CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI
2.3 Thực trạng chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội chính sách xã hội
2.3.3 Chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội
2.3.3.2 Chất lượng tín dụng đối với toàn xã hội
Theo Chương I, mục tiêu hoạt động của NHCSXH ngay từ khi thành lập là hướng đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo chứ không phải hướng đến lợi nhuận. Do đó, đứng trên góc độ tổng thể của xã hội một số tiêu chí mà tác giả khuyến nghị đánh giá khi nhận xét về chất lượng tín dụng của từng chương trình cho vay cụ thể riêng biệt. Trong 4 chương trình cho vay mà đối tượng chủ yếu là hộ nghèo được đánh giá chất lượng theo các tiêu chí khác nhau.
a) Chương trình cho vay hộ nghèo
Bảng 2. 22: Đánh giá chất lượng sử dụng nguồn vốn cho vay hộ nghèo
( Đvt: hộ, %)
Vùng Tổng số hộ tiếp
cận nguồn vốn đến năm 2014
Hộ thoát nghèo
Số hộ
Tỷ lệ hộ thoát nghèo so với số
hộ được vay vốn (%)
Đồng bằng sông Hồng 1.252.677 467.553 37,3%
Đông Bắc 1.159.859 484.619 41,8%
Tây Bắc 330.068 103.954 31,5%
Bắc Trung Bộ 1.110.916 432.921 39,0%
Duyên hải Nam Trung Bộ 581.904 296.163 50,9%
Tây Nguyên 481.410 177.364 36,8%
Đông Nam Bộ 581.809 297.760 51,2%
Đồng bằng Sông Cửu Long 1.793.947 648.833 36,2%
Tổng cộng 7.292.590 2,.909.167 39,9%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết 10 năm hoạt động NHCSXH)
Chất lượng cho vay hộ nghèo được đánh giá ở góc độ xã hội thể hiện thông qua số hộ gia đình được tiếp cận nguồn vốn, số hộ gia đình thoát nghèo nhờ sự hỗ trợ của chương trình.
Số hộ tiếp cận được với nguồn vốn của chương trình cho vay hộ nghèo trong giai đoạn (2005 -2014) theo từng vùng được trình bày trong bảng 2.22. Như vậy, trong vòng 10 năm có hơn 7 triệu hộ gia đình tiếp cận được nguồn vốn dành cho hộ nghèo.
Với tổng số hộ nghèo tiếp cận được nguồn vốn nói trên, hiệu quả xã hội của chương trình cho vay hộ nghèo được đánh giá thông qua khía cạnh nguồn vốn hỗ trợ đó có được sử dụng hiệu quả để giúp hộ thoát nghèo hay không.
Thống kê tính toán cho thấy trung bình gần 60% số hộ khi tiếp cận được nguồn vốn nhưng vẫn chưa khai thác được hiệu quả nguồn vốn để thoát nghèo. Hai
vùng có mức hiệu quả sử dụng nguồn vốn thấp nhất là Tây Bắc và Đồng bằng Sông Cửu Long với tỷ lệ gần 68% và 64% số hộ chưa thoát được nghèo. Trong khi đó vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ được xem là hai vùng sử dụng nguồn vốn hiệu quả nhất khi mà hơn 50% số hộ tiếp cận được nguồn vốn thoát nghèo.
b) Chương trình cho vay hộ nghèo về nhà ở
Để đánh giá về chất lượng cho vay của hoạt động này đứng trên giác độ khía cạnh xã hội thông qua số lượng nhà ở dành cho hộ nghèo đã được xây dựng từ khi chương trình cho vay này được tiến hành.
Đáng chú ý là chương trình này tập trung ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, chương trình này giúp hỗ trợ xây dựng nhà kiên cố, góp phần xóa bỏ thói quen xây dựng nhà tạm bợ tại vùng sông nước. Như vậy, tại vùng đồng bằng sông Cửu Long trong vòng (2008 -2014) có 143.221 căn nhà được xây dựng chiếm gần 30% số nhà trên toàn quốc. Tóm lại sau khi chương trình tiến hành 7 năm có gần nửa triệu căn nhà được xây dựng góp phần hiện đại hóa nông thôn.
Bảng 2. 23: Số lượng nhà xây dựng từ chương trình cho vay hộ nghèo về nhà ở (Đvt: nhà, %)
Vùng Số nhà ở được xây dựng Tỷ lệ %
Đồng bằng sông Hồng 31.303 6,5%
Đông Bắc 86.188 17,8%
Tây Bắc 55.348 11,4%
Bắc Trung Bộ 78.172 16,2%
Duyên hải Nam Trung Bộ 35.760 7,4%
Tây Nguyên 37.767 7,8%
Đông Nam Bộ 15.784 3,3%
Đồng bằng sông Cửu Long 143.221 29,6%
Tổng 483.543 100.0%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết 10 năm hoạt động NHCSXH)
c) Chương trình cho vay học sinh, sinh viên
Hiệu quả của chương trình xét trên khía cạnh tổng thể của xã hội được thể hiện số lượng sinh viên, học viên tiếp cận được nguồn vốn của chương trình và số lượng sinh viên ra trường có việc làm hoàn trả khoản vay của chương trình. Tuy nhiên, ở
góc độ của NHCSXH mới chỉ thống kê được số lượng sinh viên tiếp cận được nguồn vốn, còn tỷ lệ số lượng sinh viên ra trường có việc làm hoàn trả khoản vay của chương trình chưa được công bố.
Theo số liệu ta thấy, vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung bộ có lượng học sinh, sinh viên vay vốn chiếm tỷ lệ cao hơn 18%, trong khi đó vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên lại có số sinh viên vay vốn ít, chỉ chiếm dưới 10% số HSSV vay vốn. Đều này cho thấy số lượng học sinh, sinh viên ở các vùng có điều kiện thuận lợi, tiếp cận nguồn vốn nhiều hơn vùng khó khăn. Mặt khác, thực tế cho thấy số lượng học sinh, sinh viên ở các vùng thuận lợi cũng chiếm tỷ lệ cao hơn ở các vùng khó khăn.
Bảng 2. 24: Số lượng học sinh, sinh viên được nhận hỗ trợ từ chương trình vay vốn
Vùng HSSV vay vốn
Số lượng HSSV Tỷ trọng (%)
Đồng bằng sông Hồng 695.875 19
Đông Bắc 323.271 9
Tây Bắc 64.252 2
Bắc Trung Bộ 650.599 18
Duyên hải Nam Trung Bộ 356.386 10
Tây Nguyên 201.150 6
Đông Nam Bộ 537.632 14
Đồng bằng sông Cửu Long 813.557 22
Tổng 3.642.722 100
(Nguồn: Báo cáo tổng kết 10 năm hoạt động NHCSXH)
d) Chương trình cho vay xuất khẩu lao động
Bảng 2. 25: Số công việc tạo ra và số lao động đi lao động có thời hạn tại nước ngoài.
Vùng Số lao động vay vốn đi XKLĐ
Số lượng Tỷ trọng (%)
Đồng bằng sông Hồng 17.332 18
Đông Bắc 25.557 26
Tây Bắc 2.725 3
Bắc Trung Bộ 25.943 26
Duyên hải Nam Trung Bộ 4.666 5
Tây Nguyên 3.759 4
Đông Nam Bộ 2.123 2
Đồng bằng sông Cửu Long 15.762 16
Tổng 97.867 100
(Nguồn: Báo cáo tổng kết 10 năm hoạt động NHCSXH)
Hiệu quả của chương trình thể hiện qua số lao động được tạo việc làm nhờ vốn vay của các chương trình tín dụng và số lao động đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.
Như vậy, NHCSXH đã cho vay gần 100 ngàn lao động đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, con số này chưa cao lắm so với nguồn lực của xã hội, nhưng vì đối tượng vay vốn là hộ nghèo nên đều này cũng đã góp phần giảm gánh nặng cho xã hội phải tạo việc làm cho những đối tượng này.
Theo bảng 2.25, thì vùng Bắc Trung bộ và Đông Bắc có số lượng hộ vay vốn đi lao động ở nước ngoài cao nhất, trong khi đó vùng Đông Nam bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Miền trung và Tây Bắc có số hộ vay vốn ít hơn. Trong những năm tới NHCSXH cần chú trọng và phân bổ nguồn lực hợp lý cho mảng hoạt động này.