chính phủ ấn định cho từng chương trình và từng giai đoạn cụ thể. Ngoài ra thời gian ân hạn cũng như thời gian hoàn trả các khoản vay thường kéo dài, nên tín dụng ưu đãi có thời hạn thường là trung hạn và dài hạn.
Ưu đãi về điều kiện tiếp cận nguồn vốn: Thông thường, các đối tượng tiếp cận nguồn vốn ưu đãi không đủ khả năng tiếp cận nguồn vốn của NHTM do nhiều nguyên nhân như: thu nhập thấp, không có tài sản đảm bảo cho khoản vay, không đủ khả năng chi trả lãi suất mà NHTM đưa ra, mặt bằng trình độ dân trí thấp, khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế. Vấn đề này dẫn đến khó khăn trong việc tìm kiếm sự hỗ trợ nguồn vốn để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu dùng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Do đó, NHCSXH sẽ phải giảm thiểu các điều kiện tiếp cận nguồn vốn như không phải thể chấp tài sản, không phải chứng minh tình hình tài chính… đơn giản hóa thủ tục hành chính, không đưa ra những điều kiện ràng buộc gây khó khăn, mà người vay chỉ cần đáp ứng một số điều kiện sau:
- Cơ sở pháp lý: chương trình tín dụng ưu đãi được cấp cho các đối tượng theo chủ trương của Nhà nước, đối tượng được thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đã phải đảm bảo đúng theo quy định mà chính phủ cần hướng đến có sự hỗ trợ.
- Mục đích vay vốn: đối tượng vay vốn phải có mục đích vay vốn rõ ràng, vốn vay không được đầu tư vào những ngành nghề mà pháp luật cấm, không được vi phạm pháp luật.
- Phương án sản xuất kinh doanh, tiêu dùng: Đối tượng vay vốn phải có phương án sản suất kinh doanh, tiêu dùng và phải có phương án hoàn trả nợ gốc và lãi khi đến hạn.
- Tài sản đảm bảo: Các chương trình tín dụng ưu đãi không đòi hỏi về tài sản đảm bảo, nhưng người được cấp tín dụng phải có uy tín, đảm bảo về việc vay vốn và hoàn trả đúng hạn.
Tóm lại, tín dụng ưu đãi cũng có tính chất như tín dụng. Tuy nhiên, không phải như tín dụng thông thường mà có mức độ ưu tiên đối xử nhất định. Tùy thuộc vào từng đối tượng mà xác định mức độ ưu đãi như: ưu đãi về lãi suất, ưu đãi về điều kiện tiếp cận nguồn vốn và đối tượng nhận tín dụng ưu đãi. Tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo tại NHCSXH là công cụ tài chính của Nhà nước để cấp tín dụng cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn theo một chính sách ưu đãi, giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống góp phần thực hiện giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội. Tín dụng ưu đãi có vai trò quan trọng trong nền kinh tế góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo.
1.2.3.2 Nguyên tắc cấp tín dụng
Tín dụng ưu đãi cũng phải dựa trên nguyên tắc cấp tín dụng thông thường, bao gồm:
Nguyên tắc thời hạn và có hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi: Trong điều kiện nguồn lực của Nhà nước còn hạn chế về nguồn vốn để tài trợ tín dụng cho các đối tượng chính sách thì việc thu hồi được nguồn vốn để tiếp tục cấp cho các đối tượng khác sẽ giảm áp lực cho Nhà nước trong việc triển khai thực hiện các chính sách về
giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Việc tín dụng ưu đãi có thu lãi là để bù đắp các khoản chi phí hoạt động của bộ máy thực hiện công việc quản lý, cấp phát tín dụng.
Nguyên tắc cấp đúng đối tượng và sử dụng vốn đúng mục đích: Nguồn vốn tín dụng ưu đãi được cấp từ ngân sách Nhà nước hay nhận được từ sự hỗ trợ của các tổ chức như WB hay các tổ chức phi chính phủ (NGOs) đưa ra để thực hiện chương trình cụ thể và mục tiêu đạt được rõ ràng, minh bạch. Vì vậy đòi hỏi nguồn vốn này phải được cấp đến đúng đối tượng và người vay phải sử dụng vốn đúng mục đích.