Thực trạng nghèo tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Ưu Đãi Đối Với Hộ Nghèo (Trang 38 - 41)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI

2.1 Thực trạng nghèo tại Việt Nam

Việt Nam là nước bị ảnh hưởng của chiến tranh, có xuất phát điểm kinh tế thấp nên mức độ nghèo của Việt Nam tương đối cao, đặc biệt là miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Trong giai đoạn 2005 – 2014, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chương trình chính sách tập trung cho công tác xóa đói giảm nghèo như chương trình 134, 135, chương trình hỗ trợ các huyện nghèo theo Nghị quyết 30A của Chính phủ, tăng mức đầu tư tín dụng từ chương trình cho vay đối với hộ nghèo từ NHCSXH… nỗ lực xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam được Tổ chức Nông lương liên hiệp quốc (FAO) công nhận đạt thành tích nổi bật. Việt Nam nằm trong nhóm 18 quốc gia được trao bằng khen chứng nhận việc sớm đạt được mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ 1 – xóa bỏ tình trạng nghèo đói cùng cực, hướng đến giảm một số nửa người đói năm 2015.

Mục tiêu của Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo 2015 – 2020 là hướng đến giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên lộ trình đến đích còn nhiều gian nan.

Tại Việt Nam, chuẩn nghèo là thước đo để phân biệt ai nghèo, ai không nghèo từ đó có chính sách, biện pháp trợ giúp phù hợp và đúng đối tượng, (Báo cáo Chính phủ về chuẩn ghèo giai đoạn 2006-2010). Đo lường nghèo ở Việt Nam hiện nay sử dụng phương pháp đo lường thu nhập để xác định hộ nghèo, những hộ có mức thu nhập dưới mức được Chính phủ công bố từng thời kỳ thì được xác định là hộ nghèo, còn những hộ có mức thu nhập trên mức quy định thì được coi là không phải hộ nghèo.

Bảng 2. 1: Chuẩn nghèo theo thu nhập bình quân.

Đvt: đồng/ người/tháng trở xuống Giai đoạn Chuẩn nghèo theo thu nhập bình quân

Nông thôn Thành thị

2001 – 2005 100.000 150.000

2006 – 2010 200.000 260.000

2011 – 2015 400.000 500.000

(Nguồn: Quyết định của Chính phủ về Ban hành chuẩn nghèo, từ 2001 - 2015).

Bảng 2. 2: Tỷ lệ hộ nghèo phân theo vùng tại Việt Nam

ĐVT: %

Năm 2005 2008 2011 2012 2013 2014

Cả nước 22,31 12,10 11,76 9,60 7,80 5,97

ĐB Sông Hồng 13,79 7,67 6,50 4,89 3,63 2,57

Đông Bắc 32,63 19,41 21,01 17,39 14,81 11,96

Tây Bắc 43,95 31,76 33,02 28,55 25,86 22,76

Bắc Trung Bộ 34,78 19,81 18,28 15,01 12,22 9,26

Duyên hải nam Trung bộ 26,51 14,28 14,49 12,20 10,15 8,00

Tây Nguyên 36,54 15,79 18,47 15,00 12,56 10,22

Đông Nam Bộ 8,56 3,62 1,70 1,27 0,95 0,66

ĐB Sông Cửu Long 20,35 9,77 11,39 9,24 7,41 5,48

(Nguồn: Quyết định phê duyệt kết quả điều tra hộ nghèo, Bộ lao động TB&XH).

Với việc điều chỉnh tăng mức chuẩn nghèo qua từng giai đoạn (bảng 2.2) thì tỷ lệ hộ nghèo có biến động, xét trên khía cạnh tương đối tỷ lệ hộ nghèo có giảm qua các năm. Giai đoạn (2005-2014) tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, trong vòng 10 năm tỷ lệ hộ nghốo giảm khoảng ắ, từ 22,31% giảm xuống cũn 5,97%. Tuy nhiờn, tốc độ giảm này không đồng đều giữa các giai đoạn: từ năm 2005 đến năm 2008 giảm được 10,21%% tương ứng với tỷ lệ giảm là 46%; giai đoạn từ 2008 đến 2011 giảm được 0,34% tương ứng với tỷ lệ giảm là 2,8%, giai đoạn này tốc độ giảm chậm

cũng một phần nguyên nhân là tiêu chí hộ nghèo được nâng lên từ năm 2011; giai đoạn từ 2011 đến 2014 giảm được 5,79% tương ứng với tỷ lệ giảm là 49%.

Bảng 2. 3: Tỷ trọng hộ nghèo phân theo vùng

ĐVT: %

Năm 2005 2008 2011 2012 2013 2014

Cả nước 100 100 100 100 100 100

ĐB Sông Hồng 14,87 14,08 12,82 11,99 10,87 10,00

Đông Bắc 20,29 19,88 19,68 19,99 20,70 21.5

Tây Bắc 7,28 7,35 7,91 8,45 9,41 10,70

Bắc Trung Bộ 19,48 19,39 18,48 18,58 18,45 17,92

Duyên hải nam Trung bộ 6,39 7,99 11,05 11,43 11,50 11,61

Tây Nguyên 8,97 8,82 8,52 8,58 8,81 9,25

Đông Nam Bộ 1,17 1,61 2,46 2,21 2,03 1,85

ĐB Sông Cửu Long 21,56 20,87 19,08 18,77 18,22 17,16

(Nguồn: Quyết định phê duyệt kết quả điều tra hộ nghèo, Bộ lao động TB&XH).

Xét ở từng vùng, trong giai đoạn 2005 đến 2014, thì tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh nhất là vùng Tây Nguyên giảm từ 36,54% xuống còn 10,22%, vùng Tây Bắc cũng giảm nhiều từ 43,95% xuống còn 22,76%. Tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo năm 2014 ở

vùng Tây Bắc vẫn còn cao. Vùng có tỷ lệ hộ nghèo giảm ít là Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Hồng. Hai vùng này tỷ lệ hộ nghèo năm 2014 còn rất thấp so với các vùng khác.

Tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm chậm có thể được giải thích bởi yếu tố: cận biên giảm dần và trong quá trình thực hiện tiêu chuẩn về mức sống hộ gia đình, nhà nước đã có sự điều chỉnh về chính sách cũng như những quy định cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Ưu Đãi Đối Với Hộ Nghèo (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)