Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Ưu Đãi Đối Với Hộ Nghèo (Trang 77 - 81)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI

2.3 Thực trạng chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội chính sách xã hội

2.3.4 Đánh giá chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo

2.3.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân

Nền kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua chịu nhiều ảnh hưởng của suy giảm kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng qua từng năm chưa đồng đều và ổn định.

Dân cư tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân còn gặp rất nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, trình độ dân trí còn thấp nên thông tin kinh tế, xã hội và những chủ trương của Nhà nước chưa đến được với dân đầy đủ và kịp thời. Hộ nghèo tại các vùng này phần lớn thiếu kiến thức sản xuất kinh doanh, chưa biết cách áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Do đó hoạt động của ngân hàng CSXH trong thời gian qua, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì vẫn còn một số nguyên nhân và hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, cụ thể như sau:

Thứ nhất, vốn vay chưa đáp ứng kịp thời và nhu cầu cốn của hộ nghèo.

Hộ nghèo hầu như là không có phần tích lũy để đầu tư cho phát triển, vì vậy khi cần đầu tư sản xuất kinh doanh thì họ thường thiếu vốn, và lệ thuộc hoàn toàn vào nguồn vốn vay của ngân hàng. Trong khi đó, nguồn vốn của Ngân hàng CSXH chủ yếu là từ NSNN chuyển sang, mà quy trình để phân bổ được nguồn NSNN thì mất rất nhiều thời gian vì vậy khi nguồn vốn đến được với hộ nghèo thì đã qua đi cơ hội đầu tư sản xuất, như là không kịp thời kỳ bón phân, gieo giống, mua con giống để chăn nuôi…

Mặt khác, đối tượng thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi thường là nhiều do đó nguồn vốn chưa đáp ứng được nhu cầu, mức cho vay bình quân còn thấp, chưa tạo được khả năng tài chính cho hộ nghèo tự chủ động đầu tư sản xuất kinh doanh mà họ còn phải tìm thêm các nguồn vốn khác với lãi suất cao nên tỷ suất sinh lời sau đầu tư đạt thấp, dẫn đến khi họ trả nợ vay và lãi xong thì không còn để tích lũy, thậm chí có trường hợp không đủ trả nơ gốc và lãi.

Thứ hai, số liệu nợ quá hạn chưa phản ánh đúng chất lượng tín dụng, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Theo số liệu được thống kê thì nợ quá hạn tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo có giảm qua từng năm và thấp hơn mức bình quân chung của các ngân hàng thương mại khác. Tuy nhiên, nợ quá hạn tại ngân hàng CSXH chưa phản ánh đúng bản chất của nợ xấu, do ngân hàng CSXH trong quá trình cho vay còn thực hiện nhiều nghiệp vụ như là điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, cho gia hạn nợ, lưu vụ, cho vay bổ sung… nên nhiều khoản nợ chưa được đánh giá cụ thể về khả năng trả nợ của khách hàng. Như vậy, tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng CSXH có thể cao hơn nhiều so với số liệu nợ quá hạn mà ngân hàng CSXH công bố.

Bên cạnh đó, ngân hàng CSXH chưa xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chất lượng và xếp hạng chất lượng tín dụng nội bộ, do đó không có đầy đủ thông tin để phân tích tình hình tín dụng kịp thời từ đó mới có những giải pháp thích hợp với từng giai đoạn nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.

Thứ ba, công tác kiểm tra kiểm soát sau cho vay còn nhiều hạn chế.

Do đặc thù hoạt động của ngân hàng CSXH triển khai đến tận các thôn, ấp, bản làng vùng sâu vùng xa, đi lại khó khăn. Nên ngân hàng CSXH đã thành lập các tổ vay vốn và ủy thác cho các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương chịu trách nhiệm kiểm tra sử dụng vốn vay. Tuy nhiên, vai trò trách nhiệm của cán bộ ở các tổ chức chính trị xã hội cấp xã vẫn rất mờ nhạt, thậm chí đôi khi họ làm cho vui. Vì vậy, việc kiểm tra sử dụng vốn vay của ngân hàng đòi hỏi phải có kiến thức am hiểu, cũng như trình độ nhất định để tổng hợp phân tích thì những cán bộ của các tổ chức chính trị xã hội chưa đáp ứng được. Từ đó cũng ảnh hưởng đến số liệu báo cáo về hiệu quả đầu tư sử dụng vốn vay, và khi đến hạn trả nợ thì những trường hợp sử dụng vốn không đúng mục đích, không hiệu quả lại khó khăn trong công tác trả nợ dẫn đến nợ quá hạn.

Công tác tuyên truyền về ý thức có vay có trả đối với người vay chưa được sâu sát, nên vẫn còn tâm lý ỷ lại, xem món vay như là khoản trợ cấp của nhà nước nên khi nào có rồi trả cũng được, dẫn đến nợ quá hạn.

Bên cạnh đó, do công tác ủy thác cho các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở từ khâu thẩm định cho vay, đến kiểm tra sử dụng vốn vay phần nào cũng dễ gây nên tiêu cực trong việc lợi dụng để vay ké, chiếm dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi.

Ngân hàng CSXH có thực hiện ký các hợp đồng ủy thác, ủy nhiệm với các tổ chức chính trị xã hội nhưng không quy định rõ trách nhiệm vật chất của các bên tham gia, và đây cũng là nguyên nhân làm giảm chất lượng tín dụng.

Thứ tư, hoạt động cho vay chưa gắn kết chặt chẽ giữa các chương trình giảm nghèo, chưa lồng ghép với công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn cách thức làm ăn.

Với quy trình hiện có của ngân hàng CSXH, thì việc thẩm định vay vốn chỉ

căn cứ trên phương án đơn giản mà hộ vay đưa ra, từ đó xác định nhu cầu vốn và tiến hành giải ngân. Còn việc sử dụng vốn của các hộ vay, trong đó có việc áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh thì lại chưa được chú trọng. Do đó việc lồng ghép thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo với các chính sách giảm nghèo khác chưa được phối hợp, như là dự án khuyến nông, khuyến lâm, phát triển ngành nghề, dự án dạy nghề cho người nghèo, các hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật… Nếu việc lồng ghép được các dự án này với nhau sẽ tạo điều kiện cho hộ nghèo phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, tiến tới giảm nghèo bền vững và có khả năng trả nợ vay cho ngân hàng CSXH .

Ngoài ra còn một số yếu tố khác cũng sẽ tác động đến hộ nghèo trong quá trình vay vốn để phát triển sản xuất như yếu tố thị trường của thế giới và trong nước, diễn biến về giá của một số mặt hàng xuất khẩu… càng làm cho những mặt hàng được sản xuất ra từ hộ nghèo vốn đã là quy môn nhỏ lẻ, nay lại càng khó tiêu thụ hơn dẫn đến sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc trả nợ cho ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 trình bày tổng quan về thực trạng tình trạng hộ nghèo tại Việt Nam.

Bên cạnh đó khái quát về tình hình hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội trong mảng hoạt động cho vay ưu đãi đối với đối tượng hộ nghèo. Tác giả tập trung phân

tích hiệu quả kinh tế và hiệu quả về mặt xã hội của 4 chương trình cho vay hộ nghèo điển hình là: cho vay hộ nghèo, cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ờ theo quyết định 167, chương trình cho vay học sinh sinh viên, chương trình cho vay đi lao động có thời hạn nước ngoài. Trên cơ sở phân tích thực trạng tình hình dư nợ, chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, một số ưu điểm và hạn chế của từng chương trình, từ đó cung cấp một số ý kiến đề xuất kiến nghị sẽ được trình bày trong chương 3.

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Ưu Đãi Đối Với Hộ Nghèo (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)