Một số hoạt động cấp tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo chủ yếu tại Ngân hàng chính sách xã hội

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Ưu Đãi Đối Với Hộ Nghèo (Trang 45 - 49)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI

2.3 Thực trạng chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội chính sách xã hội

2.3.1 Một số hoạt động cấp tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo chủ yếu tại Ngân hàng chính sách xã hội

Tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo của NHCSXH chủ yếu thông qua 4 sản phẩm chính như sau: cho vay hộ nghèo, cho vay hỗ trợ hộ nghèo nhà ở, cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.

2.3.1.1 Chương trình cho vay hộ nghèo

NHCSXH cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm, ổn định xã hội. Hộ nghèo vay vốn phải bảo đảm các nguyên tắc: sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng thời hạn đã thỏa thuận.

Hộ nghèo được vay vốn khi có đủ các điều kiện sau: Có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm trú dài hạn tại địa phương nơi cho vay; Có tên trong danh sách hộ nghèo ở xã (phường, thị trấn) sở tại theo tiêu chuẩn hộ nghèo do Bộ Lao động – Thương binh và xã hội công bố từng thời kỳ; Hộ vay không phải thế chấp tài sản và

được miễn lệ phí làm thủ tục vay vốn nhưng phải là thành viên tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), được tổ bình xét, lập thành danh sách đề nghị vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã; Chủ hộ hoặc người thừa kế được ủy quyền giao dịch là người đại diện hộ gia đình chịu trách nhiệm trong mọi quan hệ với Bên cho vay, là người trực tiếp ký nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ Ngân hàng.

Vốn vay được sử dụng vào các mục đích: cho vay sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; Cho vay làm mới, sửa chữa nhà ở; Cho vay điện sinh hoạt; Cho vay nước sạch;

Cho vay giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về học tập.

Thời hạn cho vay bao gồm cho vay ngắn hạn, trung hạn đến 60 tháng phụ thuộc vào mục đích sử dụng vốn của khách hàng.

Mức cho vay tùy thuộc vào nhu cầu vốn của khách hàng nhưng không quá mức quy định tối đa của NHCSXH từng thời kỳ. Cụ thể là từ 01/03/2003 đến 30/4/2009 là 15 triệu đồng/hộ, từ 01/5/2009 là 30 triệu đồng/hộ; từ 01/5/2014 giới hạn này đã được nâng lên 50 triệu đồng/hộ.

Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ và thống nhất một mức trong phạm vi cả nước. Cụ thể là:

- 01/6/2001 - 31/12/2005 : 0,50%/tháng.

- 01/01/2006 - 05/6/2014 : 0,65%/tháng.

- 06/6/2014 - 04/6/2015 : 0,60%/tháng.

- 05/6/2015 đến nay : 0,55%/tháng.

2.3.1.2 Chương trình cho vay hộ nghèo về nhà ở

Chương trình cho vay hộ nghèo về nhà ở được triển khai theo Quyết định số 167/2008/CP ngày 12/12/2008 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở. Mục đích của chương trình nhằm hỗ trợ các hộ nghèo xây dựng nhà ở ổn định, an toàn, đây là chương trình mang tính chất cấp thiết đối với các hộ gia đình ở vùng lũ, vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số.

Đối tượng được vay vốn về nhà ở theo quy định của Quyết định 167/2008/QĐ-TTg phải có đủ ba điều kiện sau: Là hộ nghèo (theo chuẩn nghèo

quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005) đang cư trú tại địa phương, có trong danh sách hộ nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý;

Hộ chưa có nhà ở hoặc đã có nhà ở nhưng nhà ở quá tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ và không có khả năng tự cải thiện nhà ở; Hộ không thuộc diện đối tượng được hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ.

NHCSXH xét duyệt cho vay với thời hạn tối đa là 10 năm, ân hạn 5 năm, lãi suất 0,25%/tháng ( 3%/năm). Hộ vay được quyền trả nợ trước hạn.

Chương trình cho vay hộ nghèo về nhà ở ra đời muộn hơn so với các chương trình đang cho vay ở NHCSXH. Chương trình này chỉ được triển khai theo giai đoạn 2009 - 2012, nên từ năm 2013 trở đi NHCSXH không thực hiện giải ngân, vì vậy số dư từ các năm sau đó có tính chất giảm dần do các hộ trả vốn và lãi.

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn giai đoạn 2011-2015, tăng mức vay lên tối đa 25 triệu đồng/hộ, lãi suất 3%/năm, thời hạn 15 năm. Kể từ năm 2016 dự kiến sẽ có khoảng 500 ngàn hộ vay, với tổng nguồn vốn giải ngân khoảng 12.500 tỷ đồng.

2.3.1.3 Chương trình cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn

Chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được thực hiện theo Quyết định số 157/2006/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ thay thế cho Quyết định số 51/1998/QĐ-TTg, thay đổi một số điều kiện và khoanh vùng rõ ràng các đối tượng được tiếp cận chương trình vay vốn cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn.

Chương trình quy định thời hạn cho vay phụ thuộc vào chương trình đào tạo và thời gian theo học tại trường của HSSV.

Lãi suất cho vay và mức cho vay tối đa được quy định theo từng thời kỳ như sau:

Bảng 2. 5: Lãi suất và mức cho vay tối đa chương trình tín dụng học sinh sinh viên

Thời gian Mức Cho vay

(Triệu đồng/HSSV/Năm)

Lãi suất cho vay (%/tháng)

01/01/2005 – 30/09/2007 3 0,50

01/10/2007 – 14/11/2010 8 0,50

15/11/2010 – 31/07/2011 9 0,50

01/08/2011 – 31/07/2013 10 0,65

01/08/2013 – 05/06/2014 11 0,65

06/06/2014 – 04/06/2015 11 0,60

05/6/2015 đến nay 11 0,50

( Nguồn: Quyết định của Chính phủ về mức cho vay, lãi suất cho vay ở NHCSXH) Xét về khía cạnh tổng thể lợi ích xã hội, chương trình cho vay giúp sinh viên là con của các hộ gia đình nghèo có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện tiếp tục đến trường, đây là một điều kiện cơ bản giúp cho các hộ gia đình thoát nghèo một cách bền vững.

Thông qua chương trình tín dụng HSSV này cũng góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, có đủ trình độ kiến thức, tay nghề phục vụ cho quá trình xây dựng đất nước, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của nền kinh tế.

2.3.1.4. Chương trình cho vay xuất khẩu lao động

Kể từ năm 2003, NHCSXH chính thức có chương trình tín dụng riêng cho mảng hoạt động hỗ trợ cho vay các đối tượng chính sách đi lao động nước ngoài.

Đối với chương trình này người vay phải có đủ các điều kiện sau: Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi NHCSXH cho vay; Có xác nhận của UBND cấp xã nơi người vay cư trú về việc người vay thuộc đối tượng chính sách. Được Bên tuyển dụng chính thức tiếp nhận đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.

(1) Vốn vay được sử dụng vào việc: chi trả các chi phí, lệ phí hợp pháp cần thiết để đi lao động có thời hạn ở nước ngoài theo Hợp đồng lao động đã ký giữa Bên tuyển dụng và người lao động, gồm: Phí đào tạo; phí tư vấn hợp đồng; phí đặt

cọc; vé máy bay một lượt từ Việt Nam đến nước mà người lao động tới làm việc;

chi phí cần thiết khác tại Hợp đồng lao động.

(2) Việc xác định thời hạn cho vay được căn cứ vào: Thời hạn đi lao động ở

nước ngoài theo Hợp đồng tuyển dụng và khả năng trả nợ của người vay nhưng tối đa không quá thời hạn đi lao động ở nước ngoài theo Hợp đồng lao động.

(3) Lãi suất cho vay được áp dụng theo lãi suất cho vay hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quyết định từng thời kỳ. Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130%

lãi suất khi cho vay.

(4) Mức cho vay phụ thuộc vào điều kiện của từng khách hàng nhưng không vượt quá mức cho vay tối đa do NHCSXH quy định từng thời kỳ. Giai đoạn 2005 – 2014, mức cho vay tối đa là 30 triệu đồng/người đi lao động ở nước ngoài.

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Ưu Đãi Đối Với Hộ Nghèo (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)