Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Ưu Đãi Đối Với Hộ Nghèo (Trang 27 - 31)

CHƯƠNG 1: CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VỚI HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

1.3 Chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội

1.3.3 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo

Công thức về đánh giá tốc độ tăng trưởng:

Số liệu năm N+1 - Số liệu năm N

Tốc độ tăng trưởng = --- x 100%

Số liệu năm N

Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng được dùng để phản ánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu hàng năm, so sánh năm sau với năm trước để đánh giá kết quả đạt được theo định hướng đã đề ra. Chỉ tiêu này còn phản ánh nỗ lực của ngân hàng trong việc chuyển tải vốn tới hộ nghèo và để có các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo.

1.3.3.1 Đối với góc độ khách hàng và nền kinh tế - xã hội

Số lượng hộ nghèo được tiếp cận các chương trình tín dụng ưu đãi: điều này thể hiện kết quả bước đầu của chương trình tín dụng ưu đãi và khả năng đáp ứng về nhu cầu vốn của ngân hàng chính sách xã hội. Số lượng hộ nghèo được tiếp cận có thể phân tích theo cơ cấu vùng địa lý để đánh giá được mức độ bao phủ về quy mô của tín dụng ưu đãi theo từng vùng.

Tỷ lệ hộ nghèo vay vốn ngân hàng đã thoát khỏi ngưỡng nghèo:

Tỷ lệ Tổng số hộ nghèo vay vốn thoát nghèo

hộ nghèo vay vốn = --- x 100%

thoát nghèo Tổng số hộ nghèo vay vốn

Chỉ tiêu này phản ánh được trong số những hộ nghèo vay vốn thì có bao nhiêu hộ đã thoát nghèo, nói lên được kết quả giảm nghèo đạt được của tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo. Bằng việc tiếp cận được vốn vay, hộ nghèo từ chỗ nghèo đói đã

tập làm quen với việc đầu tư phát triển sản xuất hàng hóa, tự kinh doanh tạo ra thu nhập để nâng dần mức sống và thoát nghèo. Thoát nghèo còn là cơ hội để hộ nghèo trả nợ gốc và lãi vay cho ngân hàng để ngân hàng tiếp tục cho những hộ nghèo khác được vay vốn.

Số lượng nhà ở được xây dựng cho hộ nghèo: Chỉ tiêu này đánh giá được số lượng nhà ở mà hộ nghèo có nhu cầu đã được hỗ trợ, giúp cho hộ nghèo có được nơi ở an toàn, góp phần cùng với các địa phương xây dựng nông thôn mới.

Số lượng HSSV được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi: Chỉ tiêu này cho thấy được số HSSV đã tiếp cận nguồn vốn để tiếp tục theo học tại các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề… Góp phần đào tạo

nguồn nhân lực cho đất nước. Chỉ tiêu này được phân tích theo vùng để thấy được độ bao phủ về quy mô của chương trình tín dụng.

Số lượng lao động vay vốn đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.

1.3.3.2 Đối với góc độ Ngân hàng chính sách xã hội

Để đánh giá chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo đứng trên góc độ NHCSXH thì phải đánh giá các tiêu chí mang tính định tính bao gồm đa dạng sản phẩm, quy trình thủ tục cấp tín dụng, mạng lưới hoạt động, trình độ đội đội ngũ…

Tuy nhiên, trong khuôn khổ giới hạn của đề tài chỉ xem xét các yếu tố mang tính định lượng bao gồm một số chỉ tiêu như sau:

Quy mô tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo: Chỉ tiêu này phản ánh dư nợ của chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo. Dư nợ này còn được xem xét so với tổng quy mô tín dụng mà NHCSXH đang thực hiện, thể hiện tầm quan trọng của chương trình cho vay ưu đãi hộ nghèo trong quá trình hoạt động của ngân hàng.

Tỷ trọng Dư nợ đối với hộ nghèo

dư nợ tín dụng ưu đãi = --- x 100%

đối với hộ nghèo Tổng dư nợ

Cơ cấu dư nợ tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo còn có thể phân tích sâu hơn theo chương trình, theo vùng địa lý.

+ Cơ cấu theo chương trình:

Tỷ trọng Dư nợ của từng chương từng chương trình trình cụ thể

dư nợ cho vay ưu đãi = --- x 100%

Tổng dư nợ TDƯĐ

Chỉ tiêu này thể hiện tỷ trọng dư nợ của từng chương trình cụ thể so với tổng dư nợ cho vay đối với hộ nghèo. Nhằm xác định tỷ trọng của từng chương trình cho vay trong tổng thể chương trình cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo.

+ Cơ cấu theo vùng địa lý

Tỷ trọng Dư nợ tín dụng ưu đãi TDƯĐ vùng địa lý

theo vùng địa lý = --- x 100%

Tổng dư nợ cho vay tín dụng ưu đãi

Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn: Đây là một chỉ tiêu cơ bản và quan trọng nhất để đánh giá chất lượng tín dụng trong quá trình hoạt động của ngân hàng, nó phản ánh việc chưa hiện quả trong sử dụng vốn và khả năng trả nợ ngân hàng của người vay. Chỉ tiêu nợ quá hạn tỷ lệ nghịch với chất lượng tín dụng. Tỷ lệ nợ quá hạn cao đồng nghĩa với việc nhiều khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, nhiều khoản nợ đến hạn nhưng vì nhiều lý do chưa thu được nợ.

Nợ quá hạn là loại rủi ro tín dụng gây ra sự tổn thất về tài chính cho Ngân hàng do người vay chưa hoặc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết hoặc mất khả năng thanh toán. Do đặc thù hoạt động của NHCSXH và vốn của Ngân hàng là vốn huy động từ nhiều nguồn khác nhau nên nợ quá hạn ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của NHCSXH, đến khả năng hoàn trả vốn cho các nguồn vốn huy động phải hoàn trả, và đặc biệt đến khả năng cấp tín dụng ở các chu kỳ tiếp theo.

Tùy theo tiêu thức phân loại mà các loại nợ quá hạn được gọi với những tên khác nhau, để có thể đánh giá tổng thể, người ta thường sử dụng chỉ tiêu sau:

Nợ khoanh và tỷ lệ nợ khoanh: Ngoài chỉ tiêu nợ quá hạn như các các NHTM thực hiện, vì điều kiện hoạt động đặc thù của ngân hàng chính sách xã hội nên trong quá trình hoạt động còn xét thêm trường hợp nợ khoanh. Nợ khoanh là việc NHCSXH chưa thu nợ của khách hàng và không tính lãi tiền vay phát sinh trong thời gian được khoanh. Khách hàng được xem xét khoanh nợ khi đối tượng

Tỷ lệ nợ quá hạn =

Nợ quá hạn TDƯĐ

x 100%

Tổng dư nợ TDƯĐ

đầu tư bị rủi ro do các nguyên nhân khách quan gồm: Thiên tai, dịch bệnh, Nhà nước điều chỉnh chính sách làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, do biến động chính trị, kinh tế - xã hội ở vùng, quốc tế và nước nhận lao động của Việt Nam làm ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài; Khách hàng vay vốn, học sinh sinh viên hoặc người đi lao động tại nước ngoài vay vốn thông qua hộ gia đình: bị mất năng lực hành vi dân sự;

người lao động bị tai nạn nghề nghiệp trong quá trình lao động ở nước ngoài; ốm đau thường xuyên, mắc bệnh tâm thần, có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt không nơi nương tựa; chết; mất tích hoặc bị tuyên bố là chết, mất tích mà không còn tài sản để trả nợ, không có người thừa kế hoặc người thừa kế thực sự không có khả năng trả nợ thay cho khách hàng; Khách hàng là pháp nhân, tổ chức kinh tế đã có quyết định giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật mà không còn pháp nhân, không còn vốn, tài sản để trả nợ cho NHCSXH.... những nguyên nhân trên làm thiệt hại về vốn và tài sản từ 40% đến 100%.

Dư nợ khoanh tín dụng ưu đãi Tỷ lệ đối với hộ nghèo

nợ khoanh = --- x 100%

Dư nợ của tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Ưu Đãi Đối Với Hộ Nghèo (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)