Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Ưu Đãi Đối Với Hộ Nghèo (Trang 31 - 38)

CHƯƠNG 1: CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VỚI HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

1.3 Chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội

1.3.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo

Từ những đặc điểm khách quan, riêng biệt của tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo đã tạo nên những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo. Những nhân tố đó được chia thành 2 nhóm là: những nhân tố thuộc về ngân hàng và những nhân tố không thuộc về ngân hàng.

Những nhân tố bên ngoài ngân hàng

Khi vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất đôi khi hộ nghèo gặp phải những ảnh hưởng như thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, lũ lụt, hạn hán, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt… làm ảnh hưởng đến tài sản, tình hình sản xuất của hộ nghèo. Trong

khi khả năng chống đỡ do những biến cố bất ngờ xảy ra đối với hộ nghèo là thấp.

Những nhân tố nói trên nằm ngoài khả năng chi phối của các chủ thể.

Chính sách tín dụng ưu đãi về lãi suất đối với hộ nghèo cũng tạo ra tâm lý ỷ lại đối với người vay. Do họ được vay vốn với lãi suất thấp nên không chú tâm đến việc đầu tư làm sao để có lợi nhuận cao vì lãi vốn vay rẻ. Mặt khác, có thể họ lại dùng vốn vay giá rẻ mang đi gửi tiết kiệm với lãi suất cao để hưởng phần chênh lệch lãi suất. Mức lãi suất thấp cũng làm cho một số người lại nghĩ lã khoản cho không của nhà nước nên họ không có ý định hoàn trả khoản vay. Điều này cũng đã

phần nào ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo.

Năng lực sản xuất kinh doanh và nhận thức của khách hàng về quyền và nghĩa vụ liên quan đến khoản vay là nhân tố quan trọng trong hoạt động cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo. Nếu hộ nghèo nhận thức sai về khoản vay ưu đãi, coi đây là một hình thức trợ cấp của Chính phủ thì sẽ dẫn đến tình trạng họ không quan tâm đến việc trả nợ và vốn vay có nguy cơ bị sử dụng sai mục đích, thất thoát, không mang lại hiệu quả. Và nếu năng lực sản xuất kinh doanh của hộ vay bị hạn chế thì vốn vay sẽ không thể phát huy hết hiệu quả, hộ nghèo không thể hoàn trả lại vốn vay cho ngân hàng, họ không những không thể thoát nghèo mà còn nghèo thêm do phải gánh thêm các khoản nợ ngân hàng. Về phía ngân hàng, khi hộ nghèo sản xuất kinh doanh không hiệu quả, ngân hàng không thể thu hồi được vốn, gây thiệt hại cho ngân hàng và NSNN.

Chủ trương chính sách của Nhà nước: Nguồn vốn tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo là nhằm để thực hiện chủ trương lớn của Nhà nước về công tác xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Vì vậy, chủ trương của Nhà nước là một nhân tố sẽ

tác động mạnh đến chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo. Chủ trương của Nhà nước còn thông qua số vốn ngân sách và các nguồn vốn mang tính chất ngân sách đóng góp vào NHCSXH thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi.

Những nhân tố bên trong ngân hàng:

- Chính sách tín dụng của ngân hàng: Chính phủ chỉ định Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện cho vay theo từng chương trình, quy định cụ thể về đối tượng,

lãi suất cho vay, mức vay, thời hạn vay, quy định đảm bảo tài sản... vì vậy đối với chương trình cho vay hộ nghèo luôn được ưu đãi với lãi suất thấp, thủ tục vay vốn đơn giản, không phải thế chấp tài sản nên dễ bị lợi dụng.

Những người không phải là hộ nghèo vẫn đăng ký để được vay vốn, và bằng cách này cách khác họ cố tình để được vay vốn hộ nghèo. Như vậy nguồn vốn vay đã không được chuyển tải đến đúng đối tượng, người vay sẽ sử dụng vốn sai mục đích, góp phần làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo.

- Quy trình cho vay: Quy trình cho vay là quy định của ngân hàng để thực hiện quản lý nguồn vốn vay nó bao gồm từ khâu bình xét đối tượng vay vốn, hoàn tất các thủ tục hồ sơ cần thiết, giải ngân cho vay, kiểm tra trước trong và sau khi cho vay, thu lãi, thu nợ món vay. Một quy trình chặt chẽ sẽ đảm bảo cho ngân hàng quản lý được việc cho vay đúng đối tượng, người vay sử dụng vốn đúng mục đích và khả năng hoàn trả món vay đúng hạn. Chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo có được đảm bảo hay không tùy thuộc khá nhiều vào việc xây dựng tốt quy trình cho vay, việc thực hiện các quy định ở từng bước và sự phối hợp chặt chẽ, khoa học giữa các bước trong quy trình. Quy trình cho vay sẽ góp phần vào việc đánh giá chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát vốn vay: Hoạt động kiểm tra kiểm soát trước trong và sau khi cho vay nhằm giúp ngân hàng đảm bảo cho vay đúng đối tượng, vốn vay được sử dụng đúng mục đích, hạn chế tình trạng cho vay sai đối tượng, nâng cao trách nhiệm của người vay trong việc sử dụng vốn vay, trả nợ gốc và lãi.

Công tác kiểm tra, kiểm soát vốn vay được tổ chức thực hiện tốt sẽ đánh giá được thực trạng của chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, từ đó tìm ra những hạn chế, thiếu sót và có biện pháp khắc phục, hạn chế rủi ro từ đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo.

1.4 Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội

Nhằm thực hiện mục tiêu xã hội là nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nghèo, một số quốc gia cũng thành lập ngân hàng phục vụ cho đối tượng chính là hộ

nghèo với nhiều tên gọi và hình thức hoạt động cụ thể phù hợp với bối cảnh và chính sách của từng quốc gia.

Ngân hàng Grameen (Bangladesh)

Ngân hàng Grameen là một mẫu hình ngân hàng dành cho người nghèo tại Bangladesh được thành lập năm 1976 với mục tiêu hoạt động ban đầu không vì lợi nhuận mà hướng đến đối tượng là giải quyết việc làm cho phụ nữ tại vùng nông thôn.

Ngân hàng Grameen được xem là một hình mẫu nổi trội trong việc thành lập ra một tổ chức tài chính trung gian nhằm cải thiện tình trạng kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Giáo sư Muhammad Yunus và Ngân hàng Grameen ở Bangladesh đã được trao giải Nobel về hòa bình năm 2006 nhằm nhấn mạnh thành công mang ý nghĩa nhân văn của công trình này.

Hệ thống Ngân hàng Grameen gồm Ngân hàng Trung ương đóng tại thủ đô Datka và văn phòng đại diện tại các Bang hoặc vùng, có khoảng hơn 2.500 chi nhánh hoạt động tại 83.212 làng, bao phủ khắp Bangladesh. Dưới mỗi chi nhánh, mỗi làng có trung tâm tín dụng do thành viên vay vốn tự xây dựng và tự quản lý, một thành viên làm trưởng trung tâm tín dụng, mỗi trung tâm tín dụng có ít nhất 10 tổ tín dụng. Mỗi tổ tín dụng có 5 thành viên, một thành viên làm tổ trưởng. Nông dân nghèo muốn được vay tiền ngân hàng Grameen phải là thành viên ngân hàng và sinh hoạt trong tổ tín dụng, hàng tuần các trung tâm tín dụng họp với các thành viên một lần, mỗi thành viên phải gửi 1 kata ( đơn vị tiền tệ của Bangladesh) của mình tại Chi nhánh ngân hàng Grameen.

Tuy có một thị trường đông đúc là người nghèo, nhưng ngân hàng Grameen không ngồi chờ khách hàng tìm đến mà nhân viên ngân hàng chủ động đến gặp khách hàng trong các buổi họp hàng tuần. Trong buổi họp bao gồm từ 6 đến 8 nhóm trong cùng 1 làng, các khách hàng sẽ góp tiền trả nợ hàng tuần và xin vay món nợ mới. Mỗi khách hàng sẽ trình bày về công việc làm ăn của mình tiến đến đâu, và cũng sẽ nhận những lời chia sẽ kinh nghiệm từ những người khác trong nhóm, cũng

như là từ nhân viên ngân hàng Grameen. Các nhân viên ngân hàng cũng thường xuyên tới thăm nhà của khách hàng để nắm bắt được tình hình sử dụng vốn của khách hàng.

Cho đến nay, tổng số người vay vốn tại Grameen khoảng gần 7 triệu người.

Tổng số vốn cho vay khoảng 300 tỷ Kata ( tương đương 5,93 tỷ USD), với tỷ lệ thu hồi vốn đạt khoảng 98% đến 99%, một tỷ lệ mà ngay cả khối hệ thống ngân hàng thương mại, với quy trình thẩm định vốn gắt gao của mình, cũng khó mà đạt được.

Đặc biệt, những người từng vay từ ngân hàng Grameen hiện sở hữu 94% cổ phần của ngân hàng và 6% còn lại do sở hữu nhà nước.

Mô hình cấp tín dụng giúp đỡ người nghèo của Grameen đến nay đã áp dụng hơn 20 nước. Bằng các dịch vụ tiết kiệm – tín dụng linh hoạt, ngân hàng Grameen đã rất thành công trong việc tiếp cận được tầng lớp người nghèo nhất ( đặc biệt là phụ nữ ở nông thôn không có tài sản), đạt tỷ lệ thu hồi gần 100% và nâng cao vị thế kinh tế xã hội của khách hàng. Grameen đặc biệt nhấn mạnh khía cạnh xã hội và con người trong quá trình phát triển của người nghèo chứ không chỉ dừng lại ở

chương trình tiết kiệm – tín dụng thông thường.

Chương trình này là sự phối hợp áp dụng giữa các nguyên tắc kinh tế và động lực xã hội để giúp người nghèo “tự làm chủ mình”, giúp người nghèo vượt qua khó khăn, có số vốn cần thiết để sinh hoạt, gia tăng sản xuất. Bên cạnh đó cũng hạn chế được hiện tượng cho vay nợ chợ đen với lãi suất cao thường xuyên diễn ra ở các vùng nông thôn nghèo.

Ngân hàng Grameen được đánh giá là tốt, có lãi, nguồn vốn tăng trường nhanh và nợ quá hạn thấp. Được chính phủ đánh giá cao và được dư luận trên thế giới đồng tình ủng hộ.

Bên cạnh Grameen còn có mô hình tổ chức tài chính vi mô tương hỗ tại vùng châu Mỹ Latinh: mô hình này hoạt động cho vay đến các nhóm từ 4 đến 7 thành viên. Các khoản cho vay này thường không có tài sản bảo đảm vì đối tượng cho vay có điều kiện khó khăn, không có tài sản giá trị để đảm bảo, do đó các thành viên trong nhóm sẽ bảo lãnh chéo. Mô hình này được phát triển bởi tổ chức Action Aid

International, tổ chức này đã nhân rộng hoạt động này sang vùng Hoa Kỳ, châu Phi.

Việc cho vay theo từng nhóm tại địa phương nhằm nâng cao trách nhiệm của người vay vốn. Đồng thời, việc hình thành các nhóm người vay theo vùng sẽ là cơ sở tiền đề để các thành viên hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thoát nghèo. Hỗ trợ giữa các thành viên có thể thông qua việc truyền đạt kinh nghiệm sản xuất, đồng thời gia tăng sự đoàn kết giữa các hộ gia đình, các hộ gia đình thoát nghèo có thể hỗ trợ vốn vay cho các hộ gia đình còn nghèo. Điều này làm giảm áp lực nguồn vốn của ngân sách cấp tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo.

Ở Vùng Đông Nam Á, hiện có Ngân hàng nông nghiệp Malaysia (BPM) đảm nhận cấp tín dụng cho lĩnh vực nông thôn. Đây là ngân hàng thương mại quốc doanh được Chính phủ thành lập và cấp 100% vốn điều lệ. BPM chú trọng cho vay trung và dài hạn theo các dự án và các chương trình của Chính phủ. Ngoài ra BPM còn cho vay đối với hộ nông dân nghèo thông qua các tổ chức tín dụng trung gian khác như Ngân hàng nông thôn và hợp tác xã tín dụng. BPM chủ yếu cho vay trực tiếp nông dân và qua các hợp tác xã tín dụng, cho vay nông dân nghèo không phải trả lãi, cho vay doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp. Lãi suất cho vay trong nông nghiệp thấp hơn lãi suất cho vay ở những lĩnh vực khác.

Từ thực tế của một số mô hình hoạt động của các tổ chức tương tự như hoạt động của NHCSXH, Việt Nam chắc chắn sẽ học hỏi và rút ra được nhiều bài học cho mình về nâng cao chất lượng tín dụng trong quá trình triển khai tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo thông qua NHCSXH. Với các mô hình hoạt động của các nước có thể rút ra được một số kinh nghiệm sau:

Một là, nguồn vốn cho vay đối với hộ nghèo phải được đảm bảo ổn định, cân đối thời gian giữa nguồn vốn với hoạt động cấp tín dụng. NHCSXH cần tăng cường hơn nữa trong công tác huy động vốn thông qua tiết kiệm dân cư theo hướng nhỏ lẻ.

Tận dụng mô hình hoạt động trên địa bàn rộng, hệ thống được tổ chức đến tận thôn bản, vùng sâu vùng xa, nơi tập trung nhiều người nghèo nên thuận lợi trong việc huy động tiết kiệm nhỏ lẻ bổ sung cho nguồn vốn.

Hai là, xây dựng mô hình tổ nhóm, với đối tượng là hộ nghèo thì số lượng món vay nhiều nhưng giá trị từng món vay thường nhỏ lẻ giúp phân tán được rủi ro qua nhiều khách hàng, và kinh nghiệm quốc tế cho thấy tỷ lệ hoàn trả nợ vay cao tới trên 90%. Do đó để nâng cao chất lượng tín dụng ưu đãi cũng rất cần một mô hình tổ nhóm để thực hiện quản lý chéo lẫn nhau giữa các thành viên, các thành viên trong tổ sẽ hướng dẫn giúp đở nhau trong việc sử dụng vốn vay, đảm bảo đúng mục đích mang lại hiệu quả từ đó có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Và có thể chia nợ gốc thành nhiều món nhỏ và thực hiện thu dần trong thời gian vay, giảm áp lực trả nợ cho người vay khi đến hạn.

Ba là, có chế độ ưu đãi về mặt lãi suất, để tạo điều kiện cho hộ nghèo đủ khả năng trả nợ gốc và lãi khi đến hạn. Tuy nhiên mức độ ưu đãi như thế nào cũng cần phải tính toán, tránh trường hợp lãi suất quá thấp sẽ tạo nên tâm lý ỷ lại, giống như cho mượn, nên không cố gắng làm ăn để trả nợ. NHCSXH cần tái cấu trúc theo hướng gia tăng các dịch vụ tài chính vi mô.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 khái quát cơ sở lý thuyết về hộ nghèo, khái niệm về NHCSXH và một số hoạt động của NHCSXH, khái niệm về tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo tại NHCSXH, một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ưu đãi, cũng như là sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng ưu đãi đối với cho vay hộ nghèo tại NHCSXH.

Bên cạnh đó, một số kinh nghiệm về ngân hàng phục vụ cho người nghèo trên thế giới được trình bày, đó là cơ sở để đánh giá về chất lượng tín dụng ưu đãi của NHCSXH Việt Nam và học hỏi kinh nghiệm thế giới để làm cơ sở cho những giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo cho NHCSXH sẽ được trình bày trong chương III.

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Ưu Đãi Đối Với Hộ Nghèo (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)